会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình fc nantes gặp olympique lyonnais】Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn và chính sách đặc thù cho Hà Nội phát triển!

【đội hình fc nantes gặp olympique lyonnais】Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn và chính sách đặc thù cho Hà Nội phát triển

时间:2024-12-23 11:43:13 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:742次
Góp ý Luật Thủ đô sửa đổi: Thận trọng khi cho phép Hà Nội đặt ra những loại phí mới Giải bài toán chuyển đổi số logistics Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ chủ trì Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh,ửaLuậtThủđôPhâncấpphânquyềnmạnhhơnvàchínhsáchđặcthùchoHàNộipháttriểđội hình fc nantes gặp olympique lyonnais thành phố với Vân Nam - Trung Quốc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình. Ảnh: Quochoi.vn

Đề xuất phân cấp một số thẩm quyền về đầu tư

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cần thiết, xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, dự thảo luật gồm 7 chương, 59 điều; trong đó sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều.

Đáng chú ý, dự thảo luật quy định về chính quyền Thủ đô, trong đó, về mô hình tổ chức, thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Hà Nội theo Nghị quyết số 97 và bổ sung thành phố thuộc TP Hà Nội.

Cùng với đó là tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân (từ 2 lên tối đa 3); mở rộng thành phần Thường trực Hội đồng nhân dân so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của Hội đồng nhân dân.

Đặc biệt, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, quy định cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố thuộc TP Hà Nội (dự kiến thành lập theo Nghị quyết số 15-NQ/TW tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hoà Lạc, Xuân Mai), với những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, UBND, đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.

Về tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức Thủ đô, dự thảo Luật quy định một số nội dung đặc thù. HĐND quận, thị xã bố trí trong dự toán chi ngân sách của UBND phường khoản chưa phân bổ từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách phường để thực hiện một số nhiệm vụ chi như chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, quốc phòng, an ninh…

Tương tự cơ chế áp dụng cho TP Hồ Chí Minh, dự thảo Luật quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô, một số cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức.

Đối với chính sách tài chính, ngân sách và đầu tư, Hà Nội được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ tổ chức tài chính, tổ chức khác trong nước và từ nguồn trái phiếu Chính phủ phát hành không phụ thuộc vào hạn mức trần.

Ngân sách Thành phố giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để tạo nguồn lực đầu tư các công trình, dự án trọng điểm, dự án PPP, giao thông công cộng, hỗ trợ di dời cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời; tỷ lệ điều tiết cụ thể sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định hằng năm phù hợp với mục tiêu sử dụng nguồn thu này.

Cùng với đó quy định sử dụng ngân sách Thành phố để hỗ trợ các cơ quan trung ương để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở Thủ đô; hỗ trợ các địa phương khác khi cần thiết; chi cho một số nhiệm vụ đặc thù, đầu tư các dự án liên tỉnh trong vùng Thủ đô.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn

Về đầu tư thì cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; mở rộng phạm vi áp dụng PPP trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Cùng với đó là quy định dự án TOD là một dự án tổng thể, trọng điểm của Thủ đô hoặc vùng Thủ đô; Hà Nội tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quyền xây dựng và sử dụng không gian ngầm, khoảng không trên cao trong khu vực TOD; tiền thu được sẽ đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông kết nối với đường sắt đô thị, hạ tầng kỹ thuật kết nối đến nhà ga.

Chính phủ cũng đề xuất phân cấp một số thẩm quyền về đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công cho HĐND, UBND TP Hà Nội.

Chẳng hạn, HĐND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng... Cho phép Hà Nội ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá riêng, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.

Các chính sách ưu đãi về thuế chưa cụ thể

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tham gia thẩm tra đều tán thành với sự cần thiết ban hành, mục đích, quan điểm xây dựng và phạm vi sửa đổi Luật Thủ đô.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Nên dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng đồng thời là giao nhiệm vụ cho chính quyền TP Hà Nội trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Ngoài ra, báo cáo thẩm tra Ủy ban Pháp luật cũng nêu ý kiến về một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật. Chẳng hạn, về việc vay nợ của thành phố Hà Nội, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật hiện đang quy định mức vay nợ của thành phố Hà Nội rộng hơn rất nhiều so với các địa phương đang được hưởng cơ chế đặc thù, vì vậy, đề nghị quy định trần mức vay là 120% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp, tương tự như TPHCM.

Về thu hút nhà đầu tư chiến lược thì đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý theo hướng việc thu hút nhà đầu tư chiến lược nên tập trung vào những lĩnh vực thành phố Hà Nội có lợi thế như nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; bảo đảm năng lực thực hiện dự án của nhà đầu tư, tránh trường hợp dự án treo, gây lãng phí nguồn lực.

Về ưu đãi đầu tư, Ủy ban Pháp luật cho rằng, các chính sách ưu đãi về thuế trong dự thảo Luật chưa cụ thể, chưa bám sát yêu cầu về thực hiện các cam kết về thuế tối thiểu toàn cầu, có thể dẫn đến tình trạng vừa thất thu ngân sách, vừa không tạo được ưu đãi để thu hút nhà đầu tư.

Về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), đa số ý kiến tán thành với đề xuất, nhưng có ý kiến đề nghị nội dung này cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, bởi hiện nay pháp luật về đất đai không cho phép thu hồi đất mà không gắn với đầu tư dự án trên phạm vi đất được thu hồi, hơn nữa, việc phát triển TOD hiện nay mới chỉ được thí điểm ở một số khu vực tại TPHCM.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Bây giờ và cái đêm hôm ấy . . .
  • Video: Galaxy Z Flip thực tế gập được bao nhiều lần thì hỏng
  • UBND tỉnh Bình Định và Vingroup ký kết hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
  • COP29 ngày 2: Cam kết 120 tỷ USD hỗ trợ tài chính khí hậu
  • Đi lao động xuất khẩu, vợ tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
  • Ba tuyến cáp quang biển gặp sự cố
  • 3 dự đoán của IBM về tương lai của AI
  • Cách dịch giọng nói trên iPhone
推荐内容
  • QHTD với người có gia đình, có bị coi là phạm tội?
  • Sẵn sàng khởi động VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8
  • Tính năng trên iPhone khiến người dùng Android ao ước
  • Công bố sáng kiến tăng cường hợp tác Mỹ
  • Trung ương thảo luận đề án đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập
  • Cách dịch giọng nói trên iPhone