【kẹt quá】Nhiều chuyển biến trong hoạt động bổ trợ tư pháp
Để thu hút nguồn lực xã hội vào hoạt động bổ trợ tư pháp,ềuchuyểnbiếntronghoạtđộngbổtrợtưkẹt quá thời gian qua, tỉnh có nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, qua đó ghi nhận những chuyển biến tích cực.
Một phiên bán đấu giá tài sản do Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh tổ chức.
Bổ trợ tư pháp hiện nay bao gồm các hoạt động liên quan đến lĩnh vực công chứng, luật sư, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, thừa phát lại… Việc xã hội hóa trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp những năm qua phát triển mạnh, nổi bật nhất là hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá… Qua đó, góp phần giảm sức ép cho cơ quan nhà nước, tạo sự thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý.
Theo Sở Tư pháp, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 26 luật sư với 9 tổ chức hành nghề hoạt động. Trong lĩnh vực công chứng cũng đang từng bước thực hiện mục tiêu xã hội hóa với việc toàn tỉnh phát triển được 11 tổ chức hành nghề công chứng (1 phòng công chứng và 10 văn phòng) với 21 công chứng viên. Hoạt động công chứng đã góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ, bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệ dân sự, thương mại.
Ông Bùi Thanh Nhã, Trưởng Văn phòng công chứng Bùi Thanh Nhã, ở thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, chia sẻ: Theo tôi, việc hoạt động công chứng được xã hội hóa đã mở ra một hành lang pháp lý cho người dân trong giao dịch dân sự. Bởi trước đây, cả tỉnh chỉ có 1 phòng công chứng, trong khi một số chức năng giao cho các xã, phường thì không đủ điều kiện pháp lý để giải quyết nên người dân muốn thực hiện giao dịch dân sự phải đến Sở Tư pháp, nhiều khi phải đi xa, chờ đợi mất thời gian.
Song song đó, lĩnh vực giám định tư pháp cũng ngày càng đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng với 5 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc. Trong năm 2020, các đơn vị trên thực hiện 1.975 vụ việc giám định, trong đó có 1.871 vụ việc phục vụ công tác tố tụng.
Ông Hồ Việt Thắng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, đánh giá: Thời gian qua, công tác giám định tư pháp, đặc biệt là giám định trong hoạt động tố tụng đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tránh oan sai. Đối với ngành kiểm sát, công tác giám định tư pháp là biện pháp hữu hiệu giúp công tác thực hành quyền công tố được đảm bảo chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, các hoạt động bổ trợ tư pháp khác như trợ giúp pháp lý, đấu giá tài sản đã đi vào nề nếp. Trong đó, đấu giá tài sản đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong quá trình tổ chức các cuộc đấu giá. Các loại tài sản đấu giá, nhất là tài sản là quyền sử dụng đất tăng đáng kể, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tính đến đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 5 tổ chức đấu giá tài sản và 10 đấu giá viên.
Theo Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bổ trợ tư pháp, hàng năm, sở đều tham mưu UBND tỉnh thực hiện các đề án của Chính phủ đối với hoạt động bổ trợ tư pháp. Cùng với đó, sở cũng hướng dẫn các tổ chức bổ trợ tư pháp triển khai việc hoàn thiện chế định bổ trợ tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp và chương trình công tác trọng tâm của ngành thông qua triển khai, phổ biến sâu rộng Luật Công chứng, Luật Đấu giá tài sản và các văn bản liên quan.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều kết quả tích cực thì trên thực tế, qua công tác thanh tra, kiểm tra, Sở Tư pháp đánh giá vẫn còn tình trạng một số tổ chức bổ trợ tư pháp chưa nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động. Cùng với đó, vẫn còn một bộ phận người dân chưa thực sự tin tưởng sử dụng các dịch vụ công được xã hội hóa trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
Theo ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Sở Tư pháp, hiện nay cùng với tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về từng tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, giúp mọi người thấy rõ lợi ích khi sử dụng dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư, giám định, đấu giá... các tổ chức hành nghề, cung cấp dịch vụ bổ trợ tư pháp cũng cần nâng cao tính chuyên nghiệp, nhanh chóng, thuận tiện, cũng như đạo đức nghề nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý, để qua đó giúp hoạt động bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển.
Bài, ảnh: Đ.BẢO
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thử tài phân biệt thời trang cao cấp và bình dân (số 11)
- ·“Núi và lục bát hiên sông”
- ·Đa dạng chương trình phục vụ tết
- ·Tháng tư
- ·Tin tức mới nhất: Phá ổ xóc đĩa trong trang trại bỏ hoang
- ·Gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp
- ·Bộ Văn hóa đề nghị Cục Hàng không phạt Vietjet vì biểu diễn phản cảm
- ·Hậu Giang sẽ đăng cai triển lãm mỹ thuật khu vực
- ·Sửng sốt với nguyên nhân cháy chung cư Parc Spring ở Sài Gòn
- ·Bài 2: Nỗi buồn nhạc sĩ
- ·Sau sự cố hỏa hoạn, Rạng Đông dự chi 42 tỷ đồng đầu tư trụ sở, nhà kho mới
- ·Những ngôi nhà hang động 10.000 năm tuổi ở Iran
- ·Quyển sách “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng”: Tạo nên cơn sốt mới ?
- ·Di sản Thế giới: Giữa "mê cung" danh hiệu
- ·Cách tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Quảng Nam nhanh và chính xác nhất
- ·Cuộc diễu hành xe jeep Yipao
- ·Gần 94% ấp, khu vực văn hóa
- ·Sân chơi hiếm hoi cho nhiếp ảnh
- ·Nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm?
- ·Chớ lơ là phòng dịch bệnh truyền nhiễm đầu năm học mới