【ty le.keo 5】Doanh nghiệp than quy định của Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi có nhiều tác động bất lợi
Nhiều chuyên gia và doanh nghiệpcho rằng những quy định trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi chưa đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn phát triển của nền kinh tếthị trường,ệpthanquyđịnhcủaDựthảoBộLuậtLaođộngsửađổicónhiềutácđộngbấtlợty le.keo 5 gây nhiều tác động bất lợi tới nền kinh tế. |
Những tác động mà khối doanh nghiệp kiến nghị không còn xa lạ liên quan tới trần làm thêm giờ, trả lương lũy tiến làm thêm giờ, cắt giảm thời giờ làm việc tiêu chuẩn….
Khối doanh nghiệp cũng liệt kê ra những tác động cụ thể tới nền kinh tế bao hàm việc làm sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; sụt giảm nguồn thu của ngân sách Nhà nước; lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu quốc tế trở nên “kém hoặc không giá trị” khi các doanh nghiệp Việt Nam bị các bên đối tác đánh giá chấm điểm trượt ngay trên “sân nhà”.
Nhìn ở cấp vĩ mô, dự thảo sẽ làm cho những nỗ lực của Nhà nước hướng tới đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể trở nên kém cạnh tranh; nhiều “điểm mờ” sẽ có thể trở thành “rào cản”, gây ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động dôi dư do năng lực tài chínhhiện tại của nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam) chưa đáp ứng được các yêu cầu. Dự thảo cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải gia tăng những rủi ro về chi phí lao động bên cạnh những rủi ro mà doanh nghiệp đã và đang phải đối diện liên quan đến thị trường, hàng hóa (nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, gia công, làm dịch vụ các hàng hóa mang tính đặc thù về thời vụ, hoặc phải xử lý ngay các nguyên liệu nông - lâm - thủy sản tươi sống…).
Góp ý chi tiết cho dự thảo Bộ Luật Lao động, bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng thư ký VCCI, Giám đốc văn phòng Giới sử dụng lao động đặc biệt chú ý tới thời gian làm thêm và cách tính thời gian làm thêm giờ của lao động bên cạnh vấn đề lương.
Cụ thể, theo bà Lan Anh, dự thảo mới nhất quy định số giờ làm thêm theo tháng không quá 30 giờ và 1 năm không quá 200 giờ. Điều này làm giảm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nếu đặt lên bàn so sánh một số quốc gia như Trung Quốc cho phép làm thêm 432 giờ/năm, Bangladesh 408 giờ, Hàn Quốc 424 giờ, Ấn Độ 300 giờ….
Phân tích năng suất lao động của Việt Nam so với các nước trong khu vực, bà Lan Anh nhận định, năng suất của lao động vẫn đang ở thứ hạng thấp theo tính toán dựa trên số liệu tính theo PPP 2011, năng suất của Việt Nam năm 2017 mới đạt 10.232 USD, chỉ bằng 7,2% của Singapore; 18,4% của Malaysia; 36,2% của Thái Lan; 43% của Indonesia và bằng 55% của Philippines.
Trong bối cảnh đó, bà Lan Anh đề nghị tăng giờ làm thêm lên 500 giờ/năm mới đảm bảo sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và một số ngành mũi nhọn và sản xuất chế biến nông sản nên tăng thời giờ làm thêm lên 600 giờ/năm.
“Điều này vẫn đảm bảo sức khỏe cho người lao động vì thời giờ làm thêm dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó, những ngành như dệt may, da giày thường làm tăng theo thời vụ...Nếu không làm thêm ở doanh nghiệp để tăng thu nhập, người lao động vẫn tìm kiếm những công việc bên ngoài doanh nghiệp để làm”, bà Lan Anh nói.
Liên quan tới lương lũy tiến giờ làm thêm, bà Lan Anh cho rằng, lương giờ làm thêm hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động hiện hành đã quy định lũy tiến từ 150-300% nên quy định như trong dự thảo lũy tiến lương làm thêm theo giờ là bất hợp lý.
Nhìn ở tầm vĩ mô, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện CIEM cho rằng, dường như dự thảo luật nghe có vẻ là bảo vệ người lao động yếu thế nhưng bảo vệ chỗ này sẽ gây ảnh hưởng đến chỗ khác. Trong khi đó, khối lao động được bảo vệ chỉ là lao động có quan hệ lao động trong khối doanh nghiệp nhưng nếu tính bảo vệ lao động thì phải tính cả khối lao động không có quan hệ lao động.
