【celaya vs】Áp dụng ngưỡng tính thuế GTGT: Giảm chi phí, chống gian lận thuế
Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, hiện nay cả nước có gần 450.000 DN và dự báo trong thời gian tới sẽ có số lượng lớn DN tăng thêm. Số DN này đều phải kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khiến chi phí, thời gian kê khai, nộp thuế GTGT đối với người nộp thuế và chi phí quản lý của cơ quan Thuế đều tăng mạnh tương ứng. Trong khi đó, có một số DN lợi dụng cơ chế thông thoáng trong việc thành lập DN để mua bán hoá đơn, lợi dụng hoá đơn khống để khấu trừ, hoàn thuế làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, gây thất thu cho NSNN.
Thực tế này đòi hỏi phải có cơ chế ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT nhằm xác định đối tượng nào sẽ tham gia vào hệ thống thuế GTGT và trở thành người nộp thuế. Bên cạnh đó, việc quy định ngưỡng đăng ký thuế GTGT sẽ làm giảm đối tượng phải kê khai thuế GTGT, đồng nghĩa với việc giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và tăng hiệu quả quản lý cho cơ quan Thuế.
Khắc phục những bất cập này, Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT (hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014) đã bổ sung quy định ngưỡng DN có doanh thu 1 tỷ đồng/năm trở lên để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. DN có doanh thu dưới ngưỡng 1 tỷ đồng/năm phải nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, trừ trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp này.
Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế đề xuất Bộ Tài chính cần quy định rõ doanh thu 1 tỷ đồng là doanh thu nào (doanh thu chịu thuế bao gồm cả doanh thu chịu thuế và không chịu thuế). Theo Tổng cục Thuế, ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng được xác định là doanh thu chịu thuế GTGT vì theo thông lệ quốc tế thì doanh thu để xác định ngưỡng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ là doanh thu chịu thuế. Bởi chỉ có dựa vào doanh thu mới dễ dàng để phân tách DN nào có năng lực tuân thủ, DN nào không. Ngoài ra, doanh thu là chỉ tiêu phản ánh quy mô đáng tin cậy nhất. Do đó, doanh thu là thước đo tốt nhất để xác định ngưỡng chịu thuế GTGT, vì nó là chỉ tiêu tính toán đơn giản nhất đối với các DN.
Cụ thể, doanh thu năm được xác định căn cứ vào tổng cộng chi tiêu “Tổng doanh thu của hợp đồng dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT” trên tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ khai thuế từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 11 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của các quý từ quý 4 năm trước đến quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT. Ngoài ra, phương pháp tính thuế được thực hiện ổn định trong 2 năm liên tiếp nhằm bảo đảm tính ổn định trong kê khai, nộp thuế của DN.
Chẳng hạn như: DN A được thành lập từ năm 2011 và đang hoạt động. Để xác định phương pháp tính thuế GTGT cho năm 2014, DN A xác định mức doanh thu như sau: Cộng chỉ tiêu “Tổng Tổng doanh thu của hợp đồng dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT” trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng trong 12 tháng (từ tháng 12-2012 đến hết tháng 11-2013). Trường hợp tổng doanh thu theo xác định từ 1 tỷ đồng trở lên, DN A áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong 2 năm (2014 và 2015). Nếu trường hợp DN A không có tổng doanh thu đến 1 tỷ đồng thì DN chuyển sang áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo quy định.
Ngoài ra, Tổng cục Thuế đề xuất cơ chế đăng ký tự nguyện đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập bởi việc áp dụng ngưỡng kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, ngoài mục tiêu góp phần đơn giản hoá về thủ tục, tiết kiệm chi phí tuân thủ cho DN nhỏ, còn có mục tiêu hạn chế việc gian lận thuế GTGT (hạn chế tình trạng doanh nghiệp lợi dụng cơ chế thông thoáng trong việc thành lập DN chỉ để mua bán hoá đơn GTGT). Theo đó, với trường hợp DN mới thành lập trong năm 2013 và hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ 12 tháng thì xác định doanh thu ước tính của năm như sau: (Lấy chỉ tiêu tổng doanh thu của hợp đồng dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT trên tờ khai thuế từ tháng 3 đến tháng 11 chia cho 9 tháng hoạt động) x 12 tháng. Trường hợp kết quả xác định được từ 1 tỷ đồng trở lên thì DN áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Nếu không thì DN áp dụng phương pháp tính trực tiếp (trừ trường hợp DN tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế).
Hiện trên thế giới có hơn 150 nước đang áp dụng ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT hoặc thuế tiêu dùng. Trong đó, ở một số nước phát triển đã quy định mức ngưỡng rất cao như: Nhật Bản 10 triệu Yên, Anh 77.000 bảng, Singapore 1 triệu đô la Singapore… Còn một số nước đang phát triển trong khu vực quy định mức ngưỡng thấp hơn như: Thái Lan 1.800.000 Baht, Indonesia 600 triệu Rupiah... |
Mai Ka
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phát triển kinh tế tư nhân trong thời đại số
- ·Cuối đời đi chăn bò của vợ chồng ông chủ buôn sắt vụn, từng giàu nhất làng
- ·Sôi động Festival ván diều ở bãi biển Ninh Chữ
- ·Bắc Kạn: hơn 3000 người có công với cách mạng nhận trợ cấp qua bưu điện
- ·Việt Nam tham gia Công cụ Bảo hiểm rủi ro thiên tai Đông Nam Á
- ·Quỳnh Anh Shyn gây tranh cãi vì diện đồ trong suốt, lộ vòng ba
- ·Thành phố băng tuyết khổng lồ ở Trung Quốc
- ·Thứ rau đứng xa cả mét vẫn hôi thế mà xào thịt lại thành đặc sản
- ·Các bước để nhận hỗ trợ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
- ·Thực hiện luồng xanh với nông sản xuất khẩu thu hoạch chính vụ
- ·Đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần
- ·Cụ U80 khuyên 'lấy chồng đẹp trai để ngắm mỗi ngày' khiến giới trẻ bật cười
- ·Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được 291 dự án đầu tư nước ngoài
- ·Malaysia rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá thép cuộn cán nguội
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày (4/8): Cảnh báo tố lốc và sạt lở đất nhiều nơi do mưa lớn
- ·Hải sản Busan
- ·Những lời khuyên cha mẹ nên dành cho con khi đối mặt với mâu thuẫn
- ·Rùng rợn nhà thờ bỏ hoang từ thế kỷ 14 bị 'chiếm giữ bởi 32 bóng ma'
- ·Năm 2020, khởi nghiệp sáng tạo có thêm nhiều động lực để phát triển mạnh mẽ
- ·Căn nhà cấp 4 nuôi lớn đam mê bóng đá của thủ môn Văn Toản