会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bong da so.66】Đã xử lý gần hết nợ xấu trong 3 năm!

【bong da so.66】Đã xử lý gần hết nợ xấu trong 3 năm

时间:2025-01-07 05:59:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:365次

TheĐãxửlýgầnhếtnợxấutrongnăbong da so.66o đó, tỷ lệ nợ xấu từ mức 4,93% vào thời điểm tháng 9/2012 về mức 3,21% tháng 8/2015, dự kiến tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 sẽ ở mức dưới 3% theo đúng mục tiêu đã đề ra. 

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Ba năm nhìn lại tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu” được Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức chiều 5/10. Hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam nhằm đánh giá về quá trình xử lý nợ xấu và các thách thức mà các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt trong thời gian qua.

Đã xử lý gần hết nợ xấu trong 3 năm

Đã xử lý gần hết nợ xấu trong 3 năm

Tái cấu trúc nền kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) là một trong những nội dung trọng tâm để cùng với tái cơ cấu đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Bộ Chính trị, Chính phủ thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong việc lành mạnh hóa hệ thống các TCTD theo Kết luận số 10-KL/TW ngày 18/10/2011 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI.

Xử lý nợ xấu là nội dung quan trọng của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Trên cơ sở được Bộ Chính trị, Chính phủ chấp thuận, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013.

Sau gần 4 năm triển khai quyết liệt các Đề án nói trên, trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi (kinh tế vĩ mô kém ổn định, tăng trưởng kinh tế chậm, thị trường bất động sản trầm lắng, chậm phục hồi và không sử dụng ngân sách nhà nước cho tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các TCTD, khung khổ pháp lý chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập,…), với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành Ngân hàng và hệ thống chính trị, kết quả tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đã và đang đi đúng mục tiêu, định hướng và lộ trình.

PGS.TS Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, mục tiêu chính Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” (Đề án 254) đặt ra là tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. 

Đề án 254 cũng xác định rõ kết quả cơ cấu lại đạt được trong giai đoạn 2011-2015 là tiền đề để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh, dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

Nhằm triển khai một số nội dung của Đề án 254, NHNN đã xây dựng Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013. Với tất cả nỗ lực và giải pháp của ngành ngân hàng và sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, một khối lượng lớn nợ xấu của các TCTD đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện.

Bên cạnh đó, các chuẩn mực mới về phân loại nợ đã được triển khai theo đúng lộ trình, làm cho nợ xấu trở nên minh bạch hơn và được phản ánh đầy đủ hơn. Kết quả đạt được về xử lý nợ xấu góp phần quan trọng trong việc tái cơ cấu, lành mạnh hóa tài chính của các TCTD, đặc biệt trong việc khơi thông và thúc đẩy mở rộng tín dụng cho nền kinh tế một cách an toàn, hiệu quả.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, lần tái cấu trúc thứ nhất chủ yếu xử lý nợ xấu trong ngân hàng quốc doanh. Lúc đó, biện pháp chủ yếu là xóa nợ. Lần thứ 2 phức tạp hơn vì cấu trúc ngân hàng nhiều thành phần hơn. Chính phủ có đề án tương đối quy mô với thời hạn tương đối kéo dài là 5 năm. Cho đến giờ phút này, về nguyên tắc, hai lần tái cấu trúc không được phép thay đổi các luật lệ hiện hành.

“Sau 3 năm nhìn lại, chúng ta đã có một thanh khoản tương đối ổn định, thị trường vàng, hối đoái về căn bản ổn định, lòng tin của những người gửi tiền được củng cố. Đây có thể coi là thành công bước đầu vô cùng quan trọng để chống lại cú sốc thanh khoản xảy ra vào thời điểm trước. Nhìn toàn bộ tổng thể đó, tôi thấy quá trình tái cấu trúc đã đạt được thành công lớn. Xử lý sở hữu chéo và lũng đoạn hệ thống ngân hàng đã có tiến bộ ban đầu. Áp dụng chuẩn mực quản trị, quản lý rủi ro, chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính, chỉ tiêu an toàn hệ thống tiệm cận với hệ thống quốc tế”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

 

Nhà đầu tư ngoại 'cưới' nợ xấu: Muốn nhanh cũng phải từ từ!

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
  • Sự thật về “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”
  • Công ty Rạng Đông Holding bị phạt do công bố thông tin sai lệch
  • Đong đầy tình cảm “Bữa cơm tri ân”
  • Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
  • Triển khai trả kết quả đăng ký kinh doanh qua dịch vụ bưu chính
  • Khẩn trương ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất
  • Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi 2016 chính thức có hiệu lực
推荐内容
  • Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
  • Hải quan Thanh Hóa: Khó về đích thu NSNN
  • HLV Philippe Troussier: Tôi không thích so sánh với ông Park Hang Seo
  • Khởi công “Mái ấm công đoàn” cho 3 gia đình đoàn viên khó khăn
  • Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
  • Tuyển Việt Nam: HLV Philippe Troussier và khác biệt từ dàn trợ lý