【lich thi dau italia】Anh rời EU: Áp lực tỷ giá và cơ hội với thị trường Việt Nam
Các chuyên gia đánh giá “cuộc chia tay” này sẽ ảnh hưởng lớn và lâu dài đối với kinh tế Anh,ờiEUÁplựctỷgiávàcơhộivớithịtrườngViệlich thi dau italia EU cũng như cả thế giới. Ở châu Á, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu tác động lớn nhất ở cả hai mặt, tích cực và tiêu cực.
Áp lực bất ngờ với tỷ giá
Trước tiên, các nhà kinh tế đều nhận định Brexit sẽ khiến GDP của cả Anh và EU giảm. Theo dự đoán của Ngân hàng Natixis, mức tăng trưởng GDP của Anh sẽ giảm còn 1,6% (so với 2,1% nếu ở lại EU) vào năm 2016 và 0,5% vào năm 2017. Với EU, mức suy giảm sẽ nhẹ hơn, vào khoảng 1,4% trong năm 2016 và 1,2% năm 2017. Như vậy, thương mại sẽ là lĩnh vực Việt Nam chịu tác động rõ nhất bởi khi kinh tế đi xuống thì nhu cầu hàng hóa sẽ giảm.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright, Anh là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong EU, với tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân là 22,5%/năm. Với 4,65 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu sang Anh chiếm 2,4% GDP Việt Nam, trong khi tỷ lệ bình quân các nền kinh tế Đông Á chỉ là 0,7%. Đó là lý do nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ bị tác động lớn nhất trong Đông Á từ Brexit.
Tuy nhiên, hơn cả Anh, triển vọng kinh tế EU mới chính là nhân tố tác động nhiều hơn tới các nền kinh tế mới nổi châu Á. Trước hết, đây là một áp lực bất ngờ với chính sách tỷ giá. Sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, đồng Việt Nam đã lên giá 3,74% so với đồng Euro và tăng 12,55% so với đồng Bảng Anh và xu hướng này sẽ tiếp diễn.
Tại châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có tỷ lệ hàng xuất khẩu lớn vào EU. Khi EU bất ổn, đồng Euro mất giá khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc kém tính cạnh tranh. Điều này sẽ kích hoạt việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Khi đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn đồng thời từ cả hai thị trường Trung Quốc và EU, còn thị trường trong nước lại chịu tác động từ hàng nhập khẩu Trung Quốc tăng cao do giá cả cạnh tranh hơn. Rất có thể kịch bản việc Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ liên tiếp năm 2015 khiến Việt Nam cũng phải giảm giá tiền đồng sẽ lặp lại. Hơn nữa, sự kiện Brexit cũng khiến đồng Yên tăng giá mạnh trên thị trường tiền tệ, gây áp lực đối với Việt Nam khi vốn vay nước ngoài bằng đồng Yên chiếm tỷ trọng đáng kể.
Các ngân hàng trung ương phải thận trọng
Theo chuyên gia kinh tế Trinh D Nguyen của Natixis, để đảm bảo tăng trưởng, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi châu Á sẽ phải thận trọng với Brexit. Như Ngân hàng Anh đã tuyên bố sẵn sàng chi 250 tỷ Bảng hỗ trợ thị trường, cũng như sẵn sàng cắt giảm lãi suất, hay tin đồn về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất năm nay đã biến mất hoàn toàn khỏi thị trường, các ngân hàng trung ương ở châu Á có thể phải chấp nhận một lập trường ôn hòa hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với các nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Anh và EU và có dư địa thực hiện chính sách khi áp lực lạm phát không lớn.
Với việc Trung Quốc, Ấn Độ hay cả Indonesia cũng được dự đoán sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách, Việt Nam được dự đoán sẽ không để bị bỏ lại đằng sau khi ngân hàng trung ương cũng đang nỗ lực giảm lãi suất cho vay, đồng thời có thể có nhiều chính sách nới lỏng hơn để hỗ trợ kinh tế.
Cơ hội trong khó khăn
Mặc dù vậy, Brexit vẫn được đánh giá là có thể có những tác động tích cực với Việt Nam. Với cuộc khủng hoảng hiện nay đang diễn ra ở lục địa châu Âu, nhiều hiệp định giữa EU và ASEAN đang được thỏa thuận như với các nước Thái Lan, Singapore và Philippines sẽ phải ngừng lại. Trong ASEAN, duy nhất Việt Nam là nước đã kết thúc thành công thỏa thuận thương mại với EU. Như vậy, nhu cầu hàng hóa từ EU dù giảm cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào Việt Nam. Mặc dù nếu Anh rời EU, thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và EU sẽ không có Anh, nhưng theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, kịch bản tốt nhất là EU và Việt Nam vẫn có thể cho phép Anh là nền kinh tế bên ngoài được tham gia vào Hiệp định (tức là Hiệp định sẽ là giữa ba bên).
Bên cạnh đó, khi đồng Euro và Bảng Anh mất giá có thể khiến đầu tư vào Việt Nam giảm thì đây lại là cơ hội để bù đắp bằng nguồn đầu tư từ Mỹ. Việc đồng USD được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời gian này khiến đồng USD càng tăng giá, và nhà đầu tư Mỹ có thêm giá trị khi đầu tư vào Việt Nam. Cùng với các rào cản thương mại giảm, nhiều lĩnh vực được “mở khóa” theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, đây rất có thể là cơ hội để Việt Nam sẽ gặt hái những lợi ích từ dòng vốn Mỹ trong những năm tới.
Đối với thế giới, nhiều khả năng Brexit sẽ có tác động lớn khó dự đoán. Theo ông Đỗ Quốc Anh, Giáo sư khoa Kinh tế, Đại học Sciences Po., Pháp, hiện nay kinh tế Anh và cả EU sẽ bị ảnh hưởng nặng vì sự bất ổn của toàn bộ quá trình chính trị sắp tới với hàng loạt vấn đề như khoảng trống quyền lực ở Anh, quá trình thương thảo giữa Anh và EU, mầm mống cực hữu ở các nước EU khác.... Nếu bất ổn lớn và kéo dài, có thể đẩy đến một kịch bản khủng hoảng mới ở Anh và cả châu Âu. |
Hoàng Yến
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2022
- ·Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
- ·Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức Thủ đô
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Bí thư Hà Nội: Lúc này không được nóng vội
- ·Thông qua Nghị quyết tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách quy hoạch
- ·Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngừng xâm phạm chủ quyền tại Trường Sa
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Lao động bị ảnh hưởng bởi dịch có thể nhận 3,3 triệu đồng hỗ trợ
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Những địa phương nào chưa hoàn thiện hệ thống thu phí điện tử không dừng?
- ·Chùm ảnh: Hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Campuchia
- ·Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh ảnh hưởng kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·Phó Thủ tướng: Bình Dương cần mở cửa chắc chắn và an toàn
- ·Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (kỳ cuối)
- ·Thủ tướng: Không để lỡ nhịp phục hồi kinh tế, không để nước ta tụt hậu
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Campuchia