【sporting đấu với braga】Vai trò đúng mức của Nhà nước trong một nền kinh tế
Hình minh họa (Nguồn Internet) |
Nhiều trường hợp giúp một nền kinh tế có những bước tiến vượt bậc,òđúngmứccủaNhànướctrongmộtnềnkinhtếsporting đấu với braga ngược lại có những trường hợp làm nền kinh tế bị tổn thương nặng nề và mất rất nhiều nguồn lực mới có thể khắc phục được.
Vai trò đúng mức của Nhà nước trong một nền kinh tế luôn là một đề tài tranh luận nóng bỏng của các nhà kinh tế hàng đầu trên thế giới và có lẽ sẽ không bao giờ có một câu trả lời chính xác hoặc một mô hình hoàn hảo để áp dụng cho tất cả các nước. Tuy nhiên các nghiên cứu tiên tiến nhất trong lĩnh vực kinh tế học nhà nước cùng với sự kiểm chứng trên thực tế đã phát triển được các phương pháp phân tích có thể dùng làm cơ sở lựa chọn một vai trò đúng mức của nhà nước trong một nền kinh tế cụ thể.
Những trường hợp cần có vai trò của Nhà nước
Kinh tế thị trường đã đem lại những thành tựu kinh tế quan trọng cho toàn nhân loại vì thực tế đã chứng minh cơ chế thị trường là đòn bẩy tốt nhất cho phát triển kinh tế. Tuy vậy trong một số trường hợp thị trường có thể thất bại và không tạo ra được sức mạnh đòn bẩy mong muốn.
Cung cấp dịch vụ công ích
Dịch vụ công ích là những dịch vụ có hai đặc tính cơ bản: (1) Gần như không tốn kém thêm gì để cung cấp dịch vụ này cho thêm một người, đặc tính này thể hiện rõ nhất trong xây dựng quân đội để bảo vệ lãnh thổ một đất nước. Quân đội bảo vệ lãnh thổ cho 90 triệu người dân thì gần như cũng không tốn kém thêm để bảo vệ cho 90 triệu cộng thêm 1 người; (2) Rất khó hoặc là không thể loại trừ dịch vụ này cho một người hoặc một nhóm người. Với ví dụ bảo vệ lãnh thổ rõ ràng không có cách nào có thể loại trừ một số người dân ra khỏi hưởng thụ kết quả của bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Các ví dụ khác tiêu biểu cho trường hợp này là dịch vụ cứu hỏa và bảo vệ trật tự xã hội. Bởi hai đặc tính cơ bản nói trên thị trường không thể tạo ra các nhà cung cấp tư nhân cung cấp hoặc cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ này. Thông thường nhà nước phải có vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ công ích.
Thiếu sự cạnh tranh
Yếu tố cơ bản để thị trường tạo ra đòn bẩy kinh tế là môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên do các yếu tố lịch sử, tự nhiên hoặc thể chế chính trị có thể tạo ra một hoặc số ít các doanh nghiệp độc quyền chi phối thị trường. Vì thiếu cạnh trạnh, việc cung cấp các sản phẩm thường không hiệu quả cho nền kinh tế. Trong trường hợp này cần có vai trò của Nhà nước để tạo ra sự cạnh tranh cần thiết. Nhà nước Mỹ đã làm việc này khi can thiệp năm 1982 để tách Tập đoàn viễn thông AT&T thành các công ty độc lập. Tương tự như vậy ở Việt Nam việc nhà nước thúc đẩy và cấp phép cho Tập đoàn Viettel đã tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh có nhiều sản phẩm chất lượng cao giá thấp với tiêu chuẩn quốc tế. Vai trò nhà nước trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh là hết sức cần thiết kể cả giữa các công ty nhà nước.
Các ảnh hưởng ngoại vi
Trong nhiều trường hợp cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tạo ra các ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến các cá nhân hoặc các doanh nghiệp khác mà không được bù đắp chi phí (với ảnh hưởng tốt) hoặc không phải đền bù thiệt hại (với ảnh hưởng xấu). Nếu nhà nước không có những can thiệp mạnh mẽ đúng mức, các ảnh hưởng xấu sẽ gia tăng và ảnh hưởng tốt sẽ ít dần đi và xã hội sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề thậm chí các tai họa đó khó có thể khắc phục được. Thí dụ tiêu biểu là tình trạng ô nhiễm nước và không khí hiện tại ở Trung Quốc kết quả của việc nhà nước không chú trọng đúng mức đến việc kiểm soát các ảnh hưởng đến môi trường của nền sản xuất được mệnh danh là công xưởng của cả thế giới. Việc lạm dụng nguồn nước ở Việt Nam để làm thủy điện cũng đã làm xuất hiện những thiên tai đáng báo động.
