【tỷ lệ cược châu âu】Bộ Công Thương cảnh báo hợp đồng “lạ” khi mua bán căn hộ chung cư
Xuất hiện hợp đồng “lạ” khi mua căn hộ chung cư
Thelạtỷ lệ cược châu âuo phản ánh của hàng trăm hộ dân tại dự án Sơn Tịnh 2, TP. Vũng Tàu, dù đã an cư được hơn 10 năm, đến nay các hộ dân mới “tá hoả” khi biết ngôi nhà của mình chỉ là căn hộ du lịch (condotel) dù trên hợp đồng mua bán ghi rõ là “nhà ở”. “Chúng tôi là cư dân thuộc tòa nhà Sơn Tịnh 2 tại 2A Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu. Khi chúng tôi mua nhà (năm 2011) là hợp đồng mua bán nhà ở, giờ lại được thông báo là căn hộ dịch vụ du lịch” - đơn phản ánh của cư dân nêu rõ.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, gần đây đơn vị nhận được phản ánh của một số người tiêu dùng về hợp đồng giao dịch liên quan đến căn hộ chung cư như trường hợp tại dự án Sơn Tịnh 2, TP. Vũng Tàu. Cụ thể, người tiêu dùng phản ánh hai bên ký kết một số loại hợp đồng có tên gọi như “Hợp đồng mua bán quyền căn hộ”, “Hợp đồng chuyển nhượng tài sản”, trong đó đối tượng mua bán là dạng hợp đồng căn hộ du lịch hoặc quyền sử dụng căn hộ (chứ không phải quyền sở hữu).
Điều đáng nói, trong các hợp đồng này đều không căn cứ vào Luật Nhà ở, văn bản đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng hay hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng đối với nghĩa vụ tài chính của bên bán trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bàn giao căn hộ và thời hạn sử dụng các loại căn hộ này ghi trong hợp đồng là 50 năm.
Bên cạnh đó, đối với dạng hợp đồng mua bán quyền căn hộ, trong hợp đồng chỉ đề cập đến các quyền sử dụng của người mua như quyền sử dụng căn hộ, quyền sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung... mà không đề cập tới quyền sở hữu cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua.
Ngoài ra, trong quá trình chào bán cũng như giao kết hợp đồng, bên mua phản ánh họ được chủ đầu tư thông báo đã đăng ký các mẫu hợp đồng này với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng và đã được xác nhận, đồng thời việc ký kết phù hợp với quy định pháp luật. Do đó, người mua đề nghị Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cung cấp các thông tin cụ thể về hợp đồng đã đăng ký tại Cục liên quan đến căn hộ được đề cập tai các hợp đồng đã ký kết.
“Thực tế, đã có những trường hợp người dân mua phải dạng căn hộ nghỉ dưỡng/du lịch (condotel) nhưng tưởng nhầm là mua căn hộ chung cư thông thường. Đến khi về ở, họ mới biết được đây là căn hộ condotel và rất nhiều bất cập đã phát sinh từ việc “nhầm lẫn” này, ví dụ như không được đăng ký hộ khẩu thường trú dẫn tới những thiệt thòi trong việc học hành của con cái hay việc khám chữa bệnh theo tuyến” - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông tin.
Dự án Sơn Tịnh 2, số 2A Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu là trường hợp thực tế người dân mua phải dạng căn hộ nghỉ dưỡng/du lịch (condotel) nhưng tưởng nhầm là mua căn hộ chung cư thông thường |
Kiểm tra, xác minh, tìm hiểu kỹ khi ký kết hợp đồng
Đối với những trường hợp nêu trên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý người mua trước khi tiến hành các giao dịch liên quan đến căn hộ, cần kiểm tra những thông tin cơ bản trong hợp đồng được bên bán cung cấp để xác định chính xác đối tượng mà mình muốn mua.
