【kqbd hnay】Mông lung số phận Bệnh viện Giao thông Vận tải
Chưa có tiền lệ
Sau gần 1 tháng kể từ khi phát văn bản gửi các bộ: Tài chính,ônglungsốphậnBệnhviệnGiaothôngVậntảkqbd hnay Giao thông - Vận tải (GTVT), Y tế và Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương xin thoái toàn bộ vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT (Bệnh viện GTVT), những điều kiện cần và đủ cho cuộc “ly hôn” đáng tiếc này đã dần lộ rõ.
Trong Văn bản số 296/CV-T&T do ông Trần Đỗ Thành, thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) Tập đoàn T&T ký gửi các cơ quan nói trên, nhà đầu tư chiến lược tại Bệnh viện GTVT kiến nghị Nhà nước mua lại toàn bộ 5.040.000 cổ phần bán cho cổ đông chiến lược với giá đã mua là 11.000 đồng/cổ phần, tương đương 55,44 tỷ đồng, theo hợp đồng mua bán cổ phần ký kết ngày 6/10/2015.
Bên cạnh đó, Tập đoàn T&T muốn Nhà nước mua lại toàn bộ 3.600.000 cổ phần chào bán lần đầu của Bệnh viện GTVT tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mà nhà đầu tư này trúng đấu giá với giá 26.000 đồng/cổ phần.
Tổng giá trị của 2 lô cổ phần nói trên mà T&T muốn Nhà nước mua lại khoảng 149 tỷ đồng. Số tiền này chưa tính khoản lãi phát sinh mà các cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải trả cho T&T tính từ ngày nhà đầu tư thanh toán cho bên bán cho đến ngày họ nhận được số tiền hoàn trả.
Tại điểm a, khoản 2, Điều 6, Hợp đồng Mua bán cổ phần được ký giữa Bộ GTVT và Tập đoàn T&T đã ghi rõ: “Nếu chấm dứt hợp đồng, bên bán phải hoàn trả cho bên mua số tiền đã thanh toán. Khoản tiền này sẽ được thanh toán cho bên mua trong vòng 5 ngày làm việc sau khi bên bán nhận được thông báo của bên mua rằng bên mua thực hiện các quyền hủy bỏ của mình. Lãi phát sinh sẽ được tính theo lãi suất áp dụng cho tiền gửi không kỳ hạn do ngân hàng nơi bên bán mở tài khoản thanh toán”.
Đề nghị nói trên của T&T là hợp tình, hợp lý, nhưng theo một lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ GTVT), là đã đẩy bên bán vào tình thế lúng túng, do chưa từng có tiền lệ.
“Việc mua lại cổ phần cũng như phương thức thanh toán cho nhà đầu tư nằm ngoài thẩm quyền của Bộ GTVT”, vị lãnh đạo này cho biết.
Trước khi T&T có văn bản đề nghị nói trên, vào đầu tháng 5/2018, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công đã ký văn bản yêu cầu HĐQT Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT và nhà đầu tư chiến lược khẩn trương thực hiện ngay điều chỉnh tăng vốn điều lệ tương ứng với phần tăng vốn nhà nước được xác định sau khi quyết toán dự án ODA tòa nhà Bệnh viện theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tiến thoái lưỡng nan
Yêu cầu của Bộ GTVT được đưa ra là nhằm triển khai Công văn số 157/TB-VPCP ngày 3/5/2018 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về thực hiện phương án thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện GTVT Trung ương.
Theo tính toán, sau khi quyết toán Dự án ODA tòa nhà Bệnh viện và hạch toán các chi phí cổ phần hóa, vốn điều lệ của Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT sẽ tăng vọt từ 168 tỷ đồng lên 391,4 tỷ đồng, trong đó phần vốn của Nhà nước là khoảng 278,4 tỷ đồng, chiếm 71,12% vốn điều lệ.