Các thị trường không hoàn hảo
Thông thường các cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ tham gia cung cấp hàng hóa dịch vụ nếu người tiêu dùng chấp nhận trả một giá để đem lại lợi nhuận cho họ. Tuy nhiên trên thực tế, một số thị trường vì các khó khăn và rủi ro trong việc thu thập thông tin và quản lý đã không thể có đủ hàng hóa và dịch vụ. Điển hình của trường hợp này là thị trường bảo hiểm và thị trường vốn. Rất nhiều trường hợp không có được các dịch vụ bảo hiểm cho các hoạt động mới của xã hội và sự can thiệp của nhà nước là cần thiết để thúc đẩy và duy trì sự sáng tạo của nền kinh tế. Tương tự như vậy vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn trong thị trường cho vay không thế chấp. Thị trường cho vay Việt Nam hiện nay cũng đang không giải quyết được việc tiếp cận giữa doanh nghiệp và ngân hàng, có lẽ thay bằng việc gây sức ép lên ngân hàng để cho vay, nhà nước cần tập trung các nguồn lực cần thiết vào việc đào tạo các doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh và hồ sơ vay vốn cũng như nâng cao năng lực thẩm định của các ngân hàng.
Các thị trường không hoàn hảo khác có thể cần sự can thiệp của nhà nước là các thị trường đòi hỏi sự phối hợp cung cầu trên quy mô lớn của các doanh nghiệp. Các chương trình phát triển đô thị của các thành phố lớn có thể nằm trong trường hợp này.
Thiếu hụt những thông tin cần thiết
Trong nhiều trường hợp thị trường không cung cấp đầy đủ được những thông tin có thể gây những tổn thất đáng kể cho xã hội. Chẳng hạn như dịch vụ dự báo thời tiết hoặc hệ thống cảnh báo cho tàu bè trên biển. Trong những trường hợp này cung cấp thông tin trở thành một dịch vụ công ích và nhà nước phải thực hiện vai trò này. Đầu tư vào nghiên cứu khoa học tìm hiểu phát hiện các thông tin cần thiết cũng là một lĩnh vực cần sự can thiệp của nhà nước. Vì những rủi ro lớn trong lợi nhuận khó có thể kỳ vọng đầu tư đúng mức từ khối tư nhân. Những thông tin cần thiết đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường và sức khỏe là hết sức quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển một nền kinh tế lành mạnh và bền vững.
Thất nghiệp và lạm phát
Thất nghiệp và lạm phát là những dấu hiệu rõ nhất về sức khỏe của một nền kinh tế. Thất nghiệp và lạm phát ở mức cao đột biến thường là hậu quả của một thị trường đang có những trục trặc nghiêm trọng. Bằng các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác nhà nước có thể can thiệp giảm bớt thất nghiệp và lạm phát giúp thị trường lành mạnh hóa vận động của mình.
