会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng nhất trung quốc】Trung tâm Văn hoá – Thể thao xã: Chưa phát huy hết công năng!

【bảng xếp hạng nhất trung quốc】Trung tâm Văn hoá – Thể thao xã: Chưa phát huy hết công năng

时间:2024-12-23 15:02:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:108次

Báo Cà MauNhiều trung tâm văn hoá - thể thao cấp xã thời gian qua vẫn còn một số công trình chưa sử dụng hết chức năng, gây lãng phí. Kinh phí hoạt động và chất lượng bộ máy các trung tâm này hiện nay ở các xã cũng hết sức khó khăn.

Nhiều trung tâm văn hoá - thể thao cấp xã thời gian qua vẫn còn một số công trình chưa sử dụng hết chức năng, gây lãng phí. Kinh phí hoạt động và chất lượng bộ máy các trung tâm này hiện nay ở các xã cũng hết sức khó khăn.

Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân được xây dựng hoàn thành từ cuối năm 2014, diện tích hơn 1 ha, nguồn vốn đầu tư trên 6 tỷ đồng. Công trình này gồm khu nhà hội trường gắn liền với nhà truyền thống, trạm truyền thanh. Đến nay, xã Rạch Chèo đã hoàn thành bộ máy tổ chức để điều hành hoạt động. Đây là điều kiện tốt cho nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hoá tinh thần, rèn luyện thể thao, nhu cầu không thể thiếu cho một bộ phận Nhân dân trong xã. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm này hiện nay vẫn đang hết sức khó khăn.

Thiếu tiền, thiếu chuyên môn

Trước nhất là vấn đề con người. Chủ nhiệm trung tâm thường là công chức văn hoá - xã hội kiêm nhiệm, tuy nhiên, do xã thiếu chức danh này nên bố trí bí thư Đoàn thanh niên kiêm chủ nhiệm trung tâm. Theo đó, vẫn còn một vài nhân viên có chuyên môn chưa phù hợp, riêng nhân viên phụ trách lĩnh vực truyền thanh thì chưa có bằng cấp gì.

Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Rạch Chèo đến nay có sân bóng đá nhưng chưa đạt chất lượng.

Vấn đề đáng quan tâm là trong khi phải tinh giản biên chế, nhưng để trung tâm này hoạt động thì phải phát sinh thêm bộ máy bảy người nữa. Theo đó, kinh phí cho bộ máy này hoạt động hiện nay đối với xã là hết sức khó khăn do kinh phí phân bổ không tăng thêm. Mỗi nhân viên được trả lương hiện tại bình quân hơn 1.400.000 đồng/tháng, còn lại thiếu kinh phí hoạt động. Chính vì vậy, các nhân viên này chủ yếu trực để nắm bắt thông tin phục vụ lãnh đạo, trực hệ thống phát thanh... chứ chưa thể tổ chức hoạt động gì.

Đến nay, huyện Phú Tân có bốn xã hình thành được trung tâm văn hoá và đi vào hoạt động gồm: Tân Hưng Tây, Tân Hải, Việt Thắng và Rạch Chèo. Theo đó, các xã cũng đã thành lập và vận hành bộ máy quản lý hoạt động trung tâm. Theo đề án được duyệt là bảy người, có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các nhân viên phụ trách từng lĩnh vực như: văn hoá, văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao, văn hoá gia đình, thông tin, truyền thông... Trong đó, một số vị trí thực hiện nhiệm vụ theo hình thức kiêm nhiệm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Út, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hưng Tây, hầu hết nhân viên trung tâm này đều chưa kinh qua nghiệp vụ chuyên môn nên cần phải được đào tạo bồi dưỡng bài bản để hoạt động. Theo đó, kinh phí được giao là kinh phí sự nghiệp văn hoá của xã hơn 50 triệu đồng/năm, rất khó để tổ chức các hoạt động. Có xã hiện nay vẫn chưa bố trí đủ người theo đề án.

Lãng phí hội trường

Trong các hạng mục của trung tâm văn hoá xã có hội trường đa năng. Hội trường Nhà Văn hoá xã Rạch Chèo với sức chứa trên 200 người, gần như không hoạt động gì từ khi hoàn thành đến nay.

Ông Tô Hoàng Đá, Phó Chủ tịch UBND xã Rạch Chèo, cho hay, từ khi thành lập đến nay, xã chỉ sử dụng một lần hội trường này vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để các thầy, cô giáo và học sinh tham gia sinh hoạt văn nghệ rồi tiếp tục đóng cửa. Xã thật sự khó khăn trong việc sử dụng, bởi khi hội họp đã có hội trường của xã. Còn bàn ghế ở đây không thể di dời đi đâu được, muốn gom lại cho trống để làm nơi đánh cầu lông cũng khó khăn, hội trường khó bố trí sân cầu lông.

Trung tâm Văn hoá xã Tân Hải, một trong ba xã nông thôn mới của huyện Phú Tân cũng nằm trong tình trạng tương tự. Xây rộng lớn nhưng lại không sử dụng được bao nhiêu. Hội trường trung tâm này cũng được sử dụng duy nhất một lần, đó là ngày công nhận xã Tân Hải đạt chuẩn nông thôn mới. Từ thực tế này, địa phương bố trí thu gọn, di dời bàn ghế hội trường để thiết kế tạm sân chơi cầu lông và bốn bàn thi đấu bóng bàn. Như vậy, hội trường trở thành nhà thi đấu thể thao.

Ông Nguyễn Chí Phước, Chủ nhiệm Trung tâm Văn hoá xã Tân Hải, cho biết, hiện xã chỉ có hội trường, nhà truyền thống, truyền thanh, phòng đọc sách… chưa có nơi thi đấu bóng đá, bóng chuyền... và có bốn nhân viên điều hành trung tâm. Hoạt động chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân công trực để mở cửa phục vụ nhu cầu truy cập internet, chơi bóng bàn và cầu lông.

Trung tâm văn hoá - thể thao xã rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong Nhân dân. Song, để đáp ứng tốt nhu cầu này, thiết nghĩ, trong điều kiện khó khăn về kinh phí, trước mắt, thay vì xây hội trường lớn, tốn kém chi phí thì nên ưu tiên cho các hạng mục như: nhà truyền thống, phòng tập luyện, nhà chứa dụng cụ, truyền thanh, sân khấu ngoài trời, sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… nhằm tránh lãng phí, nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí xã nông thôn mới và phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong Nhân dân./.

Bài và ảnh: Quốc Hiệp

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Tổ quốc nhìn từ thềm lục địa
  • Xử lý trường hợp chây ỳ không khai bổ sung hồ sơ hải quan
  • Doanh thu thuần hợp nhất quý III của VIC tăng 35%
  • Nâng cấp nhà trưng bày chứng tích chiến tranh hóa học tại sân bay A So
  • Đừng cố hỏi chồng theo cách hỏi cung…
  • Việt Nam giành Á quân freestyle football thế giới
  • Huy động trái phiếu giảm ‘nhiệt’, lãi suất ít biến động
  • Phấn đấu nâng kim ngạch XNK Việt Nam
推荐内容
  • Mẹ chồng ơi, cho con xin lỗi!
  • Tin bóng đá 17/8: MU ký Joao Felix, Chelsea xong Fofana
  • Cá rô đồng... nấu chè
  • Nhiều thiết chế văn hóa chờ được đầu tư
  • Hà Nam: Hiểm họa trên cây cầu mục nát lan can
  • “Tủ sách Huế” hướng đến nhiều mục tiêu quan trọng