【mls bảng xếp hạng】Hà Nội sắp thanh tra việc thực hiện hạ tầng tại một số khu đô thị
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2023 của Thanh tra Sở Xây dựng.
TheàNộisắpthanhtraviệcthựchiệnhạtầngtạimộtsốkhuđôthịmls bảng xếp hạngo kế hoạch, Thanh tra Sở Xây dựng sẽ thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Hoài Đức, Gia Lâm, Ứng Hòa. Đối tượng thanh tra là chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan.
Thanh tra Sở Xây dựng cũng thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng tại UBND một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Đồng thời, thanh tra việc thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với một số khu đô thị trên địa bàn Thủ đô.
Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch, Sở Xây dựng cũng chú trọng thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra…
“Nóng” chuyện hạ tầng khu đô thị, “khát” trường học, bãi đỗ xe
Theo báo cáo giám sát của Thường trực HĐND TP Hà Nội năm 2022, Thành phố đang triển khai 266 dự án khu đô thị, khu nhà ở quy mô từ 2ha trở lên. Trong đó, có tới 168 dự án chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chiếm tỷ lệ 63%.
Ở nhiều khu đô thị, khu nhà ở, hệ thống chiếu sáng thuộc nhiệm vụ của chủ đầu tư nhưng chưa được hoàn thiện, chưa đồng bộ, hoặc hỏng nhưng chậm được sửa chữa. Đặc biệt, thiếu bãi đỗ xe là thực trạng phổ biến.
Ngoài ra, nhiều khu đô thị, khu nhà ở còn chậm đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, vệ sinh môi trường không bảo đảm; thiếu vườn hoa, cây xanh, trường học, công trình thể thao, dịch vụ công cộng…
Có thể thấy việc thiếu hạ tầng như trường học, bãi đỗ xe… tại nhiều khu đô thị ở Hà Nội là vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm thời gian qua. Trong đó, đang diễn ra nghịch lý, nhiều nơi để đất hoang hóa, dự án bỏ không, trong khi một số quận nội thành khan hiếm đất xây trường học.
Tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), nơi phụ huynh phải bốc thăm may rủi để giành suất cho con vào trường mầm non công lập, có 33 ô đất quy hoạch có chức năng trường học (mầm non 20, tiểu học 5, THCS 5, THPT 3) trong đó đã đầu tư 15 ô, hiện còn 18 ô chưa được đầu tư xây dựng.
Một số ô quy hoạch trường học trên bản đồ khác so với cơ sở hiện trạng thực tế (quy hoạch vào ao làng, nghĩa trang, đình chùa...). Các ô quy hoạch chưa giao chủ đầu tư có công trình kiên cố, khó giải phóng mặt bằng, không đảm bảo tính khả thi để đề xuất đầu tư.
Cũng có thực tế về chuyện quá tải trường lớp, thiếu trường ở một số địa bàn phát triển nhanh về các dự án nhà ở nhưng lại rất chậm trong xây dựng trường học.
Trước nghịch lý có đất quy hoạch làm trường học mà chủ đầu tư lại bỏ hoang, gây áp lực cho ngành giáo dục, UBND quận Hoàng Mai đã kiến nghị xin được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách quận đối với 7 ô đất bị doanh nghiệp bỏ hoang. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND quận Hoàng Mai khẩn trương làm việc với Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) để đôn đốc bàn giao dứt điểm các ô đất xây trường về quận quản lý, đầu tư trong năm 2022.
Đánh giá về quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi đỗ xe hiện nay, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay bãi đỗ xe trong đô thị, đặc biệt là tại các khu vực trung tâm đô thị lớn (như TP Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng...) vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu của người dân. Tỷ lệ đất xây dựng bến, bãi đỗ xe thực tế trên đất xây dựng đô thị còn đạt rất thấp so với quy chuẩn và yêu cầu của các đồ án quy hoạch.
Theo ông Chu Hồng Uy, Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, ghi nhận thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư xây dựng các dự án khu đô thị thiếu hạ tầng đồng bộ như trường học, bãi đỗ xe…
"Năm 2023, Thanh tra Bộ Xây dựng vẫn tập trung vào vấn đề hạ tầng đô thị tại nhiều địa phương”, ông Uy thông tin.
Nghịch lý phường đông dân nhất Hà Nội: Bốc thăm suất học, đất trường 'treo' ở nghĩa trangTrong khi hàng trăm học sinh phải bốc thăm để giành suất vào trường mầm non công lập thì nhiều ô đất quy hoạch xây dựng trường học đang bỏ hoang, có khu trường học bị quy hoạch vào những vị trí khó khả thi như trên đất nghĩa trang, ao đình…(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quà tết tặng ông bà món quà gì ý nghĩa? Nên tặng dịp nào?
- ·Giá vàng nhẫn giảm sốc gần 5 triệu đồng/lượng chỉ trong buổi sáng
- ·Sau 1 đêm, người mua vàng nhẫn lỗ 6,5 triệu đồng/lượng
- ·Giá Bitcoin lại phá đỉnh
- ·Giá vàng hôm nay 21/4: Liên tục lập đỉnh, giá vàng vẫn được dự báo tăng tiếp
- ·Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát bất động sản tăng giá bất thường
- ·Phát hiện 300kg đùi gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Giá chung cư ở Thủ Đức 100 triệu/m2, dân môi giới 'khóc ròng'
- ·Dù chồng có già nhưng em được sang Mỹ
- ·Temu, Shein sẽ bị chặn nếu không hoàn thành đăng ký trong tháng 11/2024
- ·Quyết bỏ người yêu vì tham nhà Hà Nội
- ·Người đàn ông ở TP.HCM trúng gần 149 tỷ đồng sau 8 năm mua vé số
- ·Sau Hà Nội, 'cơn sốt' bất động sản lan sang các tỉnh ven đô
- ·Tờ 200 đồng có còn được lưu hành?
- ·Bảo đảm tiến độ dự án cũng như giải ngân vốn đầu tư
- ·Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng 3.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp FDI
- ·Giá vàng hôm nay 9/11: Lại giảm 'cắm đầu'
- ·Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng đổi mới, phát triển
- ·Sửng sốt thầy hành xử với thầy
- ·Meey Group ký hợp tác với 2 tập đoàn công nghệ và bất động sản của Hàn Quốc