【kèo c1 châu âu】TP. Hồ Chí Minh: Hướng đi mới trong thu hút đầu tư FDI
Vốn đầu tư tăng gấp 2 lần
Khép lại năm 2017,ồChíMinhHướngđimớitrongthuhútđầutưkèo c1 châu âu TP.HCM được đánh giá có một năm thắng lợi lớn, tiếp tục giữ vị trí quán quân trên cả nước trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Tính đến nay, tại TP.HCM có 7.372 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 45 tỷ USD. Theo báo cáo của UBND TP.HCM, tổng vốn thu hút qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong DN trong nước đạt 6,38 tỷ USD, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 803 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,34 tỷ USD; 194 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm 962,63 triệu USD.
TP.HCM cũng chấp thuận cho 2.276 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của DN trong nước, với tổng số vốn đăng ký 3,68 tỷ USD. Xét về các lĩnh vực, hiện hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư đăng ký nhiều nhất (43,4%) với 1,01 tỷ USD; tiếp theo là công nghiệp chế biến (24,2%) với 567,93 triệu USD; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (13,8%) với 322,83 triệu USD; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (9,4%) với 220,49 triệu USD…
Nhiều dự án có quy mô vốn lớn được đầu tư tại TP.HCM trong năm 2017, gồm: Dự án khu phức hợp thông minh tại khu chức năng 2A trong khu đô thị mới Thủ Thiêm tổng vốn gần 886 triệu USD, dự án KNT Asia có vốn 215 triệu USD, dự án của Công ty Tech Mastery Việt Nam với vốn đầu tư 80 triệu USD...
Nâng cao chất lượng nguồn vốn
Theo các chuyên gia, việc đánh giá hiệu quả thu hút FDI không chỉ dựa trên số lượng vốn mà phải nhìn vào công nghệ nhà đầu tư sử dụng khi họ đưa dự án vào. Quan điểm của TP.HCM là hướng tới phát triển bền vững, ưu tiên cho các dự án sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật cao.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, trong quá trình xây dựng và phát triển, TP.HCM luôn coi trọng và quan tâm mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư lâu dài tại thành phố. Theo đó, thành phố cam kết sẽ xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng để gia tăng sự hấp dẫn và tính cạnh tranh về đầu tư cho các DN nước ngoài.
Doanh nghiệp FDI có đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của TP.HCM. Đây là yếu tố quan trọng giúp thành phố chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và đạt mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, TP.HCM không vì vậy mà chủ trương thu hút FDI bằng mọi giá, không đi theo chiều rộng, vốn to nhưng công nghệ thấp. Các khu công nghiệp, công nghệ cao của thành phố đang đứng trước bài toán phải chọn lựa nhà đầu tư, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM khẳng định.
Theo đó, TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng dòng vốn FDI như tăng cường xúc tiến tại chỗ để các dự án gần hết hạn đầu tư tiếp tục mở rộng hoạt động; các quận, huyện phải chuẩn bị sẵn danh mục dự án trên địa bàn để trình UBND TP.HCM, các sở, ngành để khi có nhà đầu tư ngoại đến tìm hiểu, khảo sát môi trường đầu tư, thành phố sẽ tiếp thị, xúc tiến.
TP.HCM cũng tập trung ưu tiên phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến lương thực thực phẩm). Cụ thể, ngành cơ khí chế tạo tiếp tục tập trung để tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, chuyển sang đầu tư nhiều trang thiết bị mới thay thế hàng nhập khẩu, có khả năng cạnh tranh cao do chất lượng ổn định và giá thành khoảng 50-70% so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Ngành điện tử-công nghệ thông tin ngày càng phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử…
Mặt khác, để thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu chế xuất, khu công nghiệp, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp T.HCM có giải pháp thúc đẩy nhanh các dự án tại các khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3, Vĩnh Lộc mở rộng, Phong Phú, Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân 3, Tây Bắc Củ Chi mở rộng, Hiệp Phước giai đoạn 2, Đông Nam, Cơ khí Ô tô và An Hạ.
Nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của TP.HCM cũng đang được TP.HCM ưu tiên phát triển trong năm 2018 và định hướng trong các giai đoạn tiếp theo để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của DN, nhà đầu tư nước ngoài.
(责任编辑:La liga)
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·Vice President attends confidence
- ·Việt Nam, RoK agree to $100b trade goal by 2020
- ·Hype vs Reality in 2019: Experts Weigh in on Hotly Contested Statements about Cybersecurity
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Việt Nam welcomes Czech Republic’s resumption of working visas for Vietnamese
- ·Vice President attends confidence
- ·Two former public security officers have jail sentences reduced
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Electronic information and education system launched
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Real estate tycoon charged with defrauding customers in apartment building project
- ·Increasing overtime must ensure labourers’ rights: NA deputy
- ·Vice President attends confidence
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Construction inspectors charged over bribery allegations
- ·Vinashin ex
- ·Electronic information and education system launched
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Việt Nam, Singapore hold 10th defence policy dialogue