【h2 duc】Chung cư cũ vẫn 'hét' giá trên trời
Cơ sở hạ tầng,ưcũvẫnhétgiátrêntrờh2 duc sự tiện lợi và đặc biệt là thói quen khiến những người đang sống trong các căn hộ chung cư cũ không muốn thay đổi chỗ ở. Thêm vào đó, vấn đề giao thông đô thị có nhiều phức tạp, khiến giải pháp mua nhà chung cư cũ dù giá cao vẫn được nhiều người lựa chọn.
Thị trường BĐS Hà Nội đang có nhiều biến động khi hàng loạt các căn hộ chung cư cũ trong nội thành đang được mua lại với giá bạc tỉ, điều này trái ngược hoàn toàn với sự ảm đảm của thị trường chung cư cao cấp.
Thực chất, đó không phải là xu hướng đầu tư mới mà xuất phát từ chính nhu cầu của người sử dụng. Sử dụng chung cư cũ ở trung tâm thành phố mang đến cho người dùng nhiều tiện ích mà không phải nơi nào cũng có được. Từ giao thông thuận tiện, gần trung tâm, không phải di chuyển nhiều, đến cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ như: bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí cho con trẻ… Trong bối cảnh giao thông đô thị vẫn là một vấn đề nhức nhối thì giải pháp mua nhà chung cư cũ dù giá cao trở thành lựa chọn của nhiều người.
Gần chợ, gần các trung tâm lớn thì mặc dù có giá trên trời chung cư cũ vẫn luôn được săn lùng |
Tình hình nóng sốt bất thường của phân khúc thị trường này đã tạo ra sự ngộ nhận cho nhiều người khi nghĩ căn hộ của mình sẽ trở thành “kho vàng”. Nhưng thực tế không phải bất cứ chung cư cũ nào cũng được chủ đầu tư mua lại với giá cao ngất ngưởng. Mặc dù vậy, nhiều người có nhu cầu để ở vẫn chấp nhận những mức giá “trên trời” chỉ để thỏa mãn cái tiếng “nhà phố”, thuận lợi và gần trung tâm.
Một số nhà đầu tư xây dựng khẳng định, mức giá mà doanh nghiệp đưa ra để mua căn hộ chung cư cũ bao giờ cũng phải dựa trên những tiêu chí nhất định như: vị trí khu đất, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình, mật độ xây dựng, tiện ích nội khu, liên kết vùng... trong đó khả năng sinh lời luôn là đích ngắm lớn nhất.
Cụ thể như trường hợp nhà chung cư cũ nhà A3 tầng 1 khu tập thể Phương Mai quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích 85m2 (cả cơi nới) được giao với mức giá 4,8 tỉ đồng. Như vậy tính bình quân giá của căn hộ chung cư cũ này có mức giá trên 50 triệu/m2. Cho dù vị trí khu chung cư này cũng chưa phải quá đẹp, duy chỉ có điều là gần chợ, trường học và bệnh viện lớn. Và chỉ với 5 phút là có thể ra tới đường lớn Phố Huế, Bờ Hồ thì mức giá này vẫn được người mua lựa chọn. Theo chị Trần Thị Hạnh, chủ nhân mới của ngôi nhà gần 5 tỷ đồng cho biết: Cũng với giá tiền đó thì chị có thể mua được chung cư cao cấp tại những khu đô thị mới ở Trung Yên, Cầu Giấy hay Hà Đông, tuy nhiên việc đi lại quá khổ nên chị quyết định mua chung cư cũ (nhưng đã được sửa sang nội thất cao cấp hoàn chỉnh).
