【nhận định montpellier】Dệt may Việt Nam: Yếu ở khâu thiết kế
TheệtmayViệtNamYếuởkhâuthiếtkếnhận định montpelliero bà, ý kiến cho rằng hiện các DN dệt may Việt Nam chưa quan tâm đúng mức tới thị trường nội địa có đúng không?
- Hiện nay hàng may mặc nội địa đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng, có vị thế vững chắc trên thị trường như Việt Tiến, May 10, Thành Công, Thăng Long… Tuy nhiên, nhiều DN lại chưa quan tâm đến thị trường trong nước, cá biệt có trường hợp không có hàng tiêu thụ nội địa, các công ty còn lại có tỷ trọng tiêu thụ nội địa trung bình khoảng 10% trong khi hàng dệt may NK từ Trung Quốc chiếm tới 60% thị trường tiêu dùng của Việt Nam. Hàng Trung Quốc dù chất lượng không cao nhưng với giá rẻ, hợp thời trang, mầu sắc phong phú, mẫu mã thay đổi thường xuyên nên vẫn được đại bộ phận NTD Việt Nam chấp nhận, nhất là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp đến trung bình, khá đặc biệt ở khu vực nông thôn. Ở khu vực này, hầu như không xuất hiện hàng may mặc nội địa mà chỉ có hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lượng trung bình, thấp cùng với hàng may sẵn của các hộ gia đình địa phương. Thực tế, số hàng địa phương này cũng hầu như sử dụng 100% vải vóc, nguyên liệu NK từ Trung Quốc.
Dường như thực trạng này đã tồn tại từ rất lâu, thưa bà?
- Có hai nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thứ nhất là giá NK hàng Trung Quốc quá rẻ, chỉ bằng 1/4 đến 1/3 giá bán của hàng may ủy thác XK. Thứ hai là Việt Nam thiếu những nhà phân phối lớn, chuyên kinh doanh hàng may mặc.
Hiện tại, các công ty may của Việt Nam nếu muốn bán sản phẩm trong nước đều phải mở các cửa hàng của chính DN hoặc bán qua các đại lý. Gánh nặng tài chính trong lưu kho và hình thành các kênh phân phối là quá lớn đối với công ty may của Việt Nam. Trong khi đó hàng không xuất xứ bán tràn lan đã gây biến động lớn về thị trường, tạo sự cạnh tranh không bình đẳng với hàng dệt may trong nước.
Như vậy, một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường nội địa hàng dệt may bị bỏ ngỏ là do chính khâu thiết kế của DN?
Sản phẩm dệt may là một trong những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. NTD khác nhau về văn hóa, phong tục, tôn giáo, khu vực địa lý, giới tính, tuổi tác… nên sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Do đó đòi hỏi sản phẩm dệt may phải phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, tại các khoa thiết kế của một số trường đại học, trong vài năm gần đây chỉ tuyển được vài chục sinh viên mỗi năm, bằng một nửa chỉ tiêu. Lý do là ngành này đang không thu hút được giới trẻ, là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành dệt may trong nước luôn thiếu đội ngũ thiết kế được đào tạo chính quy.
Còn tại DN, chi phí dành cho mẫu mã còn ít, thậm chí có nhiều DN không dành chi phí cho việc nghiên cứu mẫu mã. Các DN bán ra thị trường những sản phẩm mình có sẵn chứ chưa bán những sản phẩm mà thị trường cần. Mẫu mã vẫn chỉ đơn điệu do chưa có đội ngũ thiết kế bài bản. Và trong một số trường hợp nào đó, DN thu hút được vài nhân viên thiết kế thì sức sáng tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của NTD. Ở cấp Nhà nước, năm 1995, Viện thiết kế thời trang Việt Nam (FADIN) thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam đã được thành lập nhưng tính đến nay viện thiết kế này vẫn chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Vòng luẩn quẩn của khâu thiết kế có thể được coi là khâu yếu nhất khiến cho hàng may mặc Việt Nam khó chiếm lĩnh được thị trường nội địa.
Theo thống kê Hiệp hội Dệt may Việt Nam, từ năm 2005, thị trường dệt may nội địa chỉ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Trong khi ngoài hơn 90 triệu dân, Việt Nam còn có hơn 4 triệu khách du lịch mỗi năm, nên các DN cần quan tâm đến thị trường này. Có thể khẳng định thị trường nội địa Việt Nam là một thị trường rộng lớn và tiềm năng. Khi bỏ qua thị trường nội địa, các DN Việt Nam đã tự mình bỏ qua cơ hội lớn để tăng trưởng và phát triển.
Xin cảm ơn bà!
Huyền Bảo (thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người lao động tự do có thể tự đóng bảo hiểm?
- ·Hải quan Hòn Gai đón tàu Viking Orion đưa vị khách thứ 3 triệu đến Quảng Ninh
- ·Kho bạc phối hợp chi trả chặt chẽ tiền bồi thường sự cố môi trường biển
- ·Gần 8 triệu tờ khai miễn kiểm tra hải quan
- ·Ngôi nhà mơ ước
- ·VPBank lãi quý I gần 4,2 nghìn tỷ đồng, tăng 64% cùng kỳ
- ·Trợ lý AI giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- ·Ngành Hải quan bứt phá trong công tác thu ngân sách
- ·Không sinh được con, mẹ chồng muốn tôi ly hôn
- ·Phí xác minh giấy tờ cá nhân là 50.000 đồng/lần/người
- ·TQ thắng thầu đường ống nước Sông Đà 2 và nỗi lo của dân
- ·Ưu tiên phân bổ bội chi cho địa phương có khả năng trả nợ
- ·TP. Hồ Chí Minh chống thất thu thuế, chống chuyển giá: Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc
- ·Hoạt động kế toán, kiểm toán thông thoáng hơn
- ·Chị Phạm Thị Lan mắc bệnh u xơ thần kinh đã được xuất viện về nhà
- ·Hải quan Bình Định luôn coi doanh nghiệp và người dân là đối tượng phục vụ
- ·Chàng kỹ sư công nghệ thông tin đổi đời khi làm nông nghiệp thuận tự nhiên
- ·Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai
- ·Biên chế rồi lại bị trường kí hợp đồng dài hạn, đúng hay sai?
- ·Biểu phí phân bổ và sử dụng mã, số viễn thông