Những lưu ý khi thực hiện vai trò nhà nước
Câu hỏi đặt ra là tại sao các nhà kinh tế có thể đưa ra những phân tích rất xác đáng về vai trò của nhà nước nhưng ở những đất nước có nền khoa học nghiên cứu kinh tế phát triển nhất vai trò của nhà nước vẫn không đủ tốt duy trì một nền kinh tế phát triển lành mạnh bền vững. Nước Mỹ một trong những nước có nhiều nhà kinh tế đạt giải Noben nhất vẫn không tránh khỏi khủng hoảng kinh tế năm 2008, các nước Tây Âu cho đến hiện tại vẫn đang vận lộn với suy giảm kinh tế. Những phân tích sau đây có lẽ sẽ cho thấy sự cẩn trọng cần thiết trong việc thực hiện các can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế
Can thiệp của nhà nước khắc phục khiếm khuyết của thị trường có thể làm nảy sinh các khiếm khuyết khác
Can thiệp của nhà nước để xử lý một số vấn đề của thị trường có thể là nguyên nhân nảy sinh các vấn đề khác trong một số trường hợp thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Trường hợp tiêu biểu minh chứng cho phân tích này là các can thiệp của Chính phủ Mỹ trong thị trường tài chính liên quan đến khủng hoảng tài chính năm 2008. Để bảo hiểm các tài sản ngân hàng (trường hợp thị trường không hoàn hảo) Mỹ và 9 nước phát triển khác đã đưa ra quy định Barel (năm 1988) về dự trữ ngân hàng cho các loại tài sản khác nhau. Quy định này thực chất khá đơn giản: đối với mỗi loại tài sản có quy định một chỉ số rủi ro dẫn đến quy định dự trữ một số tối thiểu tiền mặt, vàng hoặc giấy tờ có giá (dễ chuyển đổi như tiền mặt) tại ngân hàng. Tại thời điểm này các chứng khoán từ vay thế chấp nhà được coi là an toàn và có chỉ số rủi ro quy định trong Barel khá thấp. Việc này đã hấp dẫn các ngân hàng tích trữ các loại tài sản này (phải dự trữ ít đi tăng tiền cho vay thêm lợi nhuận) và dẫn đến nhu cầu tăng vọt đối với các loại chứng khoán từ thế chấp nhà. Để đáp ứng các nhà băng cần có các khoản vay thế chấp nhà mới để chuyển đổi thành chứng khoán. Kết quả là các tiêu chuẩn của các khoản vay thế chấp nhà bị hạ thấp nghiêm trọng và kích thích bùng nổ bong bóng bất động sản. Khi bong bóng bất động sản vỡ, các khoản vay trở thành nợ xấu, giá trị các tài sản chứng khoán tương ứng rơi tự do và một loạt các ngân hàng lâm vào phá sản.
Như vậy bằng can thiệp vào bảo hiểm tài sản ngân hàng (mà thực sự cần thiết), nhà nước Mỹ đã vô tình trở thành người quản lý rủi ro. Thay vào để thị trường quyết định chỉ số rủi ro cho từng loại tài sản của ngân hàng, nhà nước Mỹ đã làm méo mó thị trường bằng quy định của mình và gây nên hậu quả hết sức nghiêm trọng. Nhà nước khi thực hiện vai trò của mình cần hết sức cẩn trọng đánh giá các tác động ngoại vi có thể.
Không phải trường hợp nào nhà nước cũng đủ khả năng khắc phục khiếm khuyết của thị trường
Trong rất nhiều trường hợp nhà nước không hề có bất cứ lợi thế nào so với thị trường để khắc phục các khiếm khuyết. Về thông tin, rất nhiều trường hợp nhà nước có ít thông tin hơn thị trường và dẫn đến các chính sách không phù hợp. Nhất là tại các nước đang phát triển, hệ thống cơ sở dự liệu rất ngèo nàn và sự minh bạch hóa còn thấp, nhà nước có rủi ro cao có các thông tin ngèo nàn hoặc phiến diện do một số nhóm lợi ích cung cấp.
Về quản trị nhà nước cũng có nhiều hạn chế hơn. Các vị trí quản lý nhà nước thường theo nhiệm kỳ bị sức ép đáng kể để có kết quả trong ngắn hạn và nhiều khi không đủ thời gian để theo đuổi một chính sách dài hơi bền vững. Một hạn chế nữa là trong hệ thống quản lý nhà nước kể cả ở các nước phát triển thường thiếu công cụ đánh giá hiệu quả công việc dẫn đến việc thực hiện công việc mang nặng tính đối phó. Việc thường xuyên đối mặt với báo chí và lực lượng truyền thông cũng hạn chế nhà nước nhiều trong việc thực hiện hiệu quả vai trò của mình trong các vấn đề có tính nhạy cảm chính trị cao.
