会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ltd bđ】Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu!

【ltd bđ】Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

时间:2024-12-23 18:01:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:806次
Ngành thép dự báo tăng trưởng 10% trong năm 2024 Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Nhập khẩu thép cán nóng tăng đột biến

Mới đây,ựchủvềsảnxuấtthéptrongnướclàyêucầutấtyếltd bđ Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2684/VPCP-TH gửi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính về việc lượng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) tăng mạnh lên hơn 9,6 triệu tấn, chủ yếu là từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu
Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Cụ thể, Công văn số 2684/VPCP-TH nêu rõ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng thời gian vừa qua để chủ động thực hiện biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng ngành sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế và môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/4, cả nước đã nhập khẩu hơn 4,82 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá gần 3,5 tỉ USD, tăng 49,6% về lượng và tăng 29,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến hết quý I/2024, tính theo thị trường thì Việt Nam nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc hơn 2,8 triệu tấn, chiếm đến 68,6% lượng nhập khẩu của toàn thị trường. Đặc biệt, với sản phẩm thép HRC, số liệu của hải quan cho thấy, trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập 1,89 triệu tấn, trị giá trên 1 tỉ USD, trong đó, riêng thép HRC được nhập từ Trung Quốc chiếm 1,4 triệu tấn, chiếm 74,2% tổng khối lượng.

Năm 2023, sản xuất của 2 doanh nghiệp nói trên chỉ đạt 73% công suất thiết kế so với mức 86% của năm 2021 do phải cạnh tranh thiếu công bằng với hàng nhập khẩu bán dưới giá thành. Thị phần bán hàng nội địa của 2 nhà sản xuất HRC trong nước giảm mạnh từ 45% của năm 2021 xuống còn 30% năm 2023 trong khi thị phần của hàng nhập khẩu tăng từ 32% lên gần 46%.

Trước đó, trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hồi cuối năm 2023, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm thép theo đúng quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

Theo các chuyên gia ngành thép, trong định hướng phát triển của Chính phủ, để phát triển ngành công nghiệp bền vững thì phải ưu tiên phát triển sản xuất thượng nguồn và cần bảo vệ sản xuất trong nước nói chung.

Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch VSA cũng thừa nhận có hiện tượng gia tăng nhập khẩu với sản phẩm thép cán nóng HRC thời gian gần đây. Hiện tại, thép cuộn cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam phần lớn là loại Q195 (với khoảng trên dưới 45% tùy thời điểm) với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp hơn hàng sản xuất trong nước.

Giới chuyên gia cho rằng trong khi một số sản phẩm thép các doanh nghiệp Việt có thể sản xuất được mà tình trạng nhập khẩu thép ngày càng lớn thì đó là nghịch lý. Thép nhập khẩu nhiều sẽ gây ra nguy cơ làm mất cân bằng cán cân thương mại, chảy máu ngoại tệ và làm giảm thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, việc chi hàng chục tỷ USD nhập thép cũng góp phần gây áp lực lên tỷ giá ngoại tệ.

Bộ Công Thương được yêu cầu tiếp tục hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước; áp dụng các biện pháp phòng vệ cần thiết, phù hợp quy định của pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế để chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép nhập khẩu, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

Bảo vệ ngành thép trong nước, giảm dần sự phụ thuộc nhập khẩu

Theo báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), với cơ cấu và khối lượng sản phẩm chưa đáp ứng 100% nhu cầu để sản xuất sản phẩm thép, nên vẫn phải nhập khẩu.

Bộ Công Thương chỉ ra, năm 2023, năng lực sản xuất phôi của toàn ngành thép Việt Nam là khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm, thép xây dựng (khoảng 14 triệu tấn) đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ cấu nguyên liệu phục vụ sản xuất có 42% thép được sản xuất từ nguyên liệu là thép phế (chủ yếu là nhập khẩu) và 58% được sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt. Thép còn dùng để phục vụ ngành cơ khí, chế tạo. “Thép cuộn cán nóng HRC chỉ sản xuất được 8 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu là 10 triệu tấn. Bên cạnh đó, ngành thép còn bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài dẫn đến tình trạng bị động về giá”- Báo cáo Cục Công nghiệp nêu cụ thể.

Bộ Công Thương nhìn nhận, ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ... Mặt khác, phát triển công nghiệp sản xuất thép lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành chế biến chế tạo, xây dựng, cơ khí... góp phần tạo nguồn cung ứng ổn định và nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp.

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất quốc gia. Do đó, để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững”, báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ.

Phân tích kỹ hơn, Bộ Công Thương cho rằng, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

Ông Đỗ Nam Bình - Trưởng phòng Khoáng sản luyện kim, Cục Công nghiệp cho hay: Việt Nam cần phát triển thêm các khu liên hợp gang thép có quy mô lớn với cơ cấu sản phẩm đa dạng đặc biệt là các sản phẩm thép phục vụ công nghiệp chế biến chế tạo.

Tập trung khuyến khích sản xuất thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, chế tạo máy. Xây dựng chiến lược phát triển ngành thép theo hướng thu hút đầu tư các liên hợp thép lớn nhằm sản xuất các chủng loại sản phẩm thép đa dạng, đặc biệt tập trung thép ứng dụng trong ngành chế biến, chế tạo, cơ khí, ô tô… tại khu vực có cảng nước sâu thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và thành phẩm tạo lợi thế cạnh tranh. Tận dụng nguồn tài nguyên quặng sắt trong nước và khoáng sản kim loại màu như crom, niken, titan, wonfram, mangan… nhằm chế tạo các loại hợp kim sắt làm nguyên liệu để sản xuất thép hợp kim đặc biệt.

Có các biện pháp hàng rào kỹ thuật, hàng rào thương mại nhằm bảo vệ ngành sản xất thép trong nước. Chỉ khuyến khích nhập khẩu một số chủng loại thép mà trong nước chưa sản xuất được. Thu hút đầu tư công nghệ và thiết bị mới, tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, năng suất cao, thân thiện với môi trường theo xu hướng sử dụng năng lượng xanh, sạch, tuần hoàn. Từng bước khắc phục, thay thế và loại bỏ các dự án sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu và không đảm bảo về môi trường.

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỷ USD; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD; giao thông đường sắt là 35 tỷ USD; tàu điện ngầm là 10 tỷ USD và ô tô là 120 tỷ USD.

Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.

Được biết, hiện Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; dự kiến đến tháng 6 tới sẽ hoàn thiện dự thảo lần 1, sau đó tiếp tục chỉnh sửa để hoàn thiện; tháng 9/2024 sẽ báo cáo Bộ Công Thương để trình Chính phủ.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phòng trưng bày, dây chuyền sản xuất thực phẩm từ nông sản
  • NA Chairwoman visits European Parliament
  • Transport Ministry’s Party committee confirmed to have committed serious violations
  • NA Standing Committee looks to trim fat
  • Giá vàng hôm nay 24/10: Vàng thế giới sụt giảm
  • NA Chairwoman joins Cần Thơ’s liberation celebration
  • Former President Lê Đức Anh dies, aged 99
  • Remembering former President Lê Đức Anh
推荐内容
  • Trên 660ha đất sạch trong khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê
  • PM appreciates US investments in VN
  • Vietnam assumes AAPTC 2020 Chairmanship from Thailand
  • OANA members commit to fight fake news with modern technology
  • Số chứng minh nhân dân được in màu đen
  • Government cracks down on used machinery