会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận bóng đá】Bài 5: Khơi thông điểm nghẽn!

【trận bóng đá】Bài 5: Khơi thông điểm nghẽn

时间:2025-01-11 02:13:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:833次

Ngành lúa gạo Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị thế không chỉ trong nước mà cả thế giới về phẩm chất gạo ngon cũng như nằm trong tốp đầu về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên,ơithngđiểmnghẽtrận bóng đá hiện lĩnh vực lúa gạo vẫn còn không ít những điểm nghẽn và rào cản cần tháo gỡ để có thể bứt phá mạnh mẽ hơn.

Hậu Giang đã và đang xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng tập trung, canh tác thông minh theo đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao của Chính phủ.

Nhận diện điểm nghẽn

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành hàng lúa gạo Việt Nam thời gian qua thì nhiều chuyên gia, nhà khoa học về ngành hàng lúa gạo trong nước và quốc tế đã chỉ ra nhiều điểm nghẽn của ngành hàng lúa gạo Việt Nam cần phải khắc phục để tiếp tục vươn tầm thế giới.

Trong đó, điểm nghẽn được thể hiện rõ rệt nhất là trong khâu thương thảo ký kết hợp đồng và trong khâu thu mua sản phẩm lúa. Hệ lụy của vấn đề này đã thường xuyên dẫn đến tình trạng bội tín, bẻ kèo giữa các bên tham gia liên kết. Điểm nghẽn kế tiếp được chỉ ra là năng lực sản xuất kinh doanh, thị trường của cá nhân, tổ chức nông dân còn rất hạn chế, qui mô sản xuất nhỏ dẫn đến thiếu vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, chất lượng cao, cũng như làm hạn chế khả năng ứng dụng cơ giới và tự động hóa trong sản xuất lúa, dẫn đến chi phí sản xuất cao, làm giảm năng lực cạnh tranh và khả năng thâm nhập vào các thị trường cao cấp, gây khó khăn nhất định trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và hướng đến nền sản xuất xanh, bền vững.

Một điểm nghẽn nữa là ngành hàng lúa gạo chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn. Đây là một điểm nghẽn lớn làm ảnh hưởng đến khả năng dự báo thị trường cũng như quản lý tốt ngành hàng để làm tối ưu hóa khoảng cách cung - cầu, bởi thiếu một dự báo thị trường tốt làm giảm hiệu quả hoạt động của tất cả các tác nhân trong chuỗi.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho rằng: Ngoài những điểm nghẽn trên thì có có yếu tố đất cho sản xuất lúa bị cạnh tranh với các hoạt động sản xuất khác và đô thị hóa; độ dinh dưỡng của đất giảm do thâm canh thiếu bền vững; nguồn nước phục vụ sản xuất lúa gạo sẽ bị tranh chấp mạnh khi các nước thượng nguồn xây dựng nhiều công trình thủy lợi và thủy điện, làm tổn hại hệ sinh thái tự nhiên ở lưu vực và thay đổi chế độ thủy văn. Bên cạnh đó, ngành lúa gạo còn phải đối mặt với những thách thức khác như sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ, áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác, chính sách tự cấp giảm nhập khẩu của các nước bạn hàng, biến động giá gạo và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp...

Nhiều giải pháp trọng tâm

Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Phú Son, Trường Đại học Cần Thơ, để giải quyết những điểm nghẽn nêu trên, tôi cho rằng có 4 giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng trách nhiệm và bền vững, đó là: Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu lúa tập trung, chuyên canh lúa chất lượng cao theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh. Nghiên cứu và phát triển các mô hình liên kết bền vững giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo. Cắt giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo. Xây dựng dự án nghiên cứu phát triển giống lúa và phát triển thương hiệu gạo chung của Việt Nam.

Cùng đề cặp vấn đề phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam bền vững, minh bạch và trách nhiệm dựa trên ba yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, phân tích: Chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước gấp 3 lần so với hiện nay. Sản lượng, chất lượng lúa gạo Việt Nam càng ngày càng tăng, tuy nhiên để phát triển bền vững có một số rào cản chúng ta cần phải vượt qua, hướng đến các tiêu chí trọng tâm. Trong đó rào cản thứ nhất cần vượt qua là sản xuất phải bền vững ở cả ba yếu tố là kinh tế, môi trường và xã hội; thứ hai là phải tháo gỡ là rào cản tín dụng, thứ ba là môi trường pháp luật.

“Về giải pháp trọng tâm tháo gỡ các rào cản trên là đề nghị ngành chức năng ban hành qui định về bảo vệ môi trường trong canh tác lúa. Bao gồm lượng giống sử dụng không được vượt quá 100 kg/ha, lượng phân bón hóa chất, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất và qui định xử phạt đối với gạo có dư lượng hóa chất cao hơn qui định nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo ngày càng đòi hỏi chất lượng đặt lên hàng đầu”, ông Nguyễn Duy Thuận chia sẻ thêm. 

