【keo tbn】Nỗi lo thực phẩm bẩn
3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc được lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh phát hiện, thu giữ |
Trong câu chuyện, không ít người dân lo lắng, nếu số thực phẩm bẩn lên đến hàng tấn ấy không được lực lượng công an phát hiện, thu giữ thì sẽ trở thành những thực phẩm “sạch” để phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng.
Người dân và các bà nội trợ thực sự giật mình khi mới đây, qua kiểm tra tại kho hàng thực phẩm đông lạnh do ông Lương Hùng Minh (SN 1971) tại thôn La Khê, phường Hương Vinh (TP. Huế) làm chủ, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh phát hiện số lượng lớn thịt lợn và nội tạng lợn với tổng trọng lượng 3 tấn có dấu hiệu vi phạm. Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có giấy tờ chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không thực hiện việc đóng dấu kiểm soát giết mổ lên thân thịt gia súc hoặc có dán tem vệ sinh thú y. Điều đáng nói, một số hàng hóa là thịt đã có dấu hiệu đổi màu và bốc mùi.
Trước đó, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh khám xét tại kho hàng hóa thực phẩm “Thịt heo bò xuất nhập khẩu tại Huế” (địa chỉ thôn Xuân Lai, xã Lộc An, huyện Phú Lộc) do bà Hồ Thị Nhiên (SN 1993), trú tại thôn Xuân Lai, xã Lộc An làm chủ. Qua kiểm tra, tổ công tác cũng đã phát hiện tại kho hàng có lưu trữ hơn 1 tấn thực phẩm gồm: Trứng gà non, giò heo, ba chỉ rút xương, xương cùi bò, bắp bò, bắp trâu, lõi bò… có dấu hiệu vi phạm. Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm; không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chưa cung cấp được các giấy tờ liên quan về kinh doanh loại hàng hóa này. Chủ kho hàng này khai nhận, số hàng hóa trên nhập về có nguồn gốc từ Nga, Ấn Độ, nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Số thực phẩm này, dùng để bán lẻ cho các khách hàng là quán ăn, nhà hàng, dịch vụ đám cưới.
Từ các vụ việc trên, người dân, người tiêu dùng có quyền hoài nghi, các kho hàng này đã hoạt động từ lâu và trở thành “đường dây” chuyên cung cấp thực phẩm không nguồn gốc đến với các chủ nhà hàng, quán ăn… nhưng cho đến nay, các chủ kho hàng thực phẩm mới bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý?
Càng đến dịp tết, các vụ liên quan đến thực phẩm bẩn, thực phẩm không nguồn gốc bị lực lượng chức năng phát hiện nhiều hơn ngày thường. Cũng là điều dễ hiểu khi càng cuối năm, dịp tết nhu cầu sử dụng nguồn hàng thực phẩm để cất trữ, buôn bán ngày càng tăng. Có cung ắt sẽ có cầu, vì vậy lượng thực phẩm cung cấp cho các cơ sở quán ăn, nhà hàng cũng tăng theo.
Vấn đề đặt ra ở đây là, lực lượng chức năng phải kiểm tra thường xuyên. Không chỉ lực lượng chức năng mà người dân cũng là “tai mắt” khi phát hiện cơ sở, điểm buôn bán, giao dịch thực phẩm bẩn cần báo ngay cho lực lượng chức năng kịp thời xử lý.
Theo tìm hiểu, hiện nay, trong các khu dân cư, nhà ở gia đình đã trở thành những kho trữ hàng thực phẩm đông lạnh. Trong số đó, có mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, nhưng cũng có không ít mặt hàng không có nguồn gốc. Các mặt hàng này trộn lẫn với nhau trong kho để dễ dàng đối phó với lực lượng chức năng nếu bị phát hiện, kiểm tra.
Đấu tranh với các đối tượng buôn bán, vận chuyển thực phẩm bẩn, thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ tưởng chừng đơn giản, nhưng rất phức tạp, khó lường. Để qua mặt lực lượng chức năng, đối tượng này sử dụng các phương thức tinh vi, tráo đổi thời gian vận chuyển, giao dịch để tuồn thực phẩm bẩn vào thị trường trong tỉnh tiêu thụ, thu lợi bất chính.
Vì vậy, lực lượng chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp; thường xuyên bám cơ sở, nắm chắc địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn thực phẩm bẩn, thực phẩm không nguồn gốc. Công việc này cần được triển khai thường xuyên, liên tục chứ không chỉ đến hẹn lại lên hoặc dịp lễ, tết mới triển khai.
Thực tế minh chứng, để giải quyết tình trạng này, lực lượng chức năng cần thường xuyên kiểm tra về nguồn gốc hàng hóa đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng thực phẩm ăn uống, các cơ sở, kho chứa thực phẩm trong khu dân cư; xử lý nghiêm, không bao che, không bỏ qua đối với những trường hợp, cơ sở, kho chứa thực phẩm cố tình vi phạm an toàn về vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng cũng chính là bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Chồng U70 vẫn thích ngoại tình, đi tìm 'của lạ'
- ·Tập đoàn Ecopark trích 5 tỷ đồng gây quỹ Lá chắn phòng dịch Covid
- ·Việt Nam mong muốn Indonesia tạo điều kiện xuất khẩu gạo, nhập khẩu than
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Bán nhà xong, vợ ôm gần 2 tỷ bỏ trốn
- ·Xuất khẩu điện thoại và máy vi tính cùng cán mốc 20 tỷ USD
- ·Hoa Kỳ, EU tăng nhu cầu, xuất khẩu hạt điều khả quan
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Mẹ chồng muốn ăn khoai lang và câu chuyện phía sau khiến nàng dâu khóc
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Cư dân Vinhomes thưởng thức đặc sản Tết 3 miền ngay ‘sân nhà’
- ·10 địa danh tuyệt đẹp không thể bỏ qua ở Philippines
- ·USD phục hồi, giá vàng chững lại sau nhiều phiên tăng
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Bài cúng hóa vàng, Bài khấn hóa vàng Tết Nguyên đán Canh Tý 2020
- ·Từ 1/7, điều chỉnh thời gian hạ bãi hàng xuất khẩu tại cảng Cát Lái
- ·Giá lợn, gia cầm “lao dốc”, nông hộ lỗ nặng, doanh nghiệp lớn “tạm ổn”
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Mạnh dạn rủ đi khách sạn, Việt kiều U60 cưới được vợ xinh kém 25 tuổi