【keo c3】Gặp ba sinh viên Sư phạm Huế xuất sắc đạt học bổng du học tại Mỹ
Chào Trí,ặpbasinhviênSưphạmHuếxuấtsắcđạthọcbổngduhọctạiMỹkeo c3 Nam và Hà! Cảm nhận đầu tiên của các bạn khi tận mắt nhìn thấy ngôi trường Đại học bang Arizona danh tiếng là gì? Các bạn có thể kể một chút về thành phố nơi mình ở, môi trường học tập, bạn bè và thầy cô bên đó? Phương pháp giảng dạy ở Mỹ hẳn có nhiều điều thú vị?
Hải Nam: Em đến đây cùng lần với các bạn. Trường ở đây rất rộng, những buổi đầu tiên đi học phòng nào ở dãy nhà nào cũng đều phải dùng bản đồ. Kiến trúc và quy hoạch ở đây đẹp. Thầy cô rất nhiệt tình và gần gũi, bạn bè quốc tế thì thân thiện và luôn sẵn sàng bắt chuyện, làm quen với mình. Nơi đây thực sự là một môi trường rất tốt cho việc tự học và nỗ lực bản thân, đặc biệt là rất coi trọng những ý tưởng mới và đột phá.
Hồ Hoàng Hải Nam nhận học bổng thạc sĩ kỹ thuật “Intel Grand Challenges”
Phước Trí: Em đã qua thành phố Tempe, bang Arizona được 4 tuần. Ấn tượng đầu tiên của em về ngôi trường này là sự rộng lớn của các công trình và các dãy nhà học đầy màu sắc. Môi trường học tập bên này hết sức chủ động, lấy sinh viên làm trung tâm. Các giảng viên luôn tạo điều kiện cho sinh viên tự lên ý tưởng các dự án, các bài giảng và cùng trình bày, trao đổi, thảo luận với sinh viên một cách thẳng thắn nhất. Được học ở đây tạo cho em cách suy nghĩ và hoạt động tích cực hơn.
Lê Phước Trí nhận học bổng thạc sĩ kỹ thuật “Intel Grand Challenges”.
Khánh Hà: Hiện tại thì tụi em đã nhập học được 2 tuần và đã làm quen được với kiểu sống cũng như thời tiết ở đây. Mọi thứ đến giờ khá ổn (cười)
Hẳn tới giờ ba bạn vẫn còn nhớ niềm vui mừng như vỡ òa khi biết tin được cấp học bổng du học thạc sĩ tại Đại học bang Arizona. Trí, Nam và Hà có thể chia sẻ về cảm xúc của mình lúc đó?
Hải Nam: Cảm giác của em khi biết tin mình được học bổng là thật sự tự hào vì đây là kết quả của một quá trình gần hai năm cố gắng thay đổi bản thân. Thêm nữa đây như là một phần của lời hứa sẽ thành công của em với những người đặt niềm tin vào em. Khi nhận được thông báo, em đang ngủ trưa, nghe máy xong bật dậy và việc đầu tiên là báo cho bố mẹ biết tin mừng này.
Phước Trí: Khi biết tin được nhận học bổng của Intel, em đã rất vui sướng. Em lập tức báo cho cha mẹ và những thầy cô giảng dạy và đã giúp đỡ em. Mọi người vui mừng không kém và chia vui cùng với em khi em nhận được học bổng này. Bạn bè của em sau khi biết tin này cũng chia vui cùng em rất nhiều.
Còn Khánh Hà, bạn có bất ngờ nhiều không khi mình là sinh viên nữ duy nhất đạt được học bổng sang Mỹ du học?
Khánh Hà:Đạt được học bổng này là thành quả to lớn nhất của em từ trước đến nay. Khi biết tin mình được nhận học bổng, em rất vui nhưng vẫn chưa thật sự tin là thật, đến khi nhận được thư mời của bên HEEAP (Chương trình Hợp tác Giáo dục Đại học ngành Kỹ thuật được thành lập vào năm 2010 bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID và tập đoàn Intel, phối hợp với Trường kỹ thuật Ira A. Fulton thuộc Đại học Bang Arizona) em mới thực sự tin. Gia đình rất tự hào và hãnh diện về em, đặc biệt em là sinh viên nữ duy nhất được xét để trao học bổng.
Hoàng Thị Khánh Hà là sinh viên nữ duy nhất được xét tuyển để trao học bổng.
