【kqbd hang 2 y】Mô hình tổng công ty của MobiFone có gì mới?
MobiFone kiến nghị xây dựng mô hình tổng công ty theo hướng tách biệt giữa kinh doanh và kỹ thuật để hoạt động chuyên nghiệp
Đề xuất thành lập Tổng công ty MobiFone
Lãnh đạo MobiFone vừa kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép MobiFone xây dựng phương án tổ chức lại theo mô hình tổng công ty.
Theo đó, Tổng công ty MobiFone sẽ tách biệt giữa kinh doanh và kỹ thuật, hình thành 3 lĩnh vực: kinh doanh, kỹ thuật, dịch vụ. MobiFone đề xuất mô hình này vì muốn đảm bảo tính chuyên nghiệp trong kỹ thuật và kinh doanh.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của MobiFone trong thời gian tới là xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty MobiFone như một tổng công ty kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin - viễn thông hoàn chỉnh, tạo thành mạng viễn thông lớn của đất nước. Đề án này sẽ được trình Chính phủ phê duyệt.
Song song với việc xây dựng Đề án, MobiFone phải xây dựng Dự thảo Điều lệ hoạt động của Tổng công ty để có cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, cũng như kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo.
Trong khi xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty MobiFone, MoboFone cũng phải khẩn trương nghiên cứu phương án cổ phần hóa để trình Bộ Thông tin và Truyền thông và Chính phủ vào cuối năm nay.
Ông Mai Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng Thành viên MobiFone nhận định, việc hình thành Tổng công ty sẽ giúp MobiFone tăng khả năng cạnh tranh với các nhà khai thác mạng khác, tạo thế chân vạc VinaPhone - MobiFone - Viettel trên thị trường viễn thông.
Ông Mai Văn Bình cũng cho biết, chiến lược của MobiFone phải đi theo hướng trở thành một tổng công ty kinh doanh đa dịch vụ như các nhà kinh doanh dịch vụ khác, gồm dịch vụ thoại, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ công nghệ thông tin..., thậm chí cả dịch vụ truyền hình.
Tuy nhiên, chiến lược phát triển dịch vụ của MobiFone sẽ dựa trên hạ tầng băng rộng, nhưng hiện nay, thách thức là MobiFone chưa có mạng cố định băng rộng để phát triển trong tương lai.
Cơ hội và thách thức song hành
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Nam Trà, tân Tổng giám đốc MobiFone nhấn mạnh, MobiFone đang đứng trước thách thức khi số lượng thuê bao bão hòa, thoại và SMS giảm. Khi tách ra khỏi Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT), MobiFone sẽ phải chú trọng xây dựng và phát triển hạ tầng và dịch vụ. Hạ tầng của MobiFone hiện do VNPT cung cấp, song trong giai đoạn tới, khi triển khai băng thông rộng, nhu cầu truyền dẫn rất lớn, buộc MobiFone phải tự đầu tư để giảm thiểu chi phí thuê và tăng tính hiệu quả trong vận hành.
Về hướng phát triển trong thời gian tới, ông Lê Nam Trà cho biết, MobiFone sẽ tập trung phát triển các dịch vụ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data) và các dịch vụ ứng dụng trên thiết bị di động.
Cũng theo ông Lê Nam Trà, ngoài việc duy trì đà phát triển, MobiFone còn phải thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc, cổ phần hóa theo yêu cầu của Thủ tướng và Bộ Thông tin và Truyền thông. Ban giám đốc MobiFone đang xây dựng phương án cổ phần hóa để sớm trình Bộ Thông tin và Truyền thông và Chính phủ.
Lãnh đạo MobiFone cho biết, việc cổ phần hóa sẽ tạo động lực cho tăng trưởng tốt hơn, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho Nhà nước, doanh nghiệp và cổ đông. Trong việc chọn đối tác, nhất là đối tác nước ngoài, MobiFone tập trung vào các tiêu chí, như có tiềm lực về tài chính, công nghệ; có kỹ năng, kinh nghiệm quản trị tốt...
MobiFone đang có một lợi thế rất lớn về tài chính là không vướng các khoản nợ. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới, nhu cầu về nguồn vốn rất lớn và làm thế nào để sử dụng vốn một cách hiệu quả cho sự phát triển là câu hỏi đặt ra với lãnh đạo MobiFone.
Có thể thấy, bên cạnh cơ hội phát triển rất lớn, thì MobiFone cũng đối mặt không ít thách thức.
Áp lực đầu tiên là phải hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015. Đây rõ ràng là nhiệm vụ không hề nhẹ nhàng đối với MobiFone, bởi trước đó, MobiFone đã không thể cổ phần hóa, dù đã được “bật đèn xanh” từ năm 2006.
Trong khi đó, từ nay đến cuối năm 2015, không những MobiFone phải hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hoá, mà còn phải duy trì tốc độ tăng trưởng, đảm bảo các kế hoạch sản xuất - kinh doanh, ổn định nhân sự cho một giai đoạn chuyển giao mới. Đây cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề.
Về mặt thị trường, khả năng mở rộng thị trường trong nước khi nhu cầu đã khá bão hòa hiện nay là rất khó. Để có thể phát triển lên một bước mới, có lẽ, MobiFone phải tìm hướng phát triển mới, giống như việc Viettel đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài trong thời gian gần đây.
Theo Báo đầu tư
MobiFone để lỗ hổng cho khai man thông tin thuê bao di động?(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Phong Phú Hà Nam mất điểm ở vòng 6 giải U19 nữ Quốc gia
- ·Dương Quốc Hoàng không cần đánh vẫn thắng ở Hanoi Open Pool Championship 2024
- ·'Thần đồng' mới về Man Utd: Ghi 10 bàn hạ U16 Liverpool, từ chối ở lại Arsenal
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Rafael Nadal giải nghệ
- ·Bruno Fernandes lại nhận thẻ đỏ, Man Utd may mắn hoà Porto
- ·Nhà vô địch thế giới nóng lòng đấu Dương Quốc Hoàng
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Phong Phú Hà Nam mất điểm ở vòng 6 giải U19 nữ Quốc gia
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Bị Messi truất ngôi, cựu vô địch Mỹ than thở: 'Có một cơ hội rưỡi vẫn ghi 2 bàn'
- ·Ấn Độ từ chối, tuyển Việt Nam phải mời đội V.League đá giao hữu
- ·Đội mới của Công Phượng bán hết vé cả mùa giải sau 15 phút
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·3 cựu tuyển thủ Việt Nam chuyển từ CLB Trẻ TP.HCM sang Ninh Bình
- ·Lý do Văn Quyết được gọi trở lại đội tuyển Việt Nam
- ·Kỷ luật cảnh cáo giám đốc Trung tâm Huấn luyện thể thao Khánh Hòa
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Kỷ luật cảnh cáo giám đốc Trung tâm Huấn luyện thể thao Khánh Hòa