Vai trò đúng mức của nhà nước trong các trường hợp không có lợi thế có lẽ là hỗ trợ thị trường những nguồn lực để tự xử lý các tồn tại. Chẳng hạn như đã nói ở trên thay vì chỉ định các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp (trong khi nhà nước không hề có thông tin tốt hơn về khả năng kinh doanh/trả nợ của các doanh nghiệp), nguồn lực nên tập trung vào các công cụ giải quyết giao tiếp thông tin giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
Cách thức thực hiện vai trò nhà nước trong nền kinh tế
Câu hỏi được đặt ra là tại sao cùng một chính sách hoặc cùng một hành động can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế ở các nước khác nhau có thể có kết quả hoàn toàn khác nhau. Một chính sách tốt để thực hiện hiệu quả, cách thức thực hiện cũng rất quan trọng.
Sự tuột dốc thảm hại của kinh tế Nga và các nước Đông Âu sau cấp tập chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã gây sốc nặng cho hàng loạt nhà kinh tế tin tưởng vào kinh tế thị trường. Rất lâu sau mới có các nghiên cứu khá thuyết phục về các nguyên nhân.
Nga đã cổ phần hóa ồ ạt và toàn phần đa số các doanh nghiệp nhà nước. Hai kỳ vọng thường được chờ đợi sau cổ phần hóa là chủ sở hữu tư nhân sẽ quản lý tốt hơn và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn đã không xảy ra. Một số nhóm lợi ích với quan hệ chính trị đã dùng thủ đoạn sở hữu đa số các doanh nghiệp với mục đích cơ bản là mua đi bán lại kiếm lời. Giá trị để mua đi bán lại phần lớn lại không phải là năng lực sản xuất hoặc giá trị sản phẩm doanh nghiệp, mà là quyền sở hữu đất, tài sản (nhà xưởng, máy móc thiết bị và nguyên liệu sản xuất), quyền sở hữu hệ thống phân phối và/hoặc đơn giản là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác hạ tầng. Kết quả là quản lý các doanh nghiệp sau cổ phần nhanh chóng tồi tệ đi thậm chí ngừng hoạt động.
Chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có thể là một chính sách đúng để tăng tính hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Thị trường cổ phần hóa trong trường hợp này là một thị trường không hoàn hảo cần thiết vai trò quan trọng của nhà nước. Tuy nhiên sự thành công lại phụ thuộc rất nhiều vào cách nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Cổ phần hóa chỉ có ý nghĩa khi chủ sở hữu mới có năng lực và mong muốn phát triển lâu dài doanh nghiệp. Đội ngũ quản lý có thể đi thuê nhưng cuối cùng bài toán tài chính vẫn là quyết định của chủ sở hữu. Khó có thể hy vọng cho đầu tư đúng mức vào công nghệ cao hoặc xây dựng đội ngũ quản lý giỏi từ chủ sở hữu thiếu hiểu biết và kỳ vọng lợi nhuận trong ngắn hạn. Chia xẻ thông tin rộng rãi và minh bạch hóa quá trình cổ phần hóa là những can thiệp quan trọng của Nhà nước cần có cho sự tham gia của các nhà đầu tư tiềm năng. Dưới sức ép bổ sung nguồn ngân sách thiếu hụt, việc cổ phần hóa Vinamilk và MobiPhone ở Việt Nam có thể sẽ có kịch bản tương tự như cổ phần hóa các doanh nghiệp ở Nga nếu nhà nước không làm tốt vai trò của mình.
Sau khi tháo gỡ các cản trở về giá và tự do thương mại, năng lực sản xuất của Nga và các nước Đông Âu không hề tăng lên mà giảm đi đáng kể (tăng trưởng GDP của Nga từ năm 1991-1994 lần lượt là -13%, -19%, -12%, -15%). Các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, có hai nguyên nhân chính. Một là thiếu thông tin thị trường nên quan hệ cung cầu không thể vận hành hiệu quả được. Hai là các chuỗi sản xuất hiện hữu bị phá vỡ do hấp dẫn của việc tìm kiếm đối tác tiềm năng mới. Trung Quốc ngược lại tránh được cú vấp này nhờ chính sách “song hành”: duy trì sản xuất theo kế hoạch; và tự do hóa đối với hàng hóa ngoài kế hoạch. Chính sách này đã giúp nền kinh tế Trung Quốc tránh được phá vỡ các chuỗi sản xuất trong khi dần dần phát triển thị trường cho các sản phẩm.
