【bảng xếp hạng giải nhật bản】“Điện tử hóa” hoạt động hải quan
Khoảng 50.000 DN có hoạt động XNK trên cả nước chắc hẳn không còn xa lạ gì với việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Và thủ tục hải quan điện tử chỉ là một trong rất nhiều hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đã được “điện tử hóa” và “phủ sóng” rộng khắp của cơ quan Hải quan. Theo Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan), hiện nay việc ứng dụng CNTT đã được thực hiện rộng rãi, toàn diện trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Hải quan như: Giám sát quản lý về hải quan; quản lý, thu thuế XNK; quản lý rủi ro; kiểm tra sau thông quan; chống buôn lậu… Đến thời điểm hiện tại ngành Hải quan đã được đầu tư trang bị một hạ tầng CNTT hiện đại, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Nếu như năm 2000 toàn Ngành mới chỉ có 25 máy chủ, 487 máy trạm, 145 máy in thì đến nay con số này đã nâng lên 1.300 máy chủ các loại, 10.520 máy trạm và 3.550 máy in, đảm bảo mỗi CBCC đều có máy tính nối mạng để làm việc.
Dẫn ra những con số, những chỉ tiêu nêu trên để thấy được quy trình ứng dụng cũng như mức độ phức tạp của hệ thống CNTT ngành Hải quan. Và điều này đang góp phần đắc lực vào tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN. Đại diện Cục CNTT và Thống kê Hải quan đưa ví dụ: Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử (trên Hệ thống VNACCS/VCIS) giúp cho DN được thực hiện thủ tục hải quan 24 giờ trong tất cả các ngày trong tuần (24/7); đơn giản hóa yêu cầu nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan trên cơ sở cho phép áp dụng chứng từ điện tử, chữ ký số; thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan của hệ thống thủ tục hải quan điện tử nhanh (chỉ từ 1 đến 3 giây); trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, gần 60% bộ hồ sơ hải quan được thông quan ngay và DN có thể lấy hàng tại các cảng… Những tiện ích này giúp DN giảm chi phí do không phải thực hiện hồ sơ giấy, đồng thời tăng cường khả năng kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước. Thủ tục hải quan điện tử đã tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của một cơ quan Hải quan hiện đại, làm tiền đề cho việc triển khai các cam kết quốc tế và cải cách thủ tục hành chính chung của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
Đối với công tác quản lý trong nội bộ ngành Hải quan, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT cũng giúp tiết giảm đáng kể chi phí quản lý hành chính. Điển hình như công tác quản lý thu thuế, trước khi ứng dụng CNTT phục vụ công tác lưu giữ, chứng từ, sổ sách nộp thuế, các đơn vị Hải quan phải sử dụng khoảng 30.000 quyển sổ (sổ thanh toán đối tượng nộp thuế) để theo dõi nợ thuế của DN, đó là chưa kể đến các loại sổ chi tiết, tổng hợp tài khoản các báo cáo kế toán bằng giấy... Nhưng sau khi chuyển sang lưu giữ toàn bộ ở dạng điện tử đã loại bỏ được số lượng sổ sách đồ sộ này.
Có thể nói, công tác ứng dụng CNTT trong lĩnh vực Hải quan đã được triển khai ở cả bề rộng lẫn chiều sâu, tạo thuận lợi cho cả cộng đồng DN lẫn công tác quản lý của cơ quan Hải quan, tạo ra những bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính.
Góp phần quan trọng nhất vào việc xây dựng, vận hành hệ thống CNTT đồ sộ của ngành Hải quan cả về quy mô máy móc, trang thiết bị, cũng như cơ sở dữ liệu như đề cập ở trên chính là đội ngũ những “hiệp sỹ” CNTT ngành Hải quan. Từ nhiều năm qua, để phục vụ chủ trương hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Tổng cục Hải quan luôn chú trọng xây dựng một lực lượng CBCC làm việc trong lĩnh vực CNTT mạnh về cả số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn Ngành đã hình thành được đội ngũ khoảng 400 CBCC (cả ở Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan địa phương) đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đủ năng lực đảm nhận các nội dung phức tạp, triển khai các dự án lớn. Trong đó Cục CNTT và Thống kê Hải quan được xem là đơn vị chủ công.
Lãnh đạo Cục tâm sự: Nhằm đảm bảo yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT mạnh mẽ trong ngành Hải quan, với chức năng, nhiệm vụ được giao, đơn vị luôn chủ động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực CNTT và thống kê hải quan không chỉ trong nội bộ đơn vị mà đã phát triển cho toàn Ngành, đảm bảo nguồn nhân lực để triển khai các ứng dụng lớn về CNTT như thủ tục hải quan điện tử; Cơ chế một cửa quốc gia... Bên cạnh đó, Cục cũng đảm bảo công tác tập huấn, đào tạo để CBCC toàn Ngành có trình độ tin học và sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong công tác nghiệp vụ.
Song song với thực hiện nhiệm vụ trong Ngành, quá trình triển khai, vận hành các hệ thống CNTT, Cục CNTT và Thống kê Hải quan cũng dành sự quan tâm, hỗ trợ nâng cao nguồn lực về CNTT của hơn 50.000 DN hoạt động trong lĩnh vực XNK.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đáp án đề thi môn Hóa mã đề 201, 202, 203, 204, 205 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Hải quan Đồng Tháp liên tục bắt thuốc lá nhập lậu
- ·“Thuốc kháng sinh mua ở Việt Nam cả nghìn viên cũng được”
- ·Cúm H5N1 trên người có nguy cơ tái xuất
- ·Thủ tướng đồng ý đề nghị cấp phép bay cho Bamboo Airways
- ·Bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” cho con
- ·Nhân rộng việc tạo lập, quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân
- ·Ấn Độ lấy ngày hạ cánh xuống mặt trăng làm Ngày Vũ trụ Quốc gia
- ·Hà Nội kỷ luật 1 Phó Chánh thanh tra Sở và hàng loạt cán bộ thanh tra xây dựng
- ·Ngành y tế giảm chi từ ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng
- ·Gần 8.000 tỷ đồng đầu tư xây hầm vượt biển nối 2 bờ di sản Vịnh Hạ Long
- ·PVcomBank dành tặng điểm PVOne cho các khách hàng nữ nhân dịp 8/3
- ·Kỳ thị với bệnh nhân phong đã là chuyện quá khứ
- ·Hải quan TPHCM phát hiện hàng lậu trị giá trên 500 tỷ đồng
- ·Luật sư: Phạt đến 10 triệu đồng nếu chủ nhà trọ thu tiền điện giá cao
- ·Kiev mua module chống UAV của Australia, biên phòng Ukraine nhận thêm thiết giáp
- ·Nan giải tuyển dụng bác sĩ về cơ sở
- ·Giám sát dịch tễ, khống chế bệnh sốt rét tại Nam Đông
- ·Chuyên gia chỉ điểm 7 món ăn nhiều giúp trẻ hóa từ trong ra ngoài
- ·Hải quan Hà Tĩnh phối hợp bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép ma túy