【ket.qua bong da hom nay】Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen - Lê Phước Vũ
Bắt đầu khởi nghiệp với hơn 2 chỉ vàng,ủtịchTậpđoànTôket.qua bong da hom nay vậy mà chỉ sau 20 năm, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen - Lê Phước Vũ đã trở thành một trong 10 doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, đoạt giải thưởng cao nhất của giải thưởng "EY - Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp 2014" và đại diện cho doanh nhân Việt Nam tham gia Giải thưởng EY thế giới tại Monaco năm 2015...
Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen - Lê Phước Vũ khởi nghiệp chỉ bằng 2 chỉ vàng. Ảnh minh họa
Song, đằng sau những thành công rạng rỡ bao giờ cũng là những cùng cực thăng trầm, có lúc tưởng như Hoa Sen của ông Vũ đứng trước nguy cơ phá sản. "Nhưng nghĩ đến trách nhiệm với đứa con mà mình khổ cực mới tạo dựng được và khát vọng vươn lên đã giúp tôi vượt qua sóng dữ", ông chia sẻ.
Ông Lê Phước Vũ gắn với nghiệp sản xuất tôn thép một cách tình cờ sau khi nhận cơ hội làm đại lý phân phối cho Tôn Nipponvina vào năm 1994. Thời điểm đó, do nguồn vốn ít ỏi nên rất khó để tạo được uy tín đối với nhà cung cấp để mua hàng trả chậm và tiết giảm chi phí quản lý.
"Đó là thời điểm lúc nào tôi cũng trong trạng thái căng thẳng để tìm giải pháp kinh doanh, thậm chí phải cùng lúc kiêm nhiệm rất nhiều việc như: quản lý, điều hành, và kiêm luôn cả việc lái xe ba gác đi giao hàng", ông Vũ nói.
Nhờ căn cơ và nhanh nhạy, ông Vũ có cơ hội mở hàng loạt cửa hàng bán lẻ. Đến năm 2001, ông đã kêu gọi được cổ đông, thành lập Công ty CP Hoa Sen với vốn đầu tư ban đầu 30 tỷ đồng và xây dựng nhà máy đầu tiên tại Bình Dương.
Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen - Lê Phước Vũ trước khi thành công cũng đã từng trải qua rất nhiều thăng trầm cuộc đời. Ảnh minh họa
Năm 2007, Hoa Sen đã đầu tư được 2 dây chuyền mạ kẽm và một dây chuyền cán nguội, tạo đà cho những năm sau đó, dù ngành vật liệu gặp khó khăn nhưng doanh thu của Hoa Sen vẫn tăng trưởng ấn tượng từ mức 3.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng trong năm 2012 và 11.700 tỷ đồng vào năm 2013, dự kiến năm 2014 sẽ đạt doanh thu 15.000 tỷ đồng.
Luôn kinh doanh vì lợi ích của tất cả mọi người
Bên cạnh tinh thần làm việc hết mình và không nản chí trước mọi khó khăn, ông Lê Phước Vũ đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ: "Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người." Ông luôn đặt sống thiện và làm thiện lên hàng đầu, ngay cả trong những năm tháng chinh chiến trên thương trường. Vị Chủ tịch chia sẻ: ”Khi bước vào kinh doanh, tôi đã giác ngộ đạo Phật nên luôn tâm niệm kinh doanh là làm giàu cho mình và xã hội nhưng sống phải trung thực và đồng tiền làm ra phải chân chính thì mới có giá trị”.
Suốt 20 năm kinh doanh, ông luôn phải đối mặt với những áp lực, làm sao làm ăn trung thực mà công ty vẫn phát triển bền vững, làm sao với số vốn ít ỏi mà vẫn cạnh tranh được trong thị trường đầy khắc nghiệt và luôn thay đổi. Đơn cử như trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của ngành tôn thép, ông không bao giờ sử dụng chiêu trò bớt chất lượng để hạ giá thành, thu về lợi nhuận cao, mà chọn chiến lược linh hoạt, chuyển sang xuất khẩu để tìm kiếm lợi nhuận chân chính.
Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen - Lê Phước Vũ không chỉ lo cho "đứa con" Hoa Sen, mà còn day dứt cho nền kinh tế của cả dân tộc. Ảnh minh họa
Bên cạnh những lo lắng cho đứa con Hoa Sen, ông cho hay, điều trăn trở lớn nhất đối với ông là việc người lao động còn nghèo khó, thiếu nhà ở, thiếu việc làm, thu nhập thấp, năng suất lao động kém, vẫn còn nhiều người làm ăn chụp giật, làm giàu bất chính...
Và với những yếu kém này, có lẽ Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội tận dụng được lợi thế của các quốc gia đi sau, như vậy các thế hệ đi trước như ông sẽ có lỗi với thế hệ tương lai và kinh tế đất nước.
Ông nói: “Tôi luôn mong mỏi cộng đồng doanh nhân Việt Nam và những nhà lãnh đạo ý thức được sứ mạng của mình để đặt lợi ích của bản thân, gia đình, doanh nghiệp trong lợi ích của đất nước; luôn hành xử minh bạch, có trách nhiệm, trí tuệ, bản lĩnh, dám nhìn thẳng vào sự thật hoặc sai lầm để dẫn dắt đất nước phát triển, dân tộc Việt Nam vươn lên”.
Chia sẻ về giải thưởng EY - Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp, ông cho biết mình chỉ có một mong mỏi duy nhất, đó là là có cơ hội chia sẻ trải nghiệm của mình với thế hệ trẻ Việt Nam và cộng đồng doanh nhân thế giới, để họ thấy rằng, doanh nhân Việt Nam, dù xuất phát điểm thấp hơn nhưng tinh thần và ý chí rất cao, đồng thời chứng minh một cách thuyết phục rằng: “Nếu có ý thức làm ăn chân chính và thực hiện trách nhiệm xã hội với tấm lòng nhiệt thành thì doanh nghiệp sẽ được người tiêu dùng ủng hộ và phát triển bền vững”.
Phan Huyền (tổng hợp từ Zing và Doanhnhansaigon)
Ngày Doanh nhân Việt Nam, VC Corp mất 2,5 tỷ đồng vì lỗi data center(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cáo trạng lần 2 trong vụ án bầu kiên viết gì?
- ·Ứng dụng công nghệ thông tin giúp nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh
- ·Khám, chữa bệnh theo yêu cầu: Cả bệnh viện và người dân đều muốn, nhưng…
- ·Vận động hơn 54 tỉ đồng phục vụ khuyến học, khuyến tài
- ·Trang phục đi biển cho bạn gái nổi bật dịp lễ
- ·Khó khăn về kinh phí trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm
- ·Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi
- ·Trung cấp Luật Vị Thanh được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Luật miền Nam
- ·Tan chảy với món quà tặng vợ 20/10 của 'chồng nhà người ta'
- ·Giáo viên cốt cán cấp tiểu học được bồi dưỡng trực tuyến
- ·Cách nấu cơm điện ngon không phải ai cũng biết
- ·Huyện Châu Thành A: Phấn đấu công nhận mới 4 trường đạt chuẩn quốc gia
- ·290 triệu đồng thực hiện chương trình Tiếp sức mùa thi năm nay
- ·Giáo dục truyền thống từ hoạt động thực tế
- ·Chọn mua bếp điện từ giá rẻ nhưng chất lượng
- ·Sắp triển khai nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ
- ·“Đòn bẩy” nâng chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân
- ·Vì sao cấp THPT tỷ lệ trường chuẩn ít hơn các cấp học khác ?
- ·5 Quan niệm sai lầm về chọn giày thể thao
- ·Điểm tựa cho nền nông nghiệp hiện đại