Ví dụ, đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, trong đó sẽ quy định đối tượng mua bán của hợp đồng là “căn hộ chung cư”. Cùng với đó, hợp đồng phải có các căn cứ quan trọng xác lập hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; văn bản bảo lãnh của ngân hàng về việc bảo lãnh nghĩa vụ của chủ đầu tư liên quan đến việc chậm bàn giao căn hộ và thông báo của Sở Xây dựng thành phố về việc bán nhà ở hình thành trong tương lai (đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư hình thành trong tương lai) hoặc biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của cơ quan có thẩm quyền (đối với hợp đồng mua bán căn hộ có sẵn). Trong hợp đồng phải ghi rõ mục đích sử dụng căn hộ để ở. Bên mua được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…
Đặc biệt cần lưu ý, trong trường hợp hợp đồng có những quy định gây khó hiểu hoặc “lạ lẫm” với người tiêu dùng như “căn hộ du lịch”, “căn hộ khách sạn”, “hợp đồng mua bán quyền tài sản”, “hợp đồng chuyển nhượng tài sản”, “dự án không hình thành đơn vị ở”..., bên mua cần yêu cầu đơn vị bán hàng giải thích và cung cấp cơ sở pháp lý, đồng thời tự mình tìm hiểu thêm thông tin qua nhiều kênh khác nhau (như các cơ quan xây dựng, các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).
Đồng thời, xác minh thông tin về bản hợp đồng được cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua. “Đối với các hợp đồng liên quan đến bất động sản, theo quy định doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư tại cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thẩm quyền trước khi giao kết với người tiêu dùng. Các dạng hợp đồng liên quan đến bất động sản khác không phải là mua bán căn hộ chung cư không thuộc đối tượng đăng ký tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng” - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý.
Vì vậy, để tránh trường hợp chủ đầu tư cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác về việc đăng ký, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo khách hàng cần xác minh lại chính xác bản hợp đồng đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua.
Thứ nhất, tra cứu thông tin về hợp đồng được thông qua của chủ đầu tư (nếu có) trên trang thông tin điện tử của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hoặc Sở Công Thương nơi có dự án hoặc liên hệ trực tiếp để biết thêm thông tin chi tiết.
Thứ hai, tiến hành đối chiếu bản hợp đồng được cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua (nếu có) với bản được chủ đầu tư cung cấp. “Người dân lưu ý chỉ đặt cọc, ký kết bất kỳ giấy tờ gì hoặc hợp đồng mua bán với bên bán một khi đã hiểu rõ về đối tượng giao dịch và đã nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng cũng như các giấy tờ pháp lý có liên quan” - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt duy trì kim ngạch xuất khẩu
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Toà án sẽ xử lý tài sản của 3 người qua đời
- ·Bắt quả tang đối tượng giả công an cưỡng đoạt tiền người vi phạm giao thông
- ·Trực thăng đưa 2 bệnh nhân nguy kịch từ Trường Sa về đất liền
- ·Thủ tướng mong muốn Mặt trận 'phản biện sắc sảo, chân tình'
- ·Xe container gây tai nạn liên hoàn, xa lộ Hà Nội kẹt cứng gần 3km
- ·Điều chỉnh lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng, xét mức trợ cấp hưu trí hợp lý
- ·Vụ bỏ quên học sinh trên ô tô: Để 'mất bò mới lo làm chuồng' là điều đáng tiếc
- ·Doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng n
- ·Thủ đoạn dùng AI dẫn dụ 'chat nhạy cảm' rồi tống tiền, người độc thân cảnh giác
- ·Thực hư chuyện tài xế Mai Linh hòa giải với người đánh mình nhập viện
- ·Thông tin bất ngờ về 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau' xây trên đất nuôi trồng thuỷ sản
- ·Kiểm tra nồng độ cồn lúc 0h, phát hiện tài xế vi phạm gấp 1,5 lần 'kịch khung'
- ·Cây cổ thụ ở Cung Văn hóa thể thao thanh niên Hải Phòng bật gốc, đè bẹp ô tô
- ·Bộ NN&PTNT: Lượng thịt lợn đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước
- ·Dùng gậy sắt gỡ diều mắc ở trạm biến áp, một bé trai bị điện giật tử vong
- ·Chủ tịch nước cử sĩ quan Quân đội làm nhiệm vụ tại trụ sở Liên Hợp Quốc
- ·Quốc hội thông qua Luật Đường bộ, quy định mới về cao tốc, trạm dừng nghỉ
- ·Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới vì số người chết vì bệnh lao
- ·Người đàn ông ở Hà Nội mất gần 10 tỷ, cách lừa khiến cư dân mạng giật mình