【kqbd na uy】Đánh tráo thủy tinh thể: Né trách nhiệm đến bao giờ?
Xác định sai phạm ra sao?ĐánhtráothủytinhthểNétráchnhiệmđếnbaogiờkqbd na uy
Về sự minh bạch tài chính, Bệnh viện Mắt Hà Nội và cơ quan chức năng Hà Nội xác nhận viện phí phẫu thuật phaco thay thủy tinh thể trọn gói là 6,5 triệu. Tuy nhiên, Bệnh viện Mắt không xây dựng chi tiết các sản phẩm, vật tư trong gói 6,5 triệu đó.
Thông báo và kết luận của Sở Y tế Hà Nội tại cuộc họp ngày 6.10 cũng cho thấy, đã có 3.000 trường hợp người bệnh được phẫu thuật phaco thay thủy tinh thể. Trong đó, 703 trường hợp tráo đổi thủy tinh thể IQ hiệu Alcon Mỹ bằng các chủng loại khác. Trong năm 2011, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã phẫu thuật 4.200 trường hợp, nhưng chỉ dùng 866 ống dịch nhầy Douvis Mỹ.
Thanh tra cho thấy, khoảng gần 3.000 trường hợp đã bị tráo đổi dịch nhầy hiệu Douvis Mỹ bằng dịch nhầy Ấn Độ. Giá tiền giữa thủy tinh thể IQ hiệu Alcon Mỹ và các hãng khác có chênh lệch, cũng như giá 1 ống dịch nhầy của Mỹ gần 600.000 đồng, trong khi của Ấn Độ chỉ có giá 245.000 đồng.
Về nguyên tắc chuyên môn, chúng ta hãy nói về quyền và nghĩa vụ thầy thuốc và người bệnh. Chúng ta đều hiểu rằng thầy thuốc có quyền chỉ định phẫu thuật, điều trị, dùng thuốc cho người bệnh, nhưng người bệnh có quyền được biết công khai sự chỉ định của thầy thuốc để tự nguyện chấp hành và hợp tác với thầy thuốc.
Bác sỹ Thủy, người kiên trì theo dõi đấu tranh vụ sai phạm ở BV mắt nhiều năm qua
Khi chỉ định, thay thế thủy tinh thể chủng loại khác, tại sao các bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội không trao đổi, thông báo để công khai, để có sự chấp thuận của người bệnh?
Theo nguyên tắc trước khi phẫu thuật, bệnh viện phải làm xét nghiệm máu xác định HIV, viêm gan B, thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà bệnh viện lại bỏ khâu này. Đồng thời, trong gói phẫu thuật phaco, 1 ống dịch nhầy chỉ dùng cho 1 người bệnh thì bệnh viện lại “chia sẻ” cho 4-5 người bệnh và kim tiêm của ống dịch nhầy, bệnh viện cũng sử dụng chung cho nhiều bệnh nhân.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Về thực hiện quy trình và quy chế chuyên môn, trong phẫu thuật thay thủy tinh thể phương pháp phaco có quy định xét nghiệm máu để xác định HIV, viêm gan B không? Biết rằng nhãn cầu mắt với rất nhiều mao mạch, khi bỏ qua xét nghiệm xác định HIV, viêm gan B có vi phạm quy chế chuyên môn và hậu quả, nguy cơ đối với người bệnh?
Được biết, sau khi có nhiều phản ánh, bệnh viện đã thực hiện việc xét nghiệm đối với người bệnh mới.
Về tỉ lệ người bệnh có bệnh và nguy cơ gây bệnh qua phẫu thuật, tiêm chích là bao nhiêu? Mặc dù Phó giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội có lý giải rằng kim đã được hấp lại; vậy quy chế và quy định sử dụng bơm kim tiêm 1 lần của Bộ Y tế có áp dụng vào trường hợp này không? Khi thực hiện hành vi này, cán bộ Bệnh viện Mắt Hà Nội có ý thức về hậu quả, về trách nhiệm, về y đức của người thầy thuốc không?
Sự quan tâm trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân của Nhà nước, sự bức xúc quan ngại trước những vụ việc xảy ra trong thời gian qua của ngành y tế nói chung và tại Hà Nội nói riêng, những câu hỏi đặt ra cần được trả lời thỏa đáng, thuyết phục có lý có tình và người đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng phải được bảo vệ và biểu dương thực chất. Trách nhiệm này thuộc về ai?
Chúng ta cần phải làm rõ: Về sự minh bạch tài chính, cần làm rõ sự chênh lệch giá của thủy tinh thể, của dịch nhầy với số lượng dịch nhầy bị lợi dụng khi dùng cho nhiều người, vậy tổng số tiền chênh lệch là bao nhiều? Số tiền đó được xử lý, sử dụng như thế nào và nếu vi phạm thì hành vi này có thuộc hành vi tham nhũng hay không?
Một quan chức cơ quan chức năng thành phố Hà Nội - trong buổi họp báo - cho rằng “đó chỉ là đơn giản hóa việc quản lý, có sai sót nhưng không có tham nhũng” (!?); liệu có hợp lý hay không?
Dưới góc nhìn pháp lý và chuyên ngành y tế, các câu hỏi đặt ra và cần được trả lời thỏa đáng ngẫm không khó. Bởi cũng đã sáng tỏ nếu cuộc chiến chống tham nhũng được làm thực chất và cương quyết, nếu công tác quản lý nhà nước nói chung và y tế nói riêng được thực hiện nghiêm chỉnh, toàn diện, trách nhiệm bởi cùng với những câu hỏi pháp lý nêu trên.
Một vấn đề đặt ra và thực sự bức xúc, có phần hoài nghi vì những vụ việc xảy ra gần đây như nhân bản xét nghiệm tại Bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội), các phòng khám tư nhân có người nước ngoài...
Theo Báo Kinh tế Nông thôn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường
- ·Ðánh giá, xác định quy luật để chống xói lở
- ·Công bố chủ đề Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 46
- ·Vườn rau sạch trong trường học
- ·Quỹ Hỗ trợ đầu tư: Không “thiên vị”, hỗ trợ riêng doanh nghiệp, nhóm nhà đầu tư nào
- ·Đồn Biên phòng Sông Đốc cứu vớt người trôi dạt trên biển
- ·Trao bằng tốt nghiệp cho hơn 3.000 tân cử nhân, kỹ sư
- ·Nhiệt huyết thầy giáo trẻ
- ·Nổ máy nén khí ở Hà Nội, 3 người bị thương nặng
- ·Nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung Đại học Kỹ thuật
- ·Chất lượng Việt Nam vào cuộc người dân được cấp nước sạch
- ·Chủ động ứng phó mưa dông chuyển mùa
- ·Toán online cho học sinh muốn vào lớp chuyên, thi học sinh giỏi quốc gia
- ·Thành lập Sở Chỉ huy chống khai thác IUU tại Vùng Cảnh sát biển 4
- ·Tài xế bị ép chạy quá tốc độ, 50% tai nạn nghiêm trọng do xe kinh doanh vận tải
- ·Nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia
- ·Khai mạc Hội chợ thương mại
- ·Vùng Cảnh sát biển 4 phát động cao điểm thi đua
- ·Cử tri than phiền Quốc lộ 27 xuống cấp, Bộ GTVT nêu ‘không bố trí được vốn’
- ·Ðón xuân nơi biên giới