【kqbd ligue】Quản lý sức khỏe điện tử: Nhiều lợi ích
Nhiều kỳ vọng
Theo thống kê của ngành Y tế, hiện nay, trong 10 người có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) thì chỉ có khoảng 4 người sử dụng thẻ để đi khám ở y tế cơ sở. Nhiều người dân chỉ đi khám bệnh khi bệnh trở nặng và không đi kiểm tra sức khỏe khi không có những dấu hiệu bất thường. Vì thế, khi phát hiện bệnh muộn sẽ làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng chi phí cho gia đình, xã hội và làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân.
Thực tế đó cho thấy việc lập sổ quản lý sức khỏe, khám định kỳ cho người dân không chỉ đúng về mặt khoa học mà còn góp phần quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân từ tuyến y tế cơ sở, qua đó, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Chị Đào Ngọc Mai, xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội đã tham gia quản lý sức khoẻ theo hình thức điện tử cho biết, trước đây chỉ người có điều kiện, nhân viên của một số doanh nghiệp, cơ quan mới có chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ, còn nông dân, đặc biệt nông dân vùng sâu, vùng xa hầu như không bao giờ được kiểm tra, thường khi đi khám là lúc bệnh đã nặng rồi.
“Tuy nhiên giờ đây, những người lao động tự do, ít có điều kiện khám sức khỏe như chúng tôi cũng đã được khám sức khỏe định kỳ, được quản lý sức khoẻ cá nhân khiến tôi rất vui mừng”, chị Mai cho biết.
Còn ý kiến của anh Nguyễn Văn Thành, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội cho rằng, trước đây mỗi lần cho con vào Bệnh viện Nhi khám anh lại mua sổ rồi khai báo tiền sử bệnh của con, nhưng nếu áp dụng hồ sơ điện tử, anh không phải làm điều này, đi khám bất cứ đâu, các bác sỹ đều nắm rõ bệnh tình của con anh. “Nếu ngành Y tế thực hiện được vấn đề này, người dân chúng tôi sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều mỗi khi đi khám bệnh”, anh Thành nói.
Nhiều người dân khác khi được hỏi cũng chung tâm trạng vui vẻ, phấn khởi nếu mô hình này được triển khai trên diện rộng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người còn mang chung tâm trạng lo lắng liệu trang thiết bị y tế cũng như công nghệ điện tử tại địa phương có đủ để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hay không.
Cần bảo mật thông tin
Có thể nói, nếu thiết lập được sổ theo dõi sức khỏe cho từng người dân bằng hồ sơ điện tử, tiến tới chính thức triển khai trên phạm vi cả nước, hoạt động này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân sẽ cung cấp thông tin cơ bản về sức khỏe, tiền sử bệnh tật của người dân khi có yêu cầu và theo quy định. Mỗi người dân có thể tự biết tình trạng sức khỏe của mình thông qua hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân, qua mã định danh (ID) và các thông tin bảo mật khác như điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã vạch...
Về lâu dài, việc cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tích hợp với thẻ an sinh xã hội sẽ tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào và bác sỹ có thể biết được tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật, không phải làm lại các xét nghiệm không cần thiết, nhất là trong những trường hợp cấp cứu.
Để thực hiện tốt công tác quản lý sức khoẻ điện tử, theo quan điểm của ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ngành Y tế sẽ lập các tổ, bổ sung thiết bị máy móc để khám sức khỏe định kỳ cho người dân theo hình thức cuốn chiếu tại các xã, phường. Khi đó, các trạm y tế sẽ được lắp đặt đường truyền kết nối, triển khai phần mềm nối mạng chung ở các cơ sở y tế; mỗi người dân có một mã số riêng, khi khám bệnh ở đâu trên địa bàn cũng sẽ được cập nhật vào hệ thống. Đối với cán bộ, công nhân, viên chức và học sinh sẽ lấy dữ liệu tại cơ quan, trường học để lập hồ sơ.
Ông Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TP.HCM cho rằng, muốn quản lý được hồ sơ sức khỏe nhân dân thì phải hội tụ điều kiện cần và đủ. Đầu tiên là chất lượng của cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo yêu cầu về phương tiện kỹ thuật và nhân lực.
Bên cạnh đó, theo ông Giang, các cơ sở khám chữa bệnh cần làm tốt công tác kết nối và chia sẻ thông tin với nhau bởi hiện nay mỗi cơ sở đang chạy một phần mềm khác nhau. "Ngoài ra, các cơ sở này cũng phải bảo mật thông tin, vì hồ sơ sức khỏe con người không chỉ là cá nhân mà liên quan đến gia đình, xã hội”, ông Giang nói.
Cuồi cùng, theo quan điểm của Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TP.HCM, ngành Y tế phải làm rõ được câu hỏi, ai được phép sử dụng và sử dụng đến đâu?
(责任编辑:La liga)
- ·Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- ·Diễn viên 'Rambo' 73 tuổi sở hữu dàn xe triệu đô
- ·“Siêu cao thủ” ẩn danh
- ·Tài xế xe buýt bỏ quên học sinh bị phạt tù
- ·Chủ tịch Quốc hội: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, vừa phải bảo đảm nguồn cung vừa bảo đảm bình ổn
- ·Bàn đạp phanh ô tô rung lắc phải làm sao?
- ·Quận Hai Bà Trưng khẳng định không lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán
- ·Tháng Ngâu, xe ô tô lại giảm sốc
- ·Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước
- ·Giới thiệu sách giáo khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12
- ·Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn
- ·Những quý ông Sài Gòn lịch lãm chạy mô tô thu hút mọi ánh nhìn
- ·Chuyển làn tùy tiện, sedan nhận kết đắng
- ·Thông tin cần biết cho người lần đầu mua ô tô
- ·Điều kiện để người lao động bị mắc Covid
- ·10 xe sedan siêu tiết kiệm xăng, dầu
- ·1500 xe VinFast Fadil tham gia thị trường xe công nghệ
- ·Tặng đến 30 triệu đồng cho khách mua Hyundai Kona
- ·Chính thức công bố khung Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương PII năm 2024
- ·LS 500h 2018