Đồng tình quan điểm này, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội khẳng định, dự thảo luật đang điều chỉnh khoảng 45% lao động đang làm công ăn lương cho giới chủ còn khoảng 55% người lao động không được điều chỉnh bởi dự thảo này.
Theo bà Hương, với đặc điểm này thì khối doanh nghiệp càng chịu gánh nặng lớn từ thời giờ làm thêm mà đây là đặc điểm của sản xuất chứ không phải đặc điểm của người lao động.
Tại hội thảo, ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright tỏ ra khá gay gắt khi cho rằng dự thảo này đang là bước lùi so với Luật hiện hành.
Lý do theo ông Tự Anh, lẽ ra luật phải làm cho quan hệ lao động được thực thi thì lại can thiệp quá sâu, quá chi tiết vào quan hệ lao động và lạm quyền thay cho người lao động hoặc người sử dụng lao động.
“Tính lương lũy kế có thể dẫn tới người lao động không làm tốt trong giờ chính để chờ giờ làm thêm. Điều này càng tạo ra nhiều gánh nặng chi phí cho người sử dụng lao động trong bối cảnh năng suất lao động 15 năm qua mới tăng 2-3% nhưng lương tăng đến 7-8%. Tôi ví dụ nếu làm với đối tác nước ngoài người lao động phải làm ban đêm mà lương tăng lũy kế theo giờ thì liệu doanh nghiệp có chịu nổi không? Do đó, dự thảo Luật này chưa đủ các yếu tố sẵn sàng để thông qua”, ông Anh lo ngại.
Ông Phạm Hồng Việt: Chủ tịch HĐQT-Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Hà Nội:
Ông Phạm Hồng Việt: Chủ tịch HĐQT-Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Hà Nội |
Doanh nghiệp như chúng tôi chủ yếu sử dụng lao động từ khu vực nông thôn, miền núi nên dù có đào tạo và nâng cao ý thức sản xuất cũng khó mà tăng năng suất lao động.
Trong khi đó, chi phí sản xuất những năm 90 chỉ chiếm 15% giá thành thì hiện chi phí cho lao động đã tăng lên 30-35% mặc dù chi phí nguyên vật liệu trước kia chiếm tới 65% nay giảm xuống khoảng 50%. Như vậy với điều kiện hiện tại, doanh nghiệp đã phải cân đối chi phí. Nếu những quy định trong dự thảo luật tăng thêm nhiều bất lợi, chúng tôi e ngại sẽ khó hợp tác với các đối tác nước ngoài do phải đảm bảo quá nhiều quy định về điều kiện làm việc, thời gian làm thêm….Chúng tôi mong muốn luật cần hài hòa giữa lợi ích của người Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên:
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên |
Hiện tôi có 16 doanh nghiệp nhưng tháng 10 này nhiều đơn hàng đã không giữ được do chi phí lao động tăng cao. Nếu trước đây gia công được khoảng 2 triệu USD giờ chỉ còn khoảng 1,5 triệu USD. Trong số 16 công ty của chúng tôi chỉ có 8 công ty làm ăn có lãi. Trong bối cảnh như vậy, giữ được việc cho lao động đã là quá tốt. Hiện, dự thảo luật lại đưa ra những quy định làm dây trói chân doanh nghiệp lại.
Chúng ta đã nghèo, chậm lại làm ít đi nữa thì doanh nghiệp sẽ bị chết trước mà doanh nghiệp chết thì đất nước sẽ không còn gì. Trong bối cảnh đó, hiện, Bangladesh với 170 triệu dân, Ấn Độ với 1,3-1,5 tỷ dân đang giành giật thị trường với chúng ta. Tình hình khó khăn thể hiện ở ngay năm nay khi doanh nghiệp chúng tôi mỗi năm đóng góp khoảng 100 tỷ cho ngân sách tỉnh nhưng năm nay sẽ giảm còn khoảng một nửa.
Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sông Hồng:
Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sông Hồng |
Về thời gian làm việc và thời gian làm thêm, tôi đề nghị không tranh cãi giữa 44 giờ với 48 giờ làm việc mỗi tuần mà nên giữ nguyên như trước.
Hiện ở Việt Nam trừ một số rất ít doanh nghiệp có năng lực về kĩ thuật công nghệ hay lợi dụng được nguồn tài nguyên dồi dào thì có tới 90-95% số doanh nghiệp rất nhỏ và èo uột. Hàng hóa đầu ra thì luôn bấp bênh, giá cả từ người đặt hàng mỗi ngày một giảm vì sức ép từ thị trường tiêu thụ. Khi hàng hóa như vậy, đầu tưnhư vậy thì lấy đâu ra năng suất cao để có thu nhập cao, để mà tích lũy tài chính dồi dào sẵn sàng bù đắp cho người lao động khi làm ăn không thuận.