Những tiêu chí để được cấp học bổng là gì? Thông tin về học bổng đến với cả ba như thế nào? Trước các bạn, đã có sinh viên nào của Trường đại học Sư phạm Huế đạt được học bổng này chưa?
Phước Trí: Để đạt được học bổng này phải trải qua một số điều kiện cơ bản như: phải có điểm ngoại ngữ IELTS trên 6.5 hoặc TOEFL, có GPA cao trên 7.5/10. Ngoài ra, còn cần phải thi thêm chứng chỉ GRE { bài kiểm tra tiêu chuẩn được sử dụng trong việc xét điều kiện nhập học sau đại học (Master hoặc PhD) ở các chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trừ Y, Dược, Luật) tại Mỹ} với số điểm tùy theo từng ngành học của bản thân lựa chọn. Đó là những điều kiện cơ bản để nộp đơn xin học bổng. Ngoài ra, chúng em còn phải vượt qua một vòng phỏng vấn với UBND TP.Hồ Chí Minh, đại diện Tập đoàn Intel ở Việt Nam và của Đại học bang Arizona. Riêng với bản thân em, do chọn ngành học Kỹ sư năng lượng mặt trời và thương mại hóa nên còn trải qua một cuộc phỏng với với người quản lý và một giáo sư là người dẫn dắt chuyên ngành của em.
Hải Nam: Thông tin của học bổng chúng em tìm thấy trên các diễn đàn mạng xã hội, đồng thời cũng nhận được thông báo chính thức từ Văn phòng khoa Vật Lý, Trường đại học Sư phạm Huế. Đây là đợt học bổng đầu tiên về đào tạo nguồn nhân lực cho dự án Thành phố thông minh “Smart city” của UBND TP.Hồ Chí Minh triển khai từ nay tới năm 2025 nên chưa có ai trước đây ở Đại học Huế được nhận học bổng này.
Là sinh viên của lớp Vật lý tiên tiến tại Trường đại học Sư phạm Huế, các em có thuận lợi gì? Bên cạnh thuận lợi này, các bạn đã phải nỗ lực thế nào để đạt được học bổng?
Phước Trí:Là sinh viên của lớp vật lý tiên tiến, em có được những thuận lợi lớn là được học tập trong một môi trường do các giảng viên người nước ngoài giảng dạy, các môn học chuyên ngành đều được dạy bằng tiếng Anh nên chúng em không bị lạ lẫm khi sang nước ngoài. Ngoài ra, những thầy giáo Việt Nam trong chương trình đều là những người được đào tạo ở nước ngoài. Các thầy đã định hướng cho em phải du học ở nước ngoài ngay từ năm đầu tiên và chỉ dạy cho em không chỉ kiến thức mà còn những điều cần thiết để có thể ra nước ngoài học tập. Bên cạnh đó, để đạt được những điều kiện mà học bổng đưa ra, em phải nỗ lực rất nhiều trong việc rèn luyện Tiếng Anh để có thể đạt được số điểm IELTS như mong muốn là 7.0.
Hà và Nam sẽ theo học chuyên ngành Kỹ thuật và Khoa học vật liệu, còn Trí theo học chuyên ngành kỹ sư năng lượng mặt trời và thương mại hóa. Vì sao các bạn lại chọn ngành này? Dự định của các bạn sau khi tốt nghiệp là gì?
Khánh Hà: Ngành học của em là Khoa học vật liệu vì khóa luận tốt nghiệp cử nhân của em đi theo hướng này. Với lại học ngành này có nhiều ứng dụng cho dự án nên em chọn để theo học.
Hải Nam: Học bổng này có đến 10 ngành học liên quan đến khoa học và công nghệ, em chọn ngành Khoa học vật liệu vì đây là ngành liên quan đến nghiên cứu khoa học và khóa luận của em. Hơn nữa, bạn gái của em (Khánh Hà) cũng chọn ngành này và may mắn là cả hai cùng được nhận học bổng. ASU là một trường đại học lớn, có nhiều ngành đào tạo tốt trong đó có khoa học kỹ thuật, em hy vọng việc học ở đây sẽ đem đến trải nghiệm mới, nhiều kiến thức mới để có thể hoàn thiện bản thân. Em sẽ hoàn thành chương trình thạc sĩ trong vòng một năm với ba học kỳ liên tục, sau đó sẽ về làm việc và đóng góp cho một dự án bước ngoặt ở TP.Hồ Chí Minh. Sau đó nữa thì sẽ có rất nhiều con đường mới mở ra và em nghĩ mình sẽ đủ trưởng thành để chọn hướng mới sau 4 năm nữa.
