【soi kèo bali】Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC
Tham dự hội nghị có các lãnh đạo,ủtịchnướcLươngCườngđềxuấtđịnhhướnghợptáclớsoi kèo bali trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Với chủ đề “Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng”, hội nghị khẳng định quyết tâm hiện thực hóa Tầm nhìn Putrajaya 2040 về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương cởi mở, năng động, tự cường và hòa bình, bảo đảm mọi người dân được tham gia và thụ hưởng từ tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm.
Hội nghị cũng nhấn mạnh ưu tiên duy trì APEC là diễn đàn hợp tác năng động và tự cường, dựa trên các nguyên tắc cơ bản như tự nguyện, không ràng buộc và đồng thuận.
Các lãnh đạo APEC nhất trí tiếp tục xây dựng một môi trường thương mại và đầu tư tự do, cởi mở, không phân biệt đối xử, minh bạch; ủng hộ các nỗ lực cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để ứng phó hiệu quả hơn các thách thức kinh tế và thương mại hiện nay.
Các lãnh đạo thống nhất đẩy mạnh hợp tác nâng cao sức chống chịu của các nền kinh tế APEC; chuyển đổi số trên toàn khu vực, phát triển hạ tầng số và kỹ năng số, tạo thuận lợi cho thương mại điện tử; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; đồng thời tạo thêm việc làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và các nhóm yếu thế, qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng bức tranh kinh tế toàn cầu tuy còn nhiều “mảng tối”, khó khăn, thách thức nhưng vẫn nổi lên không ít “vùng sáng” của thời cơ, vận hội.
Chủ tịch nước chỉ ra 3 nét tương phản lớn: Căng thẳng địa chính trị, bất ổn vĩ mô đang ảnh hưởng tăng trưởng toàn cầu, song châu Á - Thái Bình Dương vẫn là đầu tàu, động lực tăng trưởng của thế giới.
Tình trạng bảo hộ, phân mảnh, phân cực gia tăng, song nhu cầu hợp tác, liên kết kinh tế vẫn rất mạnh mẽ.
Khoảng cách phát triển và các vấn đề môi trường toàn cầu tiếp tục là những thách thức hàng đầu, tuy nhiên sự phát triển các công nghệ đột phá, xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngày càng sâu rộng và toàn diện, đang mang đến nhiều giải pháp sáng tạo và cơ hội hợp tác.
Để APEC tiếp tục đứng vững trước thách thức và nắm bắt hiệu quả các cơ hội, Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC.
Một là, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Kiến tạo và duy trì các liên kết kinh tế thông suốt. Tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy tài chính, công nghệ, tri thức và lao động xuyên biên giới. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng có sức chống chịu cao, bền vững.
Hai là, đẩy mạnh các chương trình hợp tác, sáng kiến về tăng trưởng bao trùm, công nghệ bao trùm. Lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ưu tiên các giải pháp thu hẹp khoảng cách số, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các công nghệ số và thành quả của đổi mới sáng tạo. Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng xanh, hạ tầng số, hợp tác chia sẻ ứng dụng công nghệ mới trong xử lý các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu.
Ba là, không ngừng nâng cao năng lực thể chế và quản trị toàn cầu. Đẩy mạnh cải cách cơ cấu, hoàn thiện thể chế của APEC theo hướng tinh gọn, năng động, thích ứng, đón đầu, sẵn sàng kiến tạo các động lực tăng trưởng mới. Khuyến khích sự tham gia, đóng góp sâu rộng của doanh nghiệp và người dân - những chủ thể, mục tiêu và trung tâm của hợp tác APEC.
Chủ tịch nước cũng khẳng định trong vai trò nước đăng cai APEC 2027 và thành viên Nhóm xây dựng chương trình cải cách cơ cấu mới của APEC giai đoạn 2026-2030, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng và tầm nhìn hợp tác APEC.
Sau thảo luận, hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung của các lãnh đạo APEC cùng 2 sáng kiến dấu ấn của nước chủ nhà Peru gồm: Lộ trình thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức và toàn cầu; Tuyên bố về cách nhìn mới về khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).
Các lãnh đạo cũng hoan nghênh Hàn Quốc đăng cai APEC 2025, Trung Quốc đăng cai APEC 2026 và Việt Nam đăng cai APEC 2027.
Chủ tịch nước: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC
Chủ tịch nước Lương Cường nêu rõ Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC để thúc đẩy các kết nối liên khu vực hiệu quả, có lợi cho tất cả người dân và doanh nghiệp.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá vàng SJC đứng yên, vàng thế giới đảo chiều giảm
- ·Tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông
- ·Thời điểm “vàng” chuyển đổi số
- ·