【bóng đá kết quả hạng 2 đức】ESG không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.D |
Xu thế tất yếu, mang tính sống còn của doanh nghiệp
Thông tin tại hội thảo “Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững” do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam phối hợp với Liên chi Hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) tổ chức ngày 26/7, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu đặt ra nhiều thách thức, việc phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách đồng thời cũng là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chỉ số ESG trở thành công cụ quan trọng đánh giá mức độ trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp.
Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như EU... cũng rất quan tâm, mong muốn áp dụng thực hành ESG vào hoạt động sản xuất kinh doanh. ESG không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn mà đang dần trở thành mục tiêu hướng tới dành cho tất cả đơn vị kinh doanh. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp phải hài hòa với lợi ích của môi trường - xã hội, đó là người lao động, đối tác, tổ chức tín dụng, khách hàng và xã hội. Việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG hiện nay đang dần không còn là sự lựa chọn mà trở thành yếu tố quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Nhiều khảo sát cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững. Báo cáo triển vọng kinh doanh 2023 của Ngân hàng UOB đã thực hiện khảo sát hơn 4.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp ASEAN và Trung Quốc cho thấy, 94% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát nhận ra được mức độ quan trọng của phát triển bền vững. Không chỉ dừng lại ở đó, mặc dù gặp phải nhiều rào cản và ESG mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã dần cam kết và thực hiện ESG.
Tuy nhiên, các báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia ESG chiếm tỷ lệ không cao. Năm 2022, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Dự án USAID IPSC, đã thực hiện cuộc khảo sát về nhận thức của doanh nghiệp, cho thấy rằng việc tiên phong áp dụng ESG diễn ra hầu hết là doanh nghiệp lớn như FDI, doanh nghiệp đại chúng, các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu… Trong khi chỉ có 25% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chủ động triển khai ESG và 21% không cân nhắc triển khai ESG trong 2 đến 4 năm tới.
Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam và Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam ký kết hợp tác. |
Giải bài toán tài chính xanh
Lý giải về điều này, TS Đặng Bùi Khuê Giám đốc Phát triển bền vững TUV NORD Việt Nam cho biết, báo cáo về mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam của PwC cho thấy, khó khăn trong việc đưa ESG vào khuôn khổ doanh nghiệp hiện có chiếm tới 61%; doanh nghiệp thiếu kiến thức, năng lực triển khai ESG chiếm 57%. Trong khi chất lượng công bố thông tin và nhận thức của đối tác về các yếu tố ESG thấp; thiếu quy định cuối cùng, minh bạch…
Mặt khác theo ông Trần Thiên Long, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam, xu thế bắt buộc đối với các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất là phải hướng đến câu chuyện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu và quy định chung của quốc tế trong việc xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt là các thị trường khó tính.
Tuy nhiên, để thực hành ESG hiệu quả và phát triển bền vững, ngoài nâng cao nhận thức, chúng ta phải có những giải pháp, những hành động cam kết trách nhiệm một cách mạnh mẽ của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này là câu chuyện tài chính xanh. Bởi doanh nghiệp muốn chuyển đổi theo mô hình này phải có tài chính. Nghĩa là chúng ta sẽ phải có những dòng vốn mà các ngân hàng cam kết để đồng hành với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh, thực hiện khu công nghiệp sinh thái.
Chia sẻ về nguồn vốn tín dụng xanh, bà Phạm Minh Châu, đại diện Ngân hàng BIDV cho biết, BIDV tự hào là ngân hàng tiên phong trong xây dựng chiến lược và thực hành ESG, kiên định theo đuổi mục tiêu trở thành “ngân hàng xanh” trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030.
Danh mục tài chính xanh của BIDV đa dạng với các sản phẩm: Tín dụng xanh, Trái phiếu xanh, Tiền gửi xanh, Tài trợ thương mại xanh. Các sản phẩm đều được xây dựng dựa trên các khung tiêu chuẩn dựa trên các chuẩn mực quốc tế, đồng thời phù hợp với quy định hiện hành và thực tiễn tại Việt Nam.
Dư nợ tín dụng theo 12 ngành xanh của BIDV luôn đứng đầu thị trường và ngày càng tăng quy mô. Tại thời điểm 30/6/2024, dư nợ tín dụng xanh của BIDV đạt 75.459 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ tín dụng của BIDV, tăng 1.282 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2023. Số lượng khách hàng nhận được tài trợ tín dụng xanh là 1.739 khách hàng với 2.117 dự án/phương án xanh…
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mắc phải căn bệnh hiếm gặp vì ăn trái cây không rửa sạch
- ·Bỏ tiền tỷ mua căn hộ, cư dân lại không thể chuyển nhượng
- ·Lễ giới thiệu Grand SunLake thu hút hàng trăm khách hàng
- ·Hình ảnh tháo dỡ sân vận động 974 độc đáo nhất World Cup 2022
- ·Kỷ niệm về Tổng Bí thư Đỗ Mười trong thời kỳ đổi mới
- ·Lên thành phố, thị trường bất động sản Phổ Yên ‘tăng nhiệt’
- ·Sức hút căn hộ 1,5 PN tại Diamond Crown Hai Phong
- ·HUD om đất hạ tầng ở loạt dự án Bộ Xây dựng trả lời cử tri Hà Nội chưa đồng tình
- ·Đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 chính thức
- ·Giá chung cư vẫn giữ ở mức cao dù thanh khoản lao dốc
- ·Cục hàng không đề xuất 20 chuyến bay nối TP.HCM và Hà Nội từ 23/4
- ·Đề xuất khẩn trương 'gỡ vướng' cho 3 dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM
- ·Hà Nội chấn chỉnh việc cấp sổ hồng thanh tra vi phạm phân lô bán nền
- ·Giá thuê nhà ở xã hội tại Singapore tăng kỷ lục
- ·9 tháng đầu năm 2018, hơn 96.000 doanh nghiệp thành lập mới
- ·TP.HCM đề xuất được quyết định chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất lúa
- ·Những mẫu nhà ống 1 tầng 5x20m đẹp ngất ngây
- ·Hình ảnh tháo dỡ sân vận động 974 độc đáo nhất World Cup 2022
- ·Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
- ·Nam Định làm tốt công tác quy hoạch, thúc đẩy thu hút đầu tư