会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bông đá】Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước!

【kết quả bông đá】Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

时间:2024-12-23 19:08:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:598次

Cần sớm có giải pháp thật sự hiệu quả

Ngày 4/11,ãngphílàlựccảnsựpháttriểncủađấtnướkết quả bông đá Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 và một số nội dung khác. Tại phiên họp, công tác chống lãng phí là nội dung được nhiều đại biểu đề cập.

Theo Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận), chống lãng phí là nội dung không mới vì hàng năm QH đều thảo luận, đánh giá về công tác này nhưng cũng không bao giờ cũ vì luôn mang tính thời sự, là lực cản sự phát triển của đất nước.

“Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác chống lãng phí. Bác căn dặn: tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của Nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ. Người chỉ rõ tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn, nó tai hại hơn tham ô vì rất phổ biến”, Đại biểu nói.

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)

Đề cập vấn đề lãng phí về nguồn lực xã hội, nguồn lực của đất nước trong các dự án “trùm mền”, công trình “đắp chiếu” trên phạm vi cả nước, Đại biểu cho biết, đến nay, chúng ta chưa có số liệu thống kê thật sự đầy đủ về tình trạng này, nhưng “không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng”.

Đó là về mặt tài chính, còn những hệ lụy xoay quanh như lãng phí về nguồn lực đất đai, lãng phí về cơ hội phát triển của doanh nghiệp (DN), của đất nước... thì không đo đếm hết. Ngoài ra còn có lãng phí niềm tin của Nhân dân.

Đại biểu cho rằng, muốn đất nước ta trở nên hùng cường, Nhân dân ấm no, hạnh phúc, QH, Chính phủ cần sớm có giải pháp thật sự hiệu quả để phát huy hết tiềm năng, tiềm lực của xã hội, nền kinh tế để đưa đất nước ta đi lên. “Việc QH, Chính phủ xem xét, đưa ra các cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống là đồng hành, là kiến tạo để cho sự phát triển của đất nước chứ không phải là hợp thức hóa các sai phạm”, Đại biểu nói.

Tại Kỳ họp QH lần này, Chính phủ đã trình rất nhiều nội dung nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện tinh thần kiến tạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá cao nội dung này, Đại biểu mong muốn Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá những dự án, những công trình có vướng mắc về mặt thể chế để tháo gỡ.

“Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình”, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa bày tỏ.

“Trong bài viết mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm có nêu, để nắm bắt cơ hội đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho Nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần phải triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới”, Đại biểu nêu rõ.

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa. (Ảnh: quochoi.vn).

Chung mối quan tâm, Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn Phú Thọ) chỉ ra rằng, thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, QH đã có những chỉ đạo, yêu cầu cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là những người đứng đầu đối với diện tích đất bỏ hoang, sử dụng sai mục đích, đất nông, lâm nghiệp được thu hồi nhưng chưa có phương án sử dụng; đặt đấu tranh phòng, chống lãng phí có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Song, có thực tế đáng buồn là có địa phương rất tích cực, chủ động đề xuất, triển khai các dự án để phát triển KT-XH theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt với các quỹ đất này nhưng lại gặp rất nhiều rào cản, trở lực dẫn đến chưa thể khai thác tối ưu hiệu quả nguồn lực đất đai.

Nêu yêu cầu phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai để phát triển KT-XH, Đại biểu đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục xem xét giải quyết, tạo điều kiện nhanh nhất cho các địa phương được thuận lợi khai thác các quỹ đất trong phạm vi chỉ tiêu đã được phân bổ sớm, chuyển giao các cơ sở nhà đất do Bộ, ngành đang quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng về địa phương để phát triển.

Bộ luật Hình sự có một số điều đề cập đến các hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả lãng phí, như Điều 179 về tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, DN; Điều 219 về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí...

Đồng thời, Đại biểu cũng đề nghị QH, Chính phủ cần tăng cường giám sát, kiểm tra chuyên đề về giải quyết thủ tục hành chính để tạo sự lan truyền mạnh mẽ về đổi mới cải cách từ Trung ương đến địa phương; thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với địa phương theo phương châm địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và DN.

