【nhận định trận empoli】TP. Hồ Chí Minh: Tăng tốc Dự án đường vành đai 3 là cần thiết và cấp bách
Sơ đồ đường Vành đai 3, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: TL |
Quá tải khu vực nội đô
Cùng với nhiều dự án giao thông trọng điểm quốc gia đang được triển khai, Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh là một trong những dự án giao thông trọng điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng được triển khai đầu tư.
Hiện nay, các tuyến cao tốc phía Nam, các tuyến quốc lộ hướng tâm, các cửa ngõ TP. Hồ Chí Minh đều quá tải, đặc biệt vào khung giờ cao điểm. Thời gian tới, khi sân bay Long Thành dự kiến hoàn thành khai thác vào năm 2025 với công suất 25 triệu hành khách/năm, sân bay Tân Sơn Nhất đầu tư lên 50 triệu hành khách/năm sẽ gây áp lực lên hệ thống giao thông phía Nam.
Theo đó, việc đầu tư hoàn thành tuyến đường Vành đai 3 với năng lực thông hành lớn, tốc độ cao và an toàn sẽ góp phần làm giảm áp lực đối với khu vực nội đô. Đồng thời, dự án sẽ góp phần hạn chế tình trạng ách tắc giao thông, giảm khí thải, tiếng ồn cho thành phố.
Với mục tiêu hoàn thành ngay trong giai đoạn 2021-2025, dự án này không chỉ đáp ứng nhu cầu giảm tải áp lực cho giao thông khu vực nội đô, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, dự án còn tạo không gian phát triển mới để khai thác tiềm năng sử dụng đất đai, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Dự án Vành đai 3 đi qua 4 địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An có chiều dài khoảng 76,34 km, tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng, ngân sách TP. Hồ Chí Minh dự kiến bố trí cho dự án là 24.010 tỷ đồng, dự kiến nhu cầu sử dụng đất của tổng dự án hơn 642 ha.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm cho biết, dự kiến giải ngân trong giai đoạn 2020-2025 là 81%. Các tỉnh thành theo cơ chế sẽ tham gia 50% tổng mức đầu tư dự án thành phần của các tỉnh, riêng Long An 25%. TP. Hồ Chí Minh tham gia vốn ngân sách địa phương lớn nhất là 24.000 tỷ đồng.
“TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đã rà soát lại đầu tư công trung hạn, các nguồn dự kiến và đã báo cáo HĐND thảo luận và đã có nghị quyết, cam kết với Chính phủ, Quốc hội sẽ bảo đảm việc bố trí nguồn lực ngân sách địa phương tham gia dự án với tỷ lệ cơ cấu, nguồn vốn như vậy trong giai đoạn 2025 và giai đoạn 2026-2030” – ông Lâm cho biết thêm.
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bắt đầu triển khai từ quý III/2022, hoàn thành vào quý II/2024; dự kiến khởi công trong quý IV/2023 và hoàn thành toàn bộ dự án và năm 2026, quyết toán vào năm sau đó.
Cần 4 cơ chế đặc thù
Giám đốc Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm cho biết, đối với Dự án đường Vành đai 3 của TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ đã chấp thuận phương thức triển khai theo hình thức đầu tư công. Với vai trò "nhạc trưởng", trong tờ trình, Chính phủ đã trình Quốc hội, TP. Hồ Chí Minh sẽ là cơ quan đầu mối, sẽ điều hành tổng thể trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Về vấn đề tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đã thống nhất chủ trương tách bồi thường, giải phóng mặt bằng thành các dự án riêng để thể hiện quyết tâm triển khai bằng được. Sau khi Quốc hội thông qua, các địa phương sẽ bắt tay ngay vào triển khai. Theo tiến độ, dự kiến cuối năm nay sẽ giải phóng mặt bằng để cuối năm sau sẽ khởi công.
“TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất cao với các tỉnh, sau khi xem xét đánh giá năng lực, khả năng nguồn vốn, đã tham mưu, báo cáo Chính phủ, là các tỉnh thành sẽ đóng góp ngân sách khoảng 50% để tham gia vào dự án”- ông Lâm thông tin.
