【linh bóng đá ngoại hạng anh】Thách thức và cơ hội trong chuyển đổi xanh của ngành dệt may, da giày
Thách thức và cơ hội trong chuyển đổi xanh ngành dệt may,áchthứcvàcơhộitrongchuyểnđổixanhcủangànhdệtmaydagiàlinh bóng đá ngoại hạng anh da giày
Dệt may và da giày luôn được xem là những ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực, góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Theo Bộ Công Thương, mức tăng trưởng bình quân của hai ngành này đạt trên 10% mỗi năm, với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 lần lượt vượt 44 tỷ USD đối với dệt may và 28 tỷ USD đối với da giày.
Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, dự báo xuất khẩu năm 2024 của dệt may vẫn đạt 44 tỷ USD, trong khi da giày có thể đạt 27 tỷ USD.
Bên cạnh sự tăng trưởng ngành dệt may, da giày gặp không ít những thách thức về phát triển bền vững. (Ảnh minh họa)
TS Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho biết, ngành dệt may và da giày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam còn phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu EU về việc "xanh hóa" chuỗi cung ứng.
Về phía bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, khi hội nhập toàn cầu, ngành da giày phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững khắt khe. Các thị trường lớn như Mỹ và EU không chỉ yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao mà còn yêu cầu doanh nghiệp phải "xanh hóa" quá trình sản xuất. Những đạo luật mới như Đạo luật về chống phá rừng và Đạo luật kiểm tra chuỗi cung ứng đang khiến ngành da giày phải chuyển đổi nhanh chóng.
Đại diện doanh nghiệp, ông Lê Xuân Thịnh - Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) nhấn mạnh, doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, xuất khẩu sản phẩm đến hơn 100 thị trường. Tuy nhiên, song song với cơ hội mở rộng thị trường, doanh nghiệp này cũng đang phải đối mặt với sức ép từ yêu cầu bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 mỗi năm. Để đáp ứng yêu cầu từ các đối tác quốc tế, doanh nghiệp trong ngành này bắt buộc phải có lộ trình giảm phát thải, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp trong ngành kiểm kê khí nhà kính, trong đó có gần 100 doanh nghiệp dệt may và da giày.
Ông Lê Xuân Thịnh cũng chỉ ra rằng, ngoài sức ép quốc tế, doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam còn đối mặt với các vấn đề nội tại như chi phí năng lượng, nguyên vật liệu, nhân công tăng cao. Để cạnh tranh được, doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Minh Hải - Trưởng ban Phát triển bền vững, Công ty Cổ phần - Tổng công ty May Bắc Giang (LGG) chia sẻ, xu hướng “xanh hóa” chuỗi cung ứng dệt may là xu thế không thể đảo ngược. LGG đã tích cực chuyển đổi năng lượng và áp dụng các phương thức sản xuất sạch hơn, bao gồm sử dụng năng lượng mặt trời và chuyển từ lò hơi đốt than sang lò hơi đốt nhiên liệu sạch biomass. Các chính sách chuyển đổi năng lượng tại LGG cũng giúp giảm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chuyển đổi xanh cần chính sách phù hợp
Mặc dù có nhiều thách thức, doanh nghiệp dệt may, da giày Việt Nam cũng đang hưởng những lợi ích từ xu thế chuyển đổi xanh. TS Nguyễn Văn Hội nhấn mạnh, Chính phủ và ngành Công Thương đã đưa ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đặc biệt trong Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các chương trình vay vốn xanh từ các tổ chức tín dụng cũng đang giúp doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh.
Tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi xanh hiệu quả, cần hoàn thiện thêm các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến và năng lượng xanh. Các doanh nghiệp dệt may và da giày cần chính sách khuyến khích đầu tư vào sản xuất nguyên liệu trong nước, thay vì phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, giúp nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc và đáp ứng yêu cầu “xanh hóa” của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyển đổi xanh là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để ngành dệt may và da giày Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ và ngành Công Thương, doanh nghiệp dệt may và da giày có thể vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội và gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng xanh toàn cầu.
Duy Trinh(t/h)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phát hiện mẫu giò chả có Natri benzoat trên giới hạn cho phép
- ·'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 42: Son chạm mặt 'tiểu tam'
- ·Giá đồng euro lần đầu tiên giảm thấp kỷ lục trong vòng 2 năm
- ·Viên kim cương trắng lớn nhất được bán đấu giá với giá 21,9 triệu USD
- ·Những loại gia vị phổ biến nhưng không tốt cho làn da
- ·Giá cà phê hôm nay ngày 7/7 đồng loạt điều chỉnh giảm nhẹ
- ·Hương Giang trẻ trung, Quỳnh Kool sang chảnh
- ·Hội chồng quốc dân showbiz Việt: Mua biệt thự tiền tỷ vì vợ
- ·Vinhomes Royal Island: Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?
- ·Brexit tháng 10: Lịch sử gọi tên?
- ·Son môi trẻ em: Độc hại khó lường!
- ·100.000 vé máy bay giá rẻ sắp được bán
- ·Quy định mới về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Giá lợn hơi hôm nay ngày 18/5 giao dịch quanh mức 54.000
- ·Làm đẹp bằng bột hoa đào: Coi chừng rước họa!
- ·Quỳnh Lương 'Đừng làm mẹ cáu' tham gia 'Trời sinh một cặp' mùa 7
- ·Giá lợn hơi hôm nay ngày 16/4: Đồng loạt tăng mạnh
- ·5 cách phối đồ che khuyết điểm cho nàng mũm mĩm
- ·Giải pháp nào để chống gian lận thương mại đường nhập lậu?
- ·Sao Việt 17/3: Đông Nhi viết sai tác giả bài hát