Tăng chế tài xử lý tình trạng lãng phí

Cũng trăn trở về công tác chống lãng phí, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) tập trung vào tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền. Đại biểu khẳng định trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác chống lãng phí. Đề cập tới bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây, Đại biểu khẳng định, bài viết đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp rất trúng.

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước
Một số dự án có quy mô lớn trên địa bàn huyện Mê Linh, TP Hà Nội bị bỏ hoang, chưa thực sự khởi động xây dựng sau nhiều năm được giao đất, gây lãng phí tài nguyên đất đai. (Ảnh: TTXVN)

“Đây là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong xã hội. Bài viết đã đánh giá, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển”, Đại biểu nói.

Theo Đại biểu, tình trạng này có một số nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Thứ hai, có một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước không hiệu quả nhưng trên thực tế có lãng phí về cơ hội và thời gian.

“Một chuyên gia nước ngoài đã nhận định, lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất của con người, khi cơ hội và thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định, thủ tục hành chính rườm rà làm lãng phí thời gian của người dân, DN; bệnh sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc sẽ lãng phí cơ hội phát triển của địa phương và đất nước”, Đại biểu nói.

Nguyên nhân thứ ba là bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án ở địa phương, Bộ, ngành mình và trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động, nhưng do cách làm nóng vội, sự tính toán chủ quan, sự không tuân thủ đầy đủ các quy trình thủ tục nên một số dự án đã đem lại hiệu quả không như mong muốn. Theo Đại biểu, vừa qua, một số dự án đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực điểm mặt, chỉ tên là những dẫn chứng cụ thể nhất.

Nguyên nhân thứ tư là chế tài xử lý lãng phí đã được ban hành nhưng tính răn đe chưa cao. Phân tích, Đại biểu chỉ rõ, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu, việc xử lý hành vi vi phạm trong việc để xảy ra tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu có tính chất cảnh báo, nhắc nhở.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư nêu rõ, để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, nhất định chúng ta phải quyết tâm phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Khẳng định tính đúng đắn của những chỉ đạo được Tổng Bí thư đưa ra, ông Nguyễn Trọng Phúc cho rằng, lãng phí cản trở ghê gớm sự phát triển của đất nước.

“Các dự án, các công trình có hiệu quả thấp gây lãng phí không chỉ tài sản, tiền bạc mà còn lãng phí cơ hội, thời gian của người dân, DN và Nhà nước, làm mất cơ hội phát triển. Hay như vấn đề lãng phí nguồn nhân lực, chúng ta đang trong thời kỳ dân số vàng, nếu không đào tạo được nguồn nhân lực cao, đáp ứng được yêu cầu thì sẽ không vươn mình được... Đây đều là những vấn đề mà chúng ta cần tập trung giải quyết”, ông Phúc nói.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Top những loại rau quả bán chạy nhất năm qua, tiềm năng năm 2024 thế nào?
  • Báo Tiền Phong phối hợp xây dựng nhà nhân ái, trao máy lọc nước trên địa bàn Kiên Giang
  • 190 tỉ đồng đầu tư Nhà máy chế biến nông sản và thức ăn chăn nuôi Fujinuco
  • Năm học 2023
  • Giá heo hơi hôm nay 15/6/2023: Ngập tràn sắc xanh
  • Trường Đại học Kiên Giang đổi mới  mạnh mẽ hướng đến mục tiêu tự chủ
  • Tập trung tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng các dự án
  • “Trạm đọc măng non” mang kiến thức đến với học sinh huyện Kiên Lương
推荐内容
  • Giá dầu thế giới tăng mạnh do lo ngại về gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông
  • Kiểm tra thực địa dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
  • Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp huyện: Hoàn thành trong tháng 7
  • Khai giảng lớp chuyên viên chính khóa I – 2022
  • Áp dụng mô hình thuế hỗn hợp phù hợp với xu hướng cải cách thuế của quốc tế
  • Sẽ tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc “điểm” vào ngày 16