【kết quả azerbaijan】Gần 26.000 doanh nghiệp đóng cửa trong một tháng
Gần 26.000 doanh nghiệp đóng cửa trong một tháng
Số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong tháng đầu năm 2021 tăng 36% so với cùng kỳ, lên đến 25.750 doanh nghiệp.
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong số này có hơn 18.000 doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn, phần còn lại là ngừng hoạt động chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng, lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh tăngcao so với cùng kỳ cho thấy sự ảnh hưởng rộng và lâu dài của Covid-19. Một nguyên nhân khác là các doanh nghiệp thường chờ đợi sang năm mới để tìm hướng đi, mặt hàng, đối tác phù hợp... rồi mới triển khai kế hoạch kinh doanh tiếp theo.
Bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến - chế tạo, xây dựng, dịch vụ việc làm... là những ngành có lượng doanh nghiệp rời thị trường lớn nhất. Phần lớn đều có quy mô nhỏ và được thành lập chưa lâu.
"Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động từ những cú sốc bên ngoài", báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh viết.
Theo Cục này, để giảm số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường thì ngoài cải thiện môi trường đầu tư, Chính phủ và các bộ cần hoạch định các chính sách thúc đẩy sự phục hồi và phát triển cho nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ. Đồng thời, gia hạn các gói hỗ trợ doanh nghiệpvượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 1 cũng có hơn 10.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường, tăng gần 22% so với cùng kỳ. Có 13 trong số 17 ngành nghề ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng, nhiều nhất là sản xuất, phân phối điện – nước – gas; khai khoáng, y tế, xây dựng... một phần vì đây là những ngành nghề kinh doanh thiết yếu.
Nguyên nhân khác đến từ sự chuyển dịch xu hướng kinh doanh từ các ngành bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh sang những ngành ít rủi ro hơn, đón đầu làn sóng giải ngân vốn đầu tư công.
Vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn này đạt 15,4 tỷ đồng, biến động nhẹ so với cùng kỳ. Nhờ đó tổng vốn đổ vào nền kinh tế (bao gồm vốn của doanh nghiệp mới thành lập và đăng ký bổ sung) đạt trên 395.000 tỷ đồng.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, đây là tín hiệu tích cực cho thấy niềm tin của người dân đối với sự phục hồi của kinh tế và hiệu quả ban đầu của các chính sách mới như Luật Doanh nghiệp 2020; Nghị định 122 về tích hợp trực tuyến bốn quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, khai trình lao động và sử dụng hoá đơn thành một...
- ·Sốc khi biết bố ngoại tình với mẹ của bạn trai
- ·Quảng Trị sẽ xử lý các hiện tượng “sốt nóng”, “đóng băng” bất động sản
- ·Vẫn ban hành bảng giá đất hàng năm, bỏ phương pháp thặng dư trong định giá
- ·Luật An ninh mạng: Những thông tin bị cấm và hình thức xử lý
- ·Có con chung nhưng không đăng ký, ly hôn như nào?
- ·Lo gói 120.000 tỷ đồng “ế” vì lãi suất cao, nguồn cung thiếu
- ·Phú Yên có 9 dự án nhà ở đang triển khai
- ·Thống nhất về chính sách đất đai, nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam
- ·Prudential trao 100 triệu ủng hộ nạn nhân dioxin
- ·Quảng Ninh: Thỏi nam châm hút khối nguồn lực khổng lồ
- ·Hồi âm đơn thư cuối tháng 11/2013
- ·Xử lý tình trạng đổ chất thải hai bên đường Mỹ Phước
- ·Nguy cơ phá vỡ quy hoạch sử dụng đất khi chuyển đổi condotel
- ·Khiếu nại của bà Nguyễn Thị Lệ Hằng, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An: Cần được xem xét thấu đáo!
- ·Nghi chồng ngoại tình vì lười 'gần vợ'
- ·Bịt “lỗ hổng” trong quy định giải phóng mặt bằng
- ·Nhà ở xã hội tiền tỷ thách thức người lao động
- ·Chợ tự phát mọc trong hẻm Phạm Ngọc Thạch, gây cản trở giao thông
- ·Cha bỏ rẫy cà phê lo cứu con trai ung thư
- ·Bắt quả tang hai cơ sở xử lý chất thải công nghiệp không phép