【kèo man city liverpool】Tự chủ đại học
Bệnh nhân 1342 trong thời gian tự cách ly đã đi học tại Đại học Hutech | |
Sinh viên Trường Đại học Bách khoa đóng học phí qua ViettelPay | |
Sử dụng điện thoại trong giờ học cần ý thức tự giác của học sinh |
Tự chủ ĐH hiện vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. |
Nhiều rào cản
Dù không phủ nhận những hiệu quả của quá trình tự chủ đại học (ĐH) song thực tế cho thấy hiện còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Bà Vũ Thị Lan Anh, giảng viên trường ĐH Luật Hà Nội cho hay, bên cạnh tác động tích cực không thể phủ nhận của tự chủ ĐH đối với sự phát triển giáo dục ĐH ở Việt Nam, tự chủ ĐH cũng có mặt trái và hạn chế.
Tác động tiêu cực rõ nét nhất của tự chủ ĐH chính là dễ dẫn đến tình trạng các cơ sở giáo dục ĐH chỉ chú trọng và quan tâm đến vấn đề tự chủ tài chính, bằng mọi giá tăng nguồn thu từ học phí khi Nhà nước thay đổi cách thức sử dụng ngân sách và các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục ĐH, không bao cấp dàn trải như trước đây.
Từ đó có thể dẫn đến việc các trường bỏ qua trách nhiệm xã hội (với người học, người sử dụng lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước), tăng học phí có thể khiến người nghèo mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ giáo dục ĐH.
Bản thân các trường ĐH, khi thực hiện tự chủ cũng gặp rào cản. Chẳng hạn, liên quan đến lĩnh vực tài chính, bên cạnh các quy định theo Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi), các cơ sở giáo dục ĐH công lập vẫn phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc sử dụng tài sản của các trường còn chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công...
Theo bà Lan Anh, các quy định của các pháp luật liên quan này chưa có những đặc thù cho giáo dục ĐH, vì thế, còn mâu thuẫn với Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong các hoạt động liên quan đến mua sắm thiết bị, đầu tư công, xây dựng cơ bản ở các cơ sở giáo dục ĐH.
Về nhân sự, chuyên gia này cũng chỉ ra một hạn chế là cơ sở giáo dục ĐH được quyền quyết định về cơ cấu lao động tổng thể cũng như về từng vị trí việc làm; được quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự trong trường; được quyền quyết định nhân sự quản trị, quản lý cơ sở giáo dục ĐH, kể cả các chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường, chức vụ quản lý cao nhất như Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.
Tuy nhiên, quyền tự quyết này của cơ sở giáo dục ĐH không phải là quyền tuyệt đối mà bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Chẳng hạn, khi bầu các thành viên Hội đồng trường thì quyền tự quyết chỉ áp dụng cho việc lựa chọn, quyết định những thành viên mà cơ sở giáo dục ĐH được quyền bầu hoặc cử, chứ không áp dụng cho các đối tượng là đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền; hay Hội đồng trường có quyền bầu Chủ tịch nhưng người đó cần phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
Ý kiến của ông Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp thì cho hay, đến nay, dù thực hiện tự chủ ĐH song đến nay việc xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản gần như chưa triển khai được, khiến hội đồng trường rơi vào tình cảnh có cũng như không, và điều đó kéo theo việc không thể trao quyền tự chủ thực sự cho các cơ sở giáo dục ĐH.
Thay đổi tư duy
Theo nhiều ý kiến của chuyên gia, để xây dựng mô hình tự chủ trong các trường ĐH thành công ngoài việc tích lũy và đầu tư cơ sở vật chất tạo tiền đề cho việc tự chủ, các chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, tăng cường chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng cần phải thực hiện đồng bộ.
Ông Trần Đức Viên cho hay, rất cần một khảo sát, đánh giá tương đổi toàn diện về tự chủ ĐH ở Việt Nam 6 năm qua, giao cho một tổ chức đánh giá độc lập, không chịu chi phối về quyền và lợi với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ĐH từ đó có những chinh sách phù hợp và khả thi, bắt rễ từ thực tiễn, đẩy nhanh tiến trình tự chủ ĐH; tránh tình trạng lấy lỗi sửa lỗi, dùng chắp vá này để sửa chắp vá khác.
Theo đại diện Học viện Nông nghiệp, muốn xây dựng ĐH tự chủ hoàn toàn, cơ sở giáo dục có thể tự quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến sự phát triển của họ một cách công khai, minh bạch, hiệu quả, không phụ thuộc vào một “cấp trên” nào, cần nhanh chóng hiện thực hóa, thể chế hóa chỉ đạo của Trung ương về việc Hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất trường ĐH và quan điểm “quản lý theo mô hình doanh nghiệp”, giải phóng các trường tự chủ khỏi cơ chế chủ quản.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý có thẩm quyền không thể tùy tiện can thiệp vào quyền tự chủ của nhà trường đã được Nhà nước quy định, tránh những rủi ro không đáng có cho cơ sở giáo dục dám đi tiên phong trong việc thực hiện cơ chế tự chủ.
Ý kiến của bà Nguyễn Thị Nội, giảng viên trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên cho rằng, các cơ sở giáo dục ĐH cần nhận thức đúng đắn về vấn đề nhân tố cốt lõi trong thành công của tự chủ giáo dục ĐH hiện nay.
"Cần có những chính sách hợp lý để nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu và nhân viên trong các nhà trường. Khi mức sống của cán bộ, giảng viên tốt hơn, đảm bảo cho họ “sống khỏe” bằng chính nghề của họ, chắc chắn các cơ sở giáo dục ĐH sẽ “giữ chân” được những người giỏi, người tài, nhất là các trường ĐH ở top dưới hiện nay. Ngược lại, không coi trọng các nhân tố cốt lõi đó, các cơ sở ĐH này sẽ thiếu nguồn lực tinh nhuệ", bà Nội nêu ý kiến.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·WHO phát động chiến dịch khuyến khích việc đeo khẩu trang chống dịch COVID
- ·Chìa khoá giúp Traphaco ‘ngược dòng’ trong đại dịch
- ·Hàng hóa đã túc tắc xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy
- ·Bỏ yêu cầu xét nghiệm khi vào chợ đầu mối lớn nhất nước
- ·Bộ Công Thương sắp đưa ra kết luận chính thức về vụ siêu thị Con Cưng
- ·Hải quan Khánh Hòa: Khai thác tốt nguồn thu phát sinh đột biến
- ·Singapore và Tây Ninh tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực
- ·Trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho nghị sĩ Nhật Bản
- ·Hải Phòng: Dân mạng thích thú với cây xăng chuẩn Nhật mọc lên tại đất cảng
- ·Theo dõi sát tác động của dịch Covid
- ·Lái xe bị 'tố' không trả lại ví và tiền khách để quên: Đại diện Grab lên tiếng
- ·Bên trong kho nhôm 5 tỷ USD ở Việt Nam
- ·Quảng Nam công khai danh sách 7 doanh nghiệp nợ thuế
- ·Một mặt hàng khai hai tên, chính sách quản lý khác nhau
- ·Vụ tai nạn giao thông kinh hoàng ở Lâm Đồng: Cần biết mẹo lái xe này để tránh ‘mất mạng’
- ·Phú Yên: 4 chi cục thuế thu ngân sách ‘về đích’ trước 6 tháng
- ·Sẻ chia nơi tuyến đầu chống dịch
- ·Hải quan Việt Nam phát triển ngang bằng hải quan các nước ASEAN 4
- ·Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
- ·Cục Hải quan Thừa Thiên Huế thu ngân sách tăng 9,8%