Ở một khía cạnh khác thì chuyên gia đưa ra bài toán: Nếu nhà đầu tư mua lại toàn bộ khu chung cư cũ để xây mới với mức giá đã đền bù gần 100 triệu đồng/m2 nếu chủ đầu tư xin được quy hoạch cao gấp ba lần so với hiện nay tức khoảng 15 tầng với hệ số sử dụng đất 70%, xem như khả năng hoàn vốn là chắc chắn. Còn nếu xin được càng cao tầng, hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng lớn hơn thì trong một thời gian ngắn có thể hoàn vốn và sinh lợi. Tại các chung cư được mua giá cao khác trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, phần lớn các doanh nghiệp chỉ nhắm đến các chung cư cũ xây dựng thấp tầng, khuôn viên đất rộng, mật độ xây dựng 50 đến 60%, vị trí tốt... còn những chung cư không có được những thuận lợi này thì chẳng ai muốn nhảy vào đầu tư bởi khả năng sinh lợi kém.
Đơn cử như chung cư cũ Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân) dù có vị trí đẹp ngay mặt phố, có khả năng kinh doanh cao. Tuy nhiên, đầu tư vào dự án này sẽ không được xây dựng theo quy mô cũ mà công trình sẽ thấp tầng và hệ số sử dụng đất nhỏ hơn. Bên cạnh đó, người dân đang kinh doanh ổn định, đòi đền bù cao... Thêm nữa, cho dù một trong những công ty có “máu mặt” như Vinaconex “theo đuổi” đã mấy năm nay nhưng vẫn chưa ngã ngũ… Thế nên mới xảy ra bài toán giằng co giữa giá bồi thường của những cư dân và đơn vị công ích được giao làm dự án theo kiểu chính sách. “Không được xây cao tầng, làm sao chúng tôi có lợi trong khi nguồn vốn đầu tư phải trả lãi, giá đền bù cao...” - một doanh nghiệp khẳng định.
Khi được hỏi về vấn đề chung cư cũ bị người dân đẩy lên quá cao, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng: Đó là xu thế tất yếu của thị trường, người bán có quyền ra giá, và mua hay không là quyền của người có tiền. Điều này lý giải một trong những bất cập của thị trường BĐS khi nhà nước vẫn cứ đề ra giá BĐS, trong khi đó, giao dịch thực tế vẫn ở mức quá cao và khác xa so với giá của nhà nước đề ra.
Theo Báo Xây dựng
(责任编辑:La liga)
- ·WHO chỉ ra cách phòng chống và sử dụng thuốc đối với bệnh đậu mùa khỉ
- ·Gặp cô giáo 'hoa hậu' nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn đất dọn trường ở Yên Bái
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Quá trớn' hay 'quá chớn'?
- ·Vụ khay cơm chỉ có 2 miếng chả: Giáo viên bật khóc đối thoại với Chủ tịch huyện
- ·Ireland hỗ trợ tỉnh Quảng Trị nâng cao năng lực để thực hiện các mục tiêu phát triển
- ·Thực hư chuyện mang sách phơi kín hai bên đường trước cổng trường
- ·Phát động cuộc thi viết về thầy cô và mái trường 2024
- ·Những kỷ vật cuối cùng của 8 trẻ mất trong trận lũ quét Làng Nủ
- ·Hội nghị Trung ương 6: Hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng và phức tạp
- ·Ai là ứng viên nữ phó giáo sư trẻ nhất 2024?
- ·Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC
- ·Nhiều tỉnh miền Trung cho học sinh nghỉ học tránh bão số 4
- ·10X từng mất gốc tiếng Anh, bứt phá thành thủ khoa, đỗ 2 đại học top đầu
- ·Loạt trường ở Hà Nội bị 'tuýt còi' do tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu
- ·Thuốc có thành phần từ thảo dược trị mất ngủ cũng có nhiều tác hại, tránh lạm dụng
- ·Các trường đại học nào xét tuyển bổ sung ngành y dược năm 2024?
- ·Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học phòng chống bão số 4
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Xéo xắt' hay 'xéo sắc'?
- ·Vay tiền ngân hàng bị ép mua bảo hiểm: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ đạo nóng
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Quá trớn' hay 'quá chớn'?