【keo nhaf cai】Nguồn vốn trái phiếu chính phủ sẽ được ưu tiên vào đâu?
Bên cạnh những ý kiến băn khoăn về việc giám sát sử dụng nguồn vốn này,ồnvốntráiphiếuchínhphủsẽđượcưutiênvàođâkeo nhaf cai nhiều ý kiến đề nghị cần ưu tiên đầu tư cho việc giảm quá tải bệnh viện; ưu tiên việc hoàn thành các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục quan trọng có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng và địa phương.
Ưu tiên cho lĩnh vực nào?
Đại biểu Đồng Hữu Mạo (đoàn Thừa Thiên-Huế) cho rằng, đất nước ta đang nghèo, ngân sách bị co kéo bởi rất nhiều mục tiêu, nhiệm vụ. Nhìn vào lĩnh vực nào chúng ta cũng thấy bức xúc, lĩnh vực nào cũng cần tiền. Tuy nhiên, chúng ta cần có sự cân nhắc để ưu tiên cho những nhiệm vụ cần ưu tiên.
“Theo tôi, giảm quá tải bệnh viện là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta có thể giải thích cho nhân dân là chúng ta nghèo nên không thể mua được máy móc trang thiết bị hiện đại để cứu chữa cho người dân. Người dân có thể chấp nhận. Nhưng chúng ta không thể nói với nhân dân là vì nghèo nên chúng ta không thể xây đủ chỗ nằm cho bệnh nhân khi ở bệnh viện...” – đại biểu Đồng Hữu Mạo đưa ra dẫn chứng.
Đại biểu Đồng Hữu Mạo cũng bày tỏ: “Tôi không biết Quốc hội có chấp thuận 170.000 tỷ đồng Chính phủ trình ra hay không hoặc là nâng cao hay hạ thấp xuống. Nhưng dù có ít hay nhiều, tôi cũng đề nghị cần trích một phần để giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện, thực hiện nguyên mục tiêu Chính phủ đã đề ra”.
Đánh giá nguồn vốn này là quan trọng cho việc đầu tư năm 2014-2015, đại biểu Bùi Đức Thụ (đoàn Lai Châu) đề nghị, trong bối cảnh khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp, cần sớm phê duyệt đề án đường tuần tra biên giới giai đoạn 2 để bố trí vốn, bởi vì chúng ta không làm lúc này thì sau này hết sức khó khăn. “Chúng tôi đề nghị đối với các tỉnh nghèo miền núi, nhiều đồng bào dân tộc với sự phát triển đang có nguy cơ tụt lùi thì Đảng và nhà nước tiếp tục quan tâm để đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển” – đại biểu Bùi Đức Thụ nhấn mạnh.
Phải tăng cường giám sát
Bày tỏ sự thận trọng khi phát hành 170.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đại biểu Trần Văn Minh (đoàn Quảng Ninh) đề nghị xác định bội chi ngân sách cho cả 2 năm 2014 - 2015 còn lại của kế hoạch 5 năm.
Từ lý do này, đại biểu Trần Văn Minh cho rằng, việc phát hành trái phiếu Chính phủ được Quốc hội phê duyệt trên cơ sở danh mục, mức đầu tư, tiến độ thực hiện cụ thể của các công trình dự án. Đồng thời, cần tổ chức giám sát quản lý chặt chẽ xử lý nghiêm các sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và sử dụng trái phiếu Chính phủ nói riêng. Không để lặp lại tình trạng thất thoát lãng phí nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
Đại biểu Trần Văn Minh cũng đề nghị dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trả nợ cho DN để giảm nợ xấu, giúp DN có điều kiện thuận lợi huy động vốn, phục vụ phát triển sản xuất. Đồng thời, ưu tiên giải ngân cho các dự án dở dang để nhanh chóng hoàn thành đưa vào sử dụng vừa giúp tiêu thụ hàng tồn kho vừa tránh được lãng phí do đầu tư dang dở gây ra.
Về phương án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, tính toán lại mật độ các trạm thu phí, có phương án xử lý trong trường hợp các chủ dự án BOT thiếu vốn không đảm bảo được tiến độ cùng với dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Nguồn vốn này cũng cần ưu tiên cho việc hoàn thành các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục quan trọng có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng và địa phương.
Còn theo nhìn nhận của đại biểu Bùi Đức Thụ, hiện tại nguồn để huy động vốn đầu tư phát triển của chúng ta còn lớn. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước 29%, cộng với các nguồn vốn ngoài nước thì tỷ lệ huy động có thể lên đến 35-37%. Vì vậy, cần có giải pháp để huy động các nguồn lực trong nước để phục vụ cho công việc đầu tư phát triển, trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, sức cạnh tranh và sự hấp thụ vốn còn yếu, kênh tín dụng tăng chậm.
Trong ngắn hạn, cho phép nới lỏng tài khóa có điều kiện để tập trung giải quyết một số vấn đề, khắc phục sự tăng trưởng chậm trễ của nền kinh tế. Đến khi kinh tế phục hồi và 2016 chúng ta sẽ thực hiện thắt chặt tiền tệ, đảm bảo an ninh tài chính./.
Phương Quyên (theo VOV online)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Những ngả đường hoàn lương
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Danh thơm còn mãi, đừng ham chức tước, tiền tài
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói phương Nam lần thứ 3
- ·Triển lãm ảnh “Viết tiếp khúc quân hành”
- ·Liệu con có chết không mẹ?
- ·Thủ tướng: Không hợp tác thì làm sao chống chọi được trong kinh tế thị trường
- ·Thúc đẩy quan hệ Việt Nam
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc
- ·Ghi điểm với vợ yêu, tưởng khó mà dễ
- ·Hệ lụy từ các vụ cháy rừng ở Hy Lạp
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc giữa tháng 6
- ·Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Malaysia thăm chính thức Việt Nam
- ·Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hành chính công Việt Nam
- ·Du lịch khiến nghệ thuật truyền thống hồi sinh mạnh mẽ
- ·Đừng biến VietNamNet thành con đường một chiều
- ·Ủy ban Kiểm tra Quân ủy TƯ đề nghị tước danh hiệu quân nhân 5 người
- ·Thủ tướng dự khánh thành khu sản xuất cá tra giống trên sông Tiền
- ·Trưởng Công an được bầu làm Chủ tịch TP Vinh
- ·Thương cảnh người con dang dở việc học nuôi mẹ bại liệt
- ·Thủ tướng lên đường dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35