Về lương lũy tiến, thông thường, chỉ có trả lương theo sản phẩm lũy tiến chứ không ai trả lương thời gian lũy tiến. Nếu trả lương lũy tiến theo thời gian thì cực kì nguy hiểm bởi sẽ kéo theo sự bùng phát và dung dưỡng cho thói lười nhác, vô trách nhiệm, vô kỉ luật, vốn đang là điều tệ hại phổ biến nhất của số đông người lao động Việt.
Riêng ngành may, chủ yếu nhập vải từ nước ngoài nên luôn bị động về chính sách giá từ nước xuất khẩu còn nhà nhập khẩu luôn thay đổi rất nhanh về mẫu mã, quyết định tức thời việc thêm bớt hay cắt bỏ đơn hàng tùy theo chiều thuận hay nghịch của thị trường tiêu thụ...làm chúng tôi nhiều khi rất khốn đốn. Khi kế hoạch sản xuất bị đảo lộn, nếu không làm thêm giờ ở một số thời điểm nào đó, không giao hàng kịp, hoặc bị phạt, hoặc phải vận tải bằng máy bay, coi như hết cả công lẫn lãi. Nhưng khi làm thêm giờ, tiền công sản phẩm ngoài giờ trả cho người lao động không những cao hơn gấp bội đơn giá bình thường mà lại còn không được tính vào chi phí giá thành, phải trừ vào lợi nhuận doanh nghiệp.
Tôi đề nghị tăng thêm giờ làm thêm lên 400 hay 500 giờ/ năm với 3 mục đích chính: Người lao động có thêm một lượng thời gian vừa phải để làm việc trên cơ sở máy móc, thiết bị và hàng hóa hiện hữu của doanh nghiệp để tăng thêm một khoản thu nhập; doanh nghiệp có khoảng thời gian an toàn để xử lý các tình huống bất bình thường. Các chi phí làm ngoài giờ về tiền công, năng lượng...rất cao, nên doanh nghiệp hoàn toàn không coi đó là khoảng thời gian làm việc nhằm thu thêm lợi nhuận. Không ít doanh nghiệp đã phải chịu tổn thất nặng nề vì qui định thời gian làm việc ngặt nghèo ở Việt nam, hàng nghìn lao động ở các nơi đó đã bị rơi vào thảm cảnh mất việc làm. Vậy nên tôi đề nghị khung làm thêm giờ cho các doanh nghiệp khoảng 450- 500 giờ/ mỗi năm là ổn thỏa và đủ an toàn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đề xuất nâng tiêu chuẩn khí thải đối với mô tô lên mức 4
- ·Đánh bại Chelsea, Liverpool trở lại ngôi đầu
- ·Đội hình Quả bóng Vàng xuất sắc nhất: Ai xứng đáng ngang hàng Messi, Ronaldo?
- ·Văn Toàn kịp trở lại tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024
- ·Bình Phước chính thức “số hóa” lĩnh vực tài nguyên, môi trường
- ·Thắng kiện HAGL, ngoại binh vẫn phải đi 'đá phủi' kiếm sống ở Pleiku
- ·Sao trẻ HAGL giúp U17 Việt Nam thắng trận đầu tiên ở vòng loại U17 châu Á 2025
- ·Tái hiện ấn tượng các CLB V.League trong đoạn phim về mùa giải 2024
- ·Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ
- ·Đặng Văn Lâm tỏa sáng trên sân, màn ăn mừng càng khiến dân mạng thích thú
- ·Hà Nội tăng cường các biện pháp cấp bách phòng dịch COVID
- ·Xác định 16 đội bóng dự giải U17 châu Á 2025
- ·Tuyển thủ Indonesia xuất ngoại: Tệ hơn Công Phượng, 2 tháng không đá phút nào
- ·Nhà vô địch AFF Cup 2008 động viên Nguyễn Filip và Đặng Văn Lâm
- ·Những lợi ích ghế massage trị liệu mang lại cho người sử dụng
- ·Thế trận đảo chiều, CLB Hà Nội may mắn thoát thua Hà Tĩnh
- ·Sân pickleball chuẩn quốc tế có kích thước dài, rộng bao nhiêu?
- ·Bảng xếp hạng vòng loại U17 châu Á 2025
- ·khai mạc phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Chi tiết cách tính điểm pickleball cực đơn giản