【tỷ số malaysia hôm nay】Di cư là động lực của phát triển ?
Nhiều người cho rằng,ưlđộnglựccủaphttriểtỷ số malaysia hôm nay làn sóng người di cư là động lực của sự phát triển, tuy nhiên trong thực tế vấn đề này luôn có hai mặt và ẩn chứa nhiều rủi ro.
Những dòng người di cư băng qua Darien Gap. Ảnh: The Canberra Times
Theo dự báo, đến năm 2050 số di cư sẽ tăng lên khoảng 405 triệu người, tăng gần gấp đôi so với năm 2020.
Theo các chuyên gia, di cư là một diễn biến tất yếu của xã hội loài người và là động lực của phát triển kinh tế - xã hội thế giới. Người di cư có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của quốc gia sở tại và quê hương của họ, tăng cường sự giao thoa văn hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật, công nghệ, sự hiểu biết, kết đoàn giữa nơi đi và nơi đến.
Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt, hoạt động di cư cũng gây ra nhiều hệ lụy. Theo một thống kê chưa đầy đủ, giai đoạn 2014-2022 đã có khoảng 50.000 người di cư thiệt mạng trên hành trình kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường hơn nữa các giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng di cư trái phép, mua bán người, để di cư thực sự là lựa chọn, chứ không phải là sự cần thiết, để mỗi người di cư có hành trình di cư an toàn và hợp pháp.
Bà Ugochi Daniels, Phó tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), cho rằng: “Trong một thế giới nơi chúng ta đang chứng kiến hàng loạt các cuộc khủng hoảng, chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng di cư được quản lý tốt là nền tảng cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng cho cả nhân loại. Chúng tôi dự báo xu hướng di cư thường xuyên sẽ tiếp tục gia tăng do tình trạng thiếu lao động ở Bắc bán cầu và dân số trẻ ở Nam bán cầu. Nếu bạn nhìn vào dữ liệu về lượng kiều hối thông qua các kênh cả chính thức và không chính thức, cũng như các khoản đầu tư của các cộng đồng ở ngoài nước vào năm ngoái, thì con số lên tới 1.000 tỉ USD, nhiều hơn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cộng lại. Kiều hối là nguồn tài trợ chính cho sự phát triển bền vững ở cấp hộ gia đình ở các quốc gia”.
Theo ông Filippo Grandi, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn: “Làn sóng người di cư và người tị nạn, đặc biệt là ở các nước giàu, không phải là một thách thức. Việc cho rằng đó là mối đe dọa, hãy đẩy lùi họ, xây những bức tường, đuổi các tàu chở người di cư hay chuyển họ sang nước thứ ba, thì đó là sai về mặt nguyên tắc và không có hiệu quả triệt để”.
Nhận xét trên hoàn toàn có cơ sở nếu như xét trên bình diện người di cư hợp pháp. Theo đó, những quốc gia có nhu cầu về lao động cần nguồn nhân lực thì họ sẽ tiếp nhận một số lượng người di cư cần thiết để thúc đẩy quá trình sản xuất và phát triển. Những người di cư này sẽ được tạo việc làm, bố trí việc ăn ở học hành và có thu nhập ổn định từ chính sức lao động của mình. Những đồng ngoại tệ này sẽ giúp họ có cuộc sống mới và một phần gửi về quê hương giúp cho gia đình, người thân.
Tuy nhiên, nếu không quản lý dòng người di cư thì hậu quả khó lường. Trước tiên, họ phải đánh đổi nhiều thứ thậm chí cả tính mạng để tìm đường đến vùng đất hứa. Nếu có chút may mắn họ đến được nơi cần đến thì hậu quả vẫn chưa hết. Họ có thể phải sống vất vả tại các trại tị nạn thiếu thốn mọi thứ từ ăn nghỉ đến sinh hoạt, thuốc men và các dịch vụ thiết yếu khác. Điều đáng quan ngại là họ không có việc làm và có thể sẽ bị trả về nước bất cứ lúc nào. Còn nếu được tiếp nhận tại quốc gia họ đến thì cuộc sống cũng không khá hơn khi phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ việc làm, thu nhập, sinh hoạt, học hành đến kỳ thị của xã hội… Chính những yếu tố này sẽ làm cho họ và gia đình mất đi điều kiện cần thiết để phát triển.
Thực tế vì chiến tranh, xung đột, thiên tai, dịch bệnh… nên họ đành chấp nhận rủi ro để rời khỏi quê hương di cư đến vùng đất mới với hy vọng cuộc sống sẽ tốt hơn. Hầu hết những người di cư này đến từ các nước nghèo châu Phi, Trung Đông và một phần các quốc gia khác trên thế giới. Vùng đất mà họ muốn đến là các quốc gia châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, các quốc gia trên đều có chính sách ngăn chặn dòng người di cư này. Do vậy, người di cư bất hợp pháp sẽ còn gặp nhiều rủi ro hơn khi tìm đến vùng đất mới. Việc cần làm hiện nay, chính là giải bài toán di cư hợp pháp để cùng phát triển.
HN tổng hợp
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thêm bằng chứng về khả năng gây ung thư của thuốc lá điện tử
- ·PM lauds Australian ambassador’s contributions to Việt Nam
- ·Việt Nam, India should further promote bilateral trade ties: PM
- ·VN, Laos continue to foster co
- ·Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra hồ sơ sản phẩm diệt khuẩn tay không dùng nước
- ·NA Chairwoman meets citizens in Cần Thơ
- ·Meetings held leading to ASEAN Summit
- ·Prime Minister hosts Philippine Foreign Minister
- ·Cẩn trọng với những tai nạn về mắt có thể xảy ra trong dịp Tết
- ·Spokeswoman clarifies Việt Nam’s views on trade fraud, sea
- ·‘Điểm mặt’ những chiếc ô tô của Toyota đang bị triệu hồi gấp tại Việt Nam
- ·Man gets eight
- ·Việt Nam Chairwoman elected APF Vice President
- ·Việt Nam, RoK agree to $100b trade goal by 2020
- ·Đáp án đề thi môn Toán kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 chính xác nhất
- ·Party General Secretary
- ·NA leader hosts delegation of Lao NA’s Institute of Legislative Studies
- ·Amended tax and public investment laws passed
- ·'Dẹp' nạn dược, mỹ phẩm giả, kém chất lượng hoành hành
- ·Australian state minister visits RMIT Vietnam