【kết quả afc cup】Ngành y tế: Chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh do vi-rút gây ra, hiện nay chưa có vắc-xin phòng ngừa và chưa có thuốc đặc trị, vì vậy dễ phát triển thành dịch. Để chủ động phòng bệnh, ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp như tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, muỗi vằn và tuyên truyền cho người dân giữ gìn vệ sinh khi chăm sóc trẻ em...
Những dụng cụ chứa nước cần có nắp đậy hoặc lật úp để muỗi không có điều kiện sinh sản là biện pháp phòng chống bệnh SXH mà mỗi người dân cần quan tâm thực hiện. Ảnh:H.THUẬN
Để chủ động phòng chống bệnh SXH, từ đầu năm đến nay, ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp. Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong công tác chỉ đạo, ngay từ đầu năm, ngành y tế đã xây dựng kế hoạch phòng chống SXH các tuyến; đồng thời hướng dẫn các trung tâm y tế huyện, thị, thành phố lập kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng chống SXH. Ngoài ra, ngành còn phối hợp với các đơn vị truyền thông tổ chức truyền thông phòng chống SXH trong cộng đồng, phát tờ rơi, treo băng rôn phòng chống SXH ở nhiều khu vực đông dân cư, người qua lại để người dân biết và thực hiện. Ở tuyến huyện, xã, hàng tháng đều tổ chức truyền thanh về phòng chống SXH trên đài truyền thanh. Một trong những hoạt động thu hút sự tham gia của các cấp chính quyền, sự phối hợp của nhiều ban ngành, đoàn thể và cộng đồng là chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng chống SXH và tay chân miệng đợt 1 được triển khai tại 91/91 xã, phường, thịtrấn trên địa bàn toàn tỉnh.
Cùng với những hoạt động trên, ngành y tế còn triển khai công tác giám sát dịch tễ, giám sát công tác thống kê tại 24 đơn vị tuyến y tế cơ sở; giám sát phát hiện và xử lý ổ dịch tại cơ sở, với tỷ lệ xử lý ổ dịch đạt 95,2% (so với kế hoạch là> 80%). Trong công tác phòng chống SXH, việc tập huấn để cập nhật, nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế cũng được chú trọng. Trong 6 tháng đầu năm, ngành y tế đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và 3 lớp tập huấn cho cộng tác viên y tế tại các xã, phường, thị trấn… Từ những hoạt động đã triển khai, công tác phòng chống bệnh SXH trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường. Ý thức của người dân về phòng chống bệnh SXH cũng được nâng cao.
Theo thống kê của Sở Y tế, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 780 ca mắc SXH, tăng nhẹ so với cùng kỳ, không có ca tử vong. Các ca bệnh tập trung nhiều ở địa bàn TP.Thủ Dầu Một, TX.Thuận An, TX.Dĩ An. Riêng TX.Dĩ An, số ca mắc SXH tăng khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2014. Tính đến ngày 5-7, trên địa bàn TX.Dĩ An ghi nhận 258 ca SXH, trong đó có 2 ca nặng (tăng 184 ca so với cùng kỳ); phát hiện 47 ổ dịch nhỏ, tăng 42 ổ dịch nhỏ so với cùng kỳ và đã xử lý 39 ổ dịch nhỏ.
SXH là bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra. “Không có lăng quăng, không có SXH”, do đó muốn phòng bệnh, cần diệt muỗi và tổ vệ sinh môi trường thường xuyên để muỗi không có điều kiện sinh sản. Vì thế, ngoài những biện pháp do ngành y tế triển khai thực hiện, ý thức người dân trong phòng chống bệnh cũng rất quan trọng. Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà cho biết, đợt 1 chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng chống SXH và tay chân miệng đã kết thúc. Qua chiến dịch này cho thấy, ý thức phòng chống bệnh SXH trong nhân dân đã được nâng cao, tuy nhiên kết quả đạt được chưa như mong đợi vì vẫn còn dụng cụ chứ nước có lăng quăng tại hộ gia đình sau chiến dịch. Đây cũng là điều mà đoàn công tác Cục Y tế dự phòng trong buổi làm việc với ngành y tế Bình Dương vừa qua đã đề nghị ngành y tế Bình Dương chú ý và triển khai các hoạt động xử lý. Bên cạnh ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của ngành y tế Bình Dương trong việc triển khai các biện pháp phòng chống SXH, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, để tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch một cách triệt để, ngành y tế Bình Dương cần phát động các chiến dịch để xử lý các ổ lăng quăng nguồn. Theo ông, để thực hiện điều này, các địa phương cần tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý các dụng cụ phế thải chứa nước, đốt vỏ gáo dừa, tuyên truyền cho người dân sử dụng nắp đậy hoặc lật úp đồ vật, dụng cụ chứa nước như chum, lu, chậu cây cảnh không sử dụng... Tập trung tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi cho 100% các hộ gia đình tại các khu vực nguy cơ.
HỒNG THUẬN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Điều chuyển vốn đối với dự án khởi công mới nhưng chưa thực hiện
- ·Lâm Đồng: Thu ngân sách không để dồn vào cuối năm
- ·Nguy cơ trái phiếu doanh nghiệp thành 'trái đắng'
- ·Gốm Chu Đậu: Đa dạng hóa sản phẩm
- ·Thủ tướng sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN
- ·Công ty Polvita đồng thuận với tham vấn mã hàng hóa của hải quan
- ·Giá Bitcoin hôm nay 12/4: Giảm mạnh, mất mốc 40.000 USD
- ·Bảo vệ tiền tiết kiệm ra sao khi lạm phát tăng cao?
- ·Nhiều bạn đọc muốn chia sẻ với gia đình 'bố muốn bán thận cứu con'
- ·TP. Hồ Chí Minh: Hơn 93% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử
- ·Ý kiến ông Nguyễn Văn Quản về công văn của VNA
- ·Hải quan Quảng Ninh tăng thu hơn 490 tỷ đồng từ các doanh nghiệp mới
- ·TP. Hồ Chí Minh: Giải quyết hoàn thuế hơn 8,6 nghìn tỷ đồng
- ·Ba năm đấu giá đất, thu về 200 nghìn tỷ đồng cho ngân sách
- ·“Chăm sóc” bạn đọc, báo sẽ có tất cả
- ·100 bệnh nhân nghèo được mổ mắt miễn phí
- ·Đối thoại DN Nhật Bản: Phản hồi để phát huy hiệu quả chính sách hải quan
- ·Lão nông Cần Thơ thành tỷ phú nhờ nuôi loài vật răng sắc, giỏi đào hang
- ·Long An thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường 1.200
- ·Nhà máy Thủy điện Khe Bố ở Nghệ An thông báo xả lũ