【kết quả tỷ số giải vô địch tây ban nha】Trái phiếu doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất ngân hàng giảm
Các doanh nghiệp hạn chế phát hành do Covid-19
Theo số liệu từ Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), trong tháng 2/2020 có 15 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tổng lượng phát hành là 5.574 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bất động sản phát hành 4.025 tỷ đồng, chiếm 72% lượng phát hành trong tháng.
Như vậy, lượng phát hành TPDN tháng 2 thu hẹp, chỉ bằng 41% lượng phát hành trong tháng 1/2020, dù số ngày làm việc nhiều hơn do tháng 1 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Qua đó phần nào phản ánh sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp.
Cũng theo số liệu của SSI Research, tổng lượng TPDN phát hành 2 tháng đầu năm 2020 là 19.398 tỷ đồng, với kỳ hạn bình quân 4,75 năm, lãi suất bình quân là 10,07%/năm. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 11.639 tỷ đồng (chiếm 60%). Nhóm doanh nghiệp khác phát hành 6.001 tỷ đồng (chiếm 31%) bao gồm: Tập đoàn Sovico phát hành 2.000 tỷ đồng; Công ty CP Ô tô Trường Hải phát hành 2.000 tỷ đồng; VinFast phát hành 950 tỷ đồng… Trong giai đoạn này chỉ có 2 ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu là ACB (230 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm) và TPB (552 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm) đều là các trái phiếu đủ tiêu chuẩn tính vào vốn cấp 2.
Các nhà đầu tư cá nhân mua 2.572 tỷ đồng TPDN trong tháng 2, lũy kế 2 tháng 2020 mua 4.926 tỷ đồng, trong đó mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản là 4.115 tỷ đồng, còn lại là mua trái phiếu của TPB, MBS, TCBS. Các ngân hàng VPB, MBB, TPB, TCB mua vào 2.738 tỷ đồng; TCBS mua 675 tỷ đồng trái phiếu VinFast; còn lại ghi chung chung là nhà đầu tư tổ chức.
Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam cũng cho biết, trong tháng 02/2020 lượng TPDN phát hành có ghi nhận giảm so với tháng 01/2020, khi giá trị trái phiếu phát hành chỉ bằng khoảng hơn 40% so với tháng đầu năm.
Theo ông Ngọc, về cơ bản, số liệu hàng tháng có thể do nhiều nguyên nhân tác động, cụ thể như: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp; kế hoạch phát hành trái phiếu của doanh nghiệp; sự quan tâm và khả năng hấp thụ (mua) trái phiếu của nhà đầu tư trong mỗi đợt phát hành; diễn biến dòng vốn trên thị trường tài chính…
“Với các yếu tố trên thì trong tháng 02/2018 đều theo hướng bất lợi do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, xu hướng thị trường chứng khoán sụt giảm, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng lớn, nhà đầu tư nội hạn chế giao dịch trên cổ phiếu và khá thờ ơ với các kênh đầu tư khác như trái phiếu hay bất động sản,… Tôi cho rằng, chính điều này có thể đã khiến cho tổng giá trị trái phiếu phát hành trong tháng 2 sụt giảm đáng kể” – ông Ngọc phân tích.
Lãi suất ngân hàng giảm không ảnh hưởng nhiều tới TPDN
Chuyên gia của VNCS cho biết thêm, trái phiếu doanh nghiệp là thị trường mới có sự phát triển đáng kể từ năm 2018 và tăng trưởng mạnh trong năm 2019 và vẫn được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển khả quan trong thời gian tới, mặc dù ngắn hạn cũng đang chịu tác động tiêu cực từ Covid-19.
Thời gian tới, với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay sẽ phần nào hỗ trợ tốt cho hệ thống doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lý hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có rất nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực lại có nhu cầu vốn cao, chính vì vậy ngoài kênh tín dụng thì kênh trái phiếu vẫn là một lựa chọn tốt để huy động vốn cho phát triển kinh doanh. “Thậm chí, khi mặt bằng lãi suất tín dụng thấp hơn cũng kéo theo lợi suất trái phiếu thấp hơn, điều này càng có lợi cho doanh nghiệp phát hành” – ông Ngọc cho hay.
Mặt khác, ông Đỗ Bảo Ngọc phân tích thêm, việc điều chỉnh mặt bằng lãi suất cho vay cũng đi đôi với việc điều chỉnh trần lãi suất huy động, do đó, cơ bản là lãi tiền gửi có xu hướng giảm. Khi đó, đối với nhà đầu tư thì việc đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp lớn, có uy tín và tài sản đảm bảo tốt và có mức lợi suất tốt hơn lãi tiền gửi lại là kênh đầu tư hấp dẫn. “Điều này cũng là một điểm thu hút nhà đầu tư vào kênh trái phiếu trong điều kiện thị trường chứng khoán giảm và lãi tiền gửi ở mức thấp” – ông Ngọc nhấn mạnh.
Với thực tế nêu trên, Phó Tổng giám đốc VNCS cho rằng, thị trường TPDN vẫn có nhiều cơ hội phát triển một cách quy củ và quy mô hơn trong tương lai. Theo dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 163/2017/NĐ-CP, nhiều khả năng cơ quan quản lý sẽ áp dụng các quy định chặt chẽ hơn đối với việc phát hành TPDN. Điều nay sẽ giúp thị trường TPDN phát triển bền vững, minh bạch và an toàn hơn đối với nhà đầu tư. Như vậy, khi chất lượng trái phiếu sẽ được cải thiện đáng kể sẽ tạo thêm niềm tin đối với các cá nhân và tổ chức khi tham gia vào thị trường TPDN./.
Duy Thái
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hà Nội: Thực hiện ngay các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn khu vực Khu Liên hợp xử lý rác thải Só
- ·Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông Nghiệp
- ·Trường hợp khai bổ sung và nộp C/O bị từ chối?
- ·Giá xăng hôm nay 23/5: Đồng loạt tăng mạnh, lập mức kỷ lục mới
- ·Thêm 10 ca nhiễm Covid
- ·Chiến dịch Giờ Trái đất 2019: Lan tỏa mạnh mẽ tới sinh viên
- ·Ghi nhận vướng mắc của các hãng tàu liên quan tới Nghị định 128
- ·VASSCM: Đột phá trong cải cách thủ tục hải quan tại sân bay Nội Bài
- ·Cần lên phương án ứng phó kịp thời, tránh để tình trạng người dân thiếu đói do bị chia cắt bởi mưa l
- ·Vĩnh Phúc: Nhiều giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ
- ·Bộ Công Thương khuyến cáo về việc đảm bảo chất lượng khẩu trang xuất khẩu
- ·Nhiều điểm mới đối với hoạt động hàng quá cảnh
- ·Khuyến công Tây Ninh: Hút vốn đối ứng
- ·Lần đầu tiên trong 20 năm, đồng Euro gần ngang giá với USD
- ·Bảng xếp hạng PCI 2019 và những thành công về cải cách ở các địa phương
- ·Bình Dương: Khẩn trương triển khai các giải pháp thu xuất nhập khẩu năm 2021
- ·Infographics: Những điểm mới tạo thuận lợi cho người nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2020
- ·Ngành Hải quan: Triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid
- ·Yêu cầu xử lý 2 thanh tra vắng mặt trong buổi quét bài thi tại Hà Giang
- ·Bốn hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng bạn nên biết