Sản xuất xanh - sạch - an toàn sẽ góp phần nâng cao giá trị hạt gạo.

Cùng chia sẻ trách nhiệm của địa phương về phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho hay: Ngành sản xuất lúa gạo đang đóng góp khoảng 54% trong tỷ trọng nông, lâm, thủy sản của tỉnh. Để góp phần nâng tầm chất lượng hạt gạo và cải thiện nguồn thu nhập cho người trồng lúa, hiện tỉnh đẩy mạnh việc chuyển dịch sản xuất lúa chất lượng cao, ứng dụng công nghệ, khoa học sản xuất để phát triển nông nghiệp bền vững. Điển hình là thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao vừa được Bộ NN&PTNT phát động vào sáng ngày 12-12 tại Hậu Giang, tỉnh đăng ký tham gia 28.000ha (năm 2024) và 46.000ha (năm 2030); đồng thời tiếp tục củng cố các hợp tác xã, các dự án như xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh; cũng như Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với kinh tế xanh, phát triển lúa phát thải thấp.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, cho biết: Để đồng hành cùng với chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam, thời gian quan, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Điển hình như Nghị quyết 120 và mới đây nhất là Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao. Đồng thời, huy động các nguồn lực tài chính đầu tư, hỗ trợ cho phát triển ngành hàng lúa gạo, trong đó có cả thị trường các bon trong tương lai. Từ đó, tạo cơ hội cho phát triển sản xuất, đưa công nghệ vào đồng ruộng, nông nghiệp chính xác, công nghệ số, cảm biến giúp tối ưu sử dụng tài nguyên, tăng hiệu quả, giảm thất thoát sau thu hoạch, di chuyển rơm rạ ra khỏi đồng ruộng. Với sự quan tâm của Chính phủ, cùng với nhiều đề xuất của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tại hội thảo quốc tế về “Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trách nhiệm và bền vững” thì tin rằng tới đây, ngành hàng lúa gạo Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều bức phá mới trên thị trường xuất khẩu.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững; từ đó sẽ giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, hướng đến nền kinh tế trung hòa các-bon vào năm 2050, chính là mục tiêu chiến lược của tăng trưởng xanh mà ngành nông nghiệp đang phấn đấu.

Theo đó, từ nay đến năm 2030 giữ tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp 2,5-3%/năm. Giảm thâm dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt trên 30%; tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng lên trên 30%... Quan tâm việc tôn vinh sản phẩm “xanh” gắn với văn hóa ẩm thực Việt Nam. Phát triển chuỗi giá trị nông sản xanh, các-bon thấp cho các ngành hàng chủ lực; gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn; đồng thời xây dựng thương hiệu nông sản Việt chất lượng cao, an toàn, thân thiện với môi trường…

Đặc biệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” vừa được Chính phủ phê duyệt, ban hành với mục tiêu hình thành được một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong quá trình triển khai Đề án sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như: chi trả tín chỉ các-bon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo... Các thí điểm thành công tại ĐBSCL sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Đề án hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho người nông dân trồng lúa - là chủ thể, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn...

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trao đổi về giải pháp phát triển ngành hành lúa gạo Việt Nam.

Bà Carolyn Turk (ảnh), Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: Trong bối cảnh thế giới ngày càng cạnh tranh, ngành lúa gạo Việt Nam phải đối mặt với sự phụ thuộc vào nền kinh tế và nhu cầu toàn cầu. Ngày càng nhiều người tiêu dùng trên khắp thế giới đang tìm kiếm lúa gạo không chỉ không gây hại cho hành tinh mà còn có ảnh hưởng tích cực. Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang năm 2023, Ngân hàng Thế giới đã ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại đồng bằng sông Cửu Long với Bộ NN&PTNT Việt Nam. Với dự án và đầu tư này, chúng tôi sẽ đồng hành với Chính phủ để đảm bảo rằng hạt gạo Việt Nam giảm được lượng khí nhà kính. Đối với việc nhiều người quan tâm đến một hành tinh bền vững, điều này có thể tạo ra giá trị đặc biệt trên thị trường quốc tế. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ làm cho lúa gạo Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn, thu hút hơn đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới…

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
  • EVN sẽ đảm bảo điện trong dịp lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9
  • Định danh bằng số điện thoại buộc người dùng cẩn trọng với phát ngôn trên mạng
  • Vietjet đổi thời gian bay do ảnh hưởng của bão số 6
  • Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
  • Điều kiện để DN được hưởng ưu đãi thuế TNDN
  • Hà Nội: Phấn đấu 90% trẻ mầm non, tiểu học được uống sữa học đường
  • Thao túng giá cổ phiếu, một cá nhân bị phạt 250 triệu đồng
推荐内容
  • Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
  • Em chồng can thiệp quá nhiều vào cuộc sống vợ chồng tôi
  • Đi làm vào ngày Quốc khánh 2/9 hưởng lương ra sao?
  • 5 loại bàn ăn được chuộng nhưng không nên mua
  • Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
  • Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, Hà Nội có thể xảy ra lốc, sét