Trong khi đó, Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện GTVT Trung ương quy định: “Vốn điều lệ sẽ được điều chỉnh tăng phần vốn nhà nước tương ứng giá trị quyết toán dự án ODA tòa nhà Bệnh viện, đồng thời, sẽ tiếp tục bán phần vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn điều lệ mà Nhà nước nắm giữ tại Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT là 30%”.
Tuy nhiên, do không thực hiện thoái vốn đúng lộ trình cam kết, tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của nhóm cổ đông còn lại (bao gồm cả cổ đông chiến lược là Tập đoàn T&T), sau khi tiến hành tăng vốn điều lệ, sẽ giảm xuống chỉ còn chưa đầy 30%.
Theo ông Trần Đỗ Thành, sự thay đổi này là khác biệt với chủ trương công bố ban đầu và sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị, điều hành cũng như chiến lược phát triển Bệnh viện GTVT. Đây là lý do chính khiến T&T phải “dứt tình” với Bệnh viện GTVT, dù đã đặt rất nhiều kỳ vọng.
Cần phải nói thêm rằng, cuộc “ly hôn” này không chỉ khiến người ra đi, mà ngay Bệnh viện GTVT cũng gặp rất nhiều khó khăn khi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Cụ thể, trong trường hợp Nhà nước chấp thuận mua lại lô cổ phần của T&T, phần vốn nhà nước tại Bệnh viện GTVT sẽ lên tới gần 95%. Số cổ phần còn lại chủ yếu được nắm giữ bởi cán bộ, nhân viên và công đoàn Bệnh viện GTVT.
“Do không còn chỗ dựa cổ đông chiến lược, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để mua thuốc, trang thiết bị y tế, trả lương cho người lao động, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất… do đang lỗ lũy kế 44,6 tỷ đồng (đến thời điểm 30/6/2017) và cơ quan Bảo hiểm y tế còn nợ, chưa thanh toán kinh phí năm 2016 và 8 tháng đầu năm 2017 số tiền rất lớn”, lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận.
Trong trường hợp Nhà nước chấp thuận mua lại lô cổ phần của T&T, phần vốn nhà nước tại Bệnh viện GTVT sẽ lên tới gần 95%. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Long An: Mở đợt thi đua cao điểm thực hiện đường Vành đai 3 qua địa bàn tỉnh
- ·Lần đầu tiên được đề cử QBV Việt Nam, Nguyễn Filip phản ứng hài hước
- ·Rodri giành Quả bóng Vàng 2024: Minh bạch và xứng đáng
- ·Cựu tuyển thủ U23 Indonesia buôn ma túy bị bắt
- ·Giá vàng hôm nay (6/8): Điều gì quyết định hướng đi của vàng trong tuần tới?
- ·Rodri giành Quả bóng Vàng 2024: Minh bạch và xứng đáng
- ·Danh thủ từng 4 lần dự World Cup gia nhập đội tuyển Việt Nam
- ·Đấu SLNA, CLB Thanh Hóa tổn thất lớn
- ·Kiểm soát chất lượng môi trường trong hoạt động phát triển chăn nuôi
- ·Tiến Linh lập cú đúp, Bình Dương thắng đậm HAGL
- ·Giá xăng dầu hôm nay 06/8/2024: Bật tăng mạnh
- ·Real Madrid thua AC Milan: 'Quả bóng xịt' Vinicius, Mbappe hứng chỉ trích
- ·Pep Guardiola: 'Ronaldo như quái vật, Messi là bố quái vật'
- ·HLV Amorim là lựa chọn hoàn hảo cho Man Utd?
- ·Bếp chiên điện có những loại nào? Gợi ý cách chọn mua chuẩn
- ·Bầu Đức: Phải tìm ra sự thật vụ ngoại binh kiện lên FIFA để giữ uy tín cho HAGL
- ·Trực tiếp bóng đá HAGL 1
- ·Hé lộ 3 cậu bé có đặc quyền chê bai, dạy Messi cách đá bóng
- ·Giá vàng hôm nay 29/6: Vàng nhẫn tiếp tục tăng hướng đến 76 triệu đồng
- ·SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng