【bóng đá keo nhà cái】Hiệu quả từ Câu lạc bộ Phụ nữ dân tộc với pháp luật
Sau hơn 2 năm thành lập và đi vào hoạt động,ệuquảtừCulạcbộPhụnữdntộcvớiphpluậbóng đá keo nhà cái Câu lạc bộ Phụ nữ dân tộc với pháp luật (CLB), ở ấp 7, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, đồng thời góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhiều hội viên phụ nữ ấp này.
Buổi sinh hoạt của CLB Phụ nữ dân tộc với pháp luật, ở ấp 7, xã Vị Tân.
Ra đời vào tháng 6-2014, CLB thu hút trên 40 hội viên là chị em phụ nữ người dân tộc Khmer trên địa bàn ấp 7, xã Vị Tân tham gia. Cứ 2 tháng/lần, các hội viên lại quây quần tại nhà của chị Thị Tre để tổ chức sinh hoạt. Tại đây, các chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tuyên truyền, phổ biến nhiều quy định của pháp luật như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Đất đai…
Bà Út Rem cho biết: “Phần đông bà con Khmer ở đây chủ yếu sống bằng nghề làm nông nên đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn cũng không cao. Từ khi tham gia vào CLB, tôi mới biết được như thế nào là bình đẳng giới, rồi chuyện chồng đánh vợ trước cứ tưởng là bình thường, nhưng giờ biết đây là việc vi phạm pháp luật nên tôi cũng chia sẻ với nhiều chị em trong ấp để mọi người cùng biết mà tuyên truyền và phòng tránh”.
Để tạo không khí sôi nổi trong mỗi kỳ sinh hoạt, CLB còn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, trả lời câu hỏi. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã còn phối hợp với trợ giúp viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh xuống tham gia các buổi sinh hoạt của CLB để tuyên truyền, giải đáp trực tiếp nhiều thắc mắc về pháp luật cho hội viên.
Chị Nguyễn Thị Kiểu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vị Tân, cho biết: Trước đây, địa bàn ấp 7 thường xuyên xảy ra các vụ việc mâu thuẫn, bạo lực gia đình, tranh chấp tiền bạc,… từ khi CLB Phụ nữ dân tộc với pháp luật được thành lập và thu hút được sự tham gia của phần lớn chị em trong ấp, thì các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp cũng giảm dần, tình trạng vi phạm pháp luật cũng rất ít khi xảy ra.
Hiện nay, phụ nữ đóng vai trò khá quan trọng trong gia đình, khi họ có sự hiểu biết nhất định về pháp luật sẽ có những ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức của các thành viên. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho chị em là người dân tộc, CLB còn quan tâm đến việc phát triển kinh tế gia đình cho hội viên. Tại các buổi sinh hoạt, các chị còn tham gia đóng góp vào tổ hùn vốn trong CLB để tương trợ, giúp nhau sản xuất, ổn định cuộc sống.
Chị Thị Tre bộc bạch: “Lúc đầu tham gia CLB tôi cũng chưa hiểu gì nhiều về pháp luật, giờ được nghe các chị em trong Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tuyên truyền nhiều, nên mình cũng nắm được quy định như nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, rồi khi kết hôn phải đến UBND xã để đăng ký; vợ chồng thì bình đẳng với nhau về quyền lợi…”.
Còn anh Danh Bình chia sẻ: “Từ ngày vợ tham gia CLB tôi cũng cùng vợ tìm hiểu thêm kiến thức pháp luật và thấy còn nhiều quy định của Nhà nước mình chưa biết. Trước cứ tưởng đàn ông là trụ cột trong gia đình nên phải có quyền hơn, giờ biết được Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới quy định vợ và chồng đều bình đẳng với nhau về quyền lợi, nên có quyết định chuyện gì quan trọng là vợ chồng tôi cùng bàn bạc trước, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình cũng thuận hòa, vui vẻ hơn”.
Cũng theo chị Nguyễn Thị Kiểu, dù nhận thức pháp luật của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên việc tham gia vào những mô hình như CLB Phụ nữ dân tộc với pháp luật đã dần tạo nên thói quen sống và làm việc theo pháp luật; hàng tháng, tại các buổi sinh hoạt các chị đều rất tích cực tham gia, mạnh dạn đưa ra quan điểm về những vấn đề mình thắc mắc, nên không khí những buổi sinh hoạt cũng rất vui tươi, sôi nổi.
Qua hiệu ứng tích cực mang lại, những mô hình như CLB Phụ nữ dân tộc với pháp luật, ở ấp 7, xã Vị Tân, đã và đang tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Từ đó đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ dân tộc trong gia đình, góp phần ổn định đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao dân trí trong vùng đồng bào dân tộc.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Chồng chéo trong tuyển dụng và phân bổ giáo viên, tháo gỡ thế nào?
- ·Hội phụ huynh cãi nhau ỏm tỏi chuyện 'tặng quà hay tiền cho cô giáo ngày 20/11'
- ·Ham lợi trước mắt, nhiều sinh viên bất chấp bỏ học chính để đi học hộ, thi hộ
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Hà Nội sẽ vinh danh 70 nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo
- ·Thắng tuyệt đối 4 vòng thi, 10X TP.HCM ẵm vòng nguyệt quế tháng đầu tiên Olympia
- ·Vua Quang Trung ba lần viết chiếu cầu hiền vị danh sĩ nào?
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·'Đều như vắt chanh' hay 'đều như vắt tranh' mới chuẩn thành ngữ?
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Thần đồng 2 tuổi thuộc bảng tuần hoàn hoá học, 10 năm sau vào đại học danh giá
- ·Đề xuất miễn học phí ngành Y: Hay nhưng không thực tế?
- ·Thành phố Bắc Ninh đề xuất thí điểm dạy học 5 ngày/tuần ở cấp THCS
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối
- ·Danh tướng một tai có công giúp 3 đời vua Ngô đánh tan giặc là ai?
- ·Thầy hiệu trưởng viết thư ngỏ xin 'đổi quà' ngày 20/11
- ·Thủ tướng: Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn của giáo viên
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Người cha ôm ảnh con trai nhận giải thưởng viết về người thầy nhân ngày 20/11