Kịch bản tương tự còn có thể xảy với các nước đang phát triển trong trường hợp nhà nước thực hiện tự do hóa thương mại quốc tế quá nhanh mà không có sự chuẩn bị cần thiết. Thiếu thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài và sự thiếu hiểu biết về thị trường quốc tế có thể gây những tác hại nghiêm trọng đối với nền sản xuất của một nước hội nhập kinh tế quốc tế. Những thị trường không hoàn hảo xuất hiện trong quá trình hội nhập đòi hỏi nhà nước can thiệp hiệu quả việc phổ biến thông tin, tư vấn đào tạo doanh nghiệp, và có những chính sách phù hợp giảm tác động các cú sốc hội nhập. Một trong các chính sách là hình thành các khu chế xuất đã được Việt Nam Trung Quốc, và một số nước châu Á làm tốt trong thời gian qua. Tuy nhiên với 10 FTA đã ký kết và 2 FTA khác gần kết thúc, những rủi ro tiềm ẩn đối với nền sản xuất Việt Nam còn là rất lớn. Các chính sách khuyến khích đầu tư và duy trì sản xuất trong nước là rất cần thiết.
Một can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế dù đã được nghiên cứu kỹ hoặc đã từng thực hiện ở nước khác vẫn có thể có những tác động ngoài mong muốn. Cách thực hiện ồ ạt theo phong trào là rất nguy hiểm. Cách làm đúng đắn là thực hiện trong các dự án thí điểm, đánh giá tác động, tiến hành những chỉnh lý cần thiết trước khi thực hiện trên quy mô lớn. Cặp nhật thường xuyên các tác động trong quá trình thực hiện.
Ban hành các chính sách cần thực hiện trên cơ sở các định chế đã được xây dựng. Ngoài các định chế được xây dựng từ văn bản quy phạm pháp luật, cần coi trọng và phát triển các định chế tích cực có nguồn gốc lịch sử hoặc truyền thống văn hóa lưu đời (việc cung cấp nước ở bang Massachusett Mỹ vẫn được thực hiện tốt hàng thế kỷ nay bằng một công ty nhà nước trên cở sở các định chế lịch sử).
Như vậy để có vai trò đúng mức của nhà nước trong một nền kinh tế, một nguyên tắc có thể đúng là nhà nước chỉ cần can thiệp trong các trường hợp thị trường thất bại. Trên nguyên tắc ấy, trong khi chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, Việt Nam có thể cần rà soát lại toàn bộ các lĩnh vực kinh tế để tháo gỡ các can thiệp không cần thiết, mặt khác bổ sung các can thiệp còn thiếu. Cần chú ý đặc biệt các trường hợp độc quyền quản lý không hiệu quả đang làm tổn hại nghiêm trọng đến nguồn lực của đất nước. Các can thiệp cần đúng mức có cân nhắc những hạn chế của quản lý nhà nước và bao gồm cả các biện pháp cần thiết đối với những ảnh hưởng tiêu cực có thể. Đồng thời hết sức cẩn trọng trong cách thực hiện.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nghĩa tình với quê hương Long An
- ·Hải quan Hà Nội
- ·Thưởng thức cách pha trà độc đáo từ các quốc gia
- ·Thị trường điều chỉnh có thể mở ra cơ hội tăng trưởng cao hơn trong tương lai
- ·Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây
- ·Nâng tầm ẩm thực Việt
- ·Thủ tục hải quan: Tiếp cận chuẩn mực, tạo thuận lợi cho giao thương quốc tế
- ·Kết quả Southampton 1
- ·Khủng khiếp rác thải công nghiệp đổ trộm tràn lan trong Khu dân cư Tân Đức
- ·Cải cách ở cửa khẩu Lao Bảo
- ·Nguyên Chủ tịch nước
- ·Bàn giải pháp trao quyền bảo vệ di sản phi vật thể cho cộng đồng
- ·Phái sinh: Chỉ số VN30 sẽ tiếp tục được đà hồi phục
- ·Hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán
- ·Led D&Q: Cung cấp màn hình led đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu
- ·16 nhạc sĩ tham gia trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay”
- ·Cuộc thi “Nghệ nhân trà thế giới 2018”: “Làm xiếc” với trà
- ·Sửa quy định xử lý hàng tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan
- ·Tỉnh ủy Long An trao huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên Võ Thị Kim Hoa
- ·Thị trường giằng co, khối ngoại lại bán ngàn tỷ