【tin bdvn】Xây dựng cơ chế, chính sách mới tạo động lực để phát triển đô thị bền vững
Sáng 18/5,âydựngcơchếchínhsáchmớitạođộnglựcđểpháttriểnđôthịbềnvữtin bdvn tại Hà Nội, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (Nghị quyết 06-NQ/TW) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tếTrung ương cho biết, từ trước đến nay, Đảng ta chưa ban hành nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển đô thị.
Vì vậy, để Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, đường lối về đô thị hóa và phát triển đô thị nêu tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đồng thời làm cơ sở hoàn thiện thể chế và ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đến năm 2030; trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Ban Kinh tế Trung ương năm 2020, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa nội dung này vào chương trình làm việc của Bộ Chính trị năm 2021.
Đồng thời, phân công Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề án đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Quang cảnh Hội nghị (Ảnh: VGP) |
Ban Kinh tế Trung ương, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đã xây dựng và hoàn thiện Đề án, dự thảo Nghị quyết trình Bộ Chính trị và được thống nhất ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW vào ngày 24/1/2022.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định, Hội nghị hôm nay thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam.
Trong bối cảnh mới như hiện nay, Nghị quyết là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của cơ chế, chính sách mới, tạo động lực để phát triển đô thị, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Trình bày báo cáo về những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 06), ông Trần Tuấn Anh cho biết, Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hoá đặc trưng được giữ gìn và phát huy.
Từ mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cụ thể được Nghị quyết 06 đề ra là: Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5-1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9-2,3%.
Đến năm 2025, cả nước có khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000-1.200 đô thị. Đến năm 2030, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hoá cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.
Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 11-16% vào năm 2025, 16-26% vào năm 2030. Diện tích cây xanh bình quân mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6-8 m2 vào năm 2025, khoảng 8-10 m2 vào năm 2030. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 28 m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối thiểu 32 m2.
Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% vào năm 2025 và khoảng 85% vào năm 2030. Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của các đô thị trực thuộc Trung ương đạt bình quân 25-30% vào năm 2025, 35-40% vào năm 2030. Xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3-5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.
Nghị quyết 06 cũng đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trọng tâm là: Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững; tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới; đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị;...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tại rượu chứ làm sao trách đồng nghiệp?
- ·Cảng container quốc tế Hải Phòng đạt sản lượng 1 triệu Teus hàng hóa
- ·Phong tặng danh hiệu 145 Nghệ nhân Làng nghề năm 2024
- ·Mận chín đỏ ở vựa trái cây lớn nhất miền Bắc, nông dân thu tiền tỷ
- ·Giá vàng hôm nay 24/3: Giá vàng SJC biến động ngược với vàng nhẫn
- ·Giá xăng dầu hôm nay 20/5: Đi xuống, dầu Brent về mức 75 USD/thùng
- ·Bình Dương: Thông quan hàng hoá đạt kim ngạch hơn 67 triệu USD dịp nghỉ lễ 30/4
- ·TP. Hồ Chí Minh: Công khai thông tin 229 doanh nghiệp nợ thuế gần 5 nghìn tỷ đồng
- ·Học sinh cấp 3 nên học TOEIC hay IELTS?
- ·Cục Thuế Hòa Bình thu ngân sách 5 tháng đạt hơn 50% dự toán
- ·'Địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống
- ·Chính sách Thuế
- ·'Mất ăn mất ngủ' vì lọc dầu Nghi Sơn
- ·Quảng Ngãi kiên quyết thu hồi nợ thuế kéo dài, không để phát sinh nợ mới
- ·Giá vàng hôm nay 07/12: Vàng nhẫn 'hot', được mua cao hơn vàng miếng SJC
- ·Tổ chức Hải quan thế giới công bố địa điểm đăng cai Hội nghị và triển lãm công nghệ 2024
- ·Làm gì để tránh bị truy thu thuế khi làm tiếp thị liên kết?
- ·Xác định mã HS của sản phẩm nhập khẩu
- ·Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á về giá trị sản lượng công nghiệp
- ·Chấm dứt hoạt động 3 địa điểm tập kết hàng hóa tại biên giới Lai Châu