Mới đây, tại kỳ họp thứ 5 HĐND TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất đề xuất 4 cơ chế đặc thù gồm: nguồn vốn đầu tư, phân chia dự án thành phần, chỉ định thầu và khai thác vật liệu.
Hiện nay, UBND TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có dự án đã thống nhất đề xuất 4 cơ chế đặc thù trình Quốc hội xem xét, cho phép áp dụng để đảm bảo tiến độ dự án.
Đường Vành đai 3 hiện mới chỉ có đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương). Ảnh: CTV |
Về tổ chức thực hiện dự án, các địa phương đề xuất phân chia dự án thành 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện 2 dự án gồm: xây dựng đường giao thông, và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh cũng được đề xuất giao làm cơ quan đầu mối thực hiện các công tác tổng hợp liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và là đầu mối điều phối, phối hợp với các tỉnh.
Về cơ chế chỉ định thầu, các địa phương kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu: tư vấn, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, bồi thường, xây lắp để thực hiện dự án; trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Ngoài ra, các địa phương kiến nghị Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để thực hiện dự án. Cụ thể, đối với mỏ khoáng sản tại địa phương nơi có dự án đi qua, UBND cấp tỉnh được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác các mỏ cát, sỏi lòng sông đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác.
Theo các chuyên gia, công tác giải phóng mặt bằng đang là điểm mấu chốt về tiến độ dự án, TP. Hồ Chí Minh đang kiến nghị cơ chế đặc thù cho chỉ định thầu cho công tác này.
“Dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh thành công hay không là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tiếp đó là vật liệu. Rất nhiều giải pháp, cách làm phải đổi mới và đồng bộ, với cơ chế đặc thù”- ông Trần Quang Lâm nêu vấn đề.
Theo ông Dương Bá Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính, giải phóng mặt bằng là nút thắt cho tất cả các dự án. Đây là sức ép cho các địa phương. Từng địa phương phải đẩy mạnh giải phóng mặt bằng. Khi sử dụng số vốn chưa được thực hiện thì chuyển cho chỗ khác, tránh tình trạng tắc nghẽn nguồn vốn, linh hoạt giải phóng nguồn vốn. Việc này rất cần thiết, nếu đạt được tính chủ động trong giải phóng mặt bằng thì hiệu quả của dự án sẽ rất cao./.
Theo kế hoạch Dự án đường Vành đai 3 của TP. Hồ Chí Minh và Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV trong tháng 5 này. |
(责任编辑:La liga)
- ·Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh nhận cờ thi đua của Trung ương Đoàn
- ·Trung tâm Dịch vụ thống kê: Trưởng thành trong gian khó
- ·Đón xuân ở trung tâm bảo trợ xã hội
- ·Tiệm bánh của những đam mê
- ·Xót cảnh mẹ nghèo nuôi 3 con tâm thần
- ·Cà phê rang “mộc” khó tìm thị trường
- ·Liên kết để nghề nuôi tôm phát triển bền vững
- ·Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào?
- ·Lỗi tại đàn ông tham lam
- ·Ứng dụng công nghệ phòng, chống cháy rừng
- ·Xót xa bé gái bị bệnh ốp xơ não nằm…chờ chết
- ·HTX liên kết với nông dân, doanh nghiệp để tạo ra chuỗi sản xuất giá trị
- ·Thanh niên Lộc Ninh sẵn sàng cho ngày hội tòng quân
- ·TP. Cà Mau: Thu ngân sách quý I đạt khá
- ·Công nhân, lao động phấn khởi trở lại làm việc sau tết
- ·Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức tết yêu thương tại Lộc Ninh
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền thu thập thông tin mộ liệt sĩ
- ·Đêm ấm tình thiện nguyện
- ·Sinh viên với nỗi lo từ nước sinh hoạt
- ·252 triệu đồng chắp cánh ước mơ cho hai anh em mồ côi