Phước Trí:Em học chương trình thạc sĩ chuyên nghiệp (PSM) ngành Kỹ sư năng lượng mặt trời và thương mại hóa (SEEC). Đây là một ngành khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng hứa hẹn là một ngành sẽ phát triển trong tương lai. Cùng với sự phát triển của thế giới, việc sử dụng các loại năng lượng tái tạo thay cho các loại năng lượng truyền thống sẽ góp phần làm cho môi trường xanh sạch đẹp hơn. Dự án của TP.Hồ Chí Minh là xây dựng một thành phố thông minh nên theo em không thể không tập trung vào việc phát triển năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường cũng là một tiêu chí để đánh giá một thành phố thông minh. Đại học bang Arizona là trường đại học có ngành học năng lượng mặt trời phát triển của thế giới. Vì vậy, chọn trường đại học này là một điều đúng đắn với em. Em dự định sẽ cố gắng hoàn thành 1 năm học cao học ở đây và trở lại TP. Hồ Chí Minh, làm việc cho dự án thành phố thông minh tầm nhìn 2018-2020.
Cảm ơn ba bạn về cuộc trò chuyện này. Chúc các bạn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong tương lai!
Học bổng Thạc sĩ Kỹ thuật “Intel Grand Challenges” do Công ty Intel Products Vietnam (IPV) tài trợ. Trong đó Hoàng Thị Khánh Hà, Hồ Hoàng Hải Nam nhận được học bổng 65.000 USD/suất để theo học chương trình thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật và Khoa học vật liệu và Lê Phước Trí nhận được học bổng 75.000USD/suất để theo học chương trình thạc sĩ chuyên nghiệp chuyên ngành Kỹ sư năng lượng mặt trời và thương mại hóa tại Đại học bang Arizona - ASU (Hoa Kỳ). Đây là học bổng đào tạo nguồn nhân lực cho dự án Thành phố thông minh “Smart city” của UBND TP.Hồ Chí Minh triển khai từ nay tới năm 2025. Sau chương trình học ở Mỹ (dự kiến vào tháng 8/2018), các nghiên cứu sinh này sẽ trở về TP.Hồ Chí Minh tham gia việc triển khai dự án trong nhiều lĩnh vực như: giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập nước trong đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách hành chính, chính phủ điện tử, chỉnh trang và phát triển đô thị,… nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh cho thành phố. |
Ngọc Hà(thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Áp dụng công cụ giám sát đào tạo cải thiện năng suất chất lượng
- ·Sự dịch chuyển văn hóa từ Tây sang Đông của giới trẻ Anh
- ·Hàn Quốc tuyên chiến với công nghệ trí tuệ nhân tạo giả mạo
- ·Dự báo sầu riêng sẽ chiếm ngôi vương trong các loại trái cây Việt Nam tại Trung Quốc
- ·Hà Nội ra công điện khẩn ngăn chặn lây lan Covid
- ·Quảng cáo phân biệt giới tính bị phản đối ở đất nước tỉ dân
- ·Trắng đêm ngăn chặn, phòng chống dịch tả lợn châu Phi
- ·Thế giới tiếp tục lên án mạnh mẽ hành động tấn công khủng bố ở Nga
- ·Cần kiên quyết thực hiện các biện pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp để phát triển bền vững
- ·Nhật Bản: Phụ nữ lần đầu tiên tham gia “Lễ hội khỏa thân” 1.250 năm
- ·Hà Nội đề nghị hướng dẫn đi lại đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin
- ·Doanh nghiệp ủng hộ Quỹ vắc
- ·Cao tốc Bắc
- ·Lý giải việc đại gia mất 15 tỷ đồng sau cuộc gọi với người tự xưng thiếu tướng
- ·Rà soát, đánh giá xử lý chất thải y tế trong phòng, chống dịch COVID
- ·Số dư Quỹ Vắc
- ·Chính trị ở Liên hoan phim Berlin
- ·Nhật Bản dùng nhà vệ sinh công cộng để thu hút khách du lịch
- ·Cần sớm bình ổn giá vật tư nông nghiệp
- ·“Đêm Văn hóa Bắc Ninh – Kinh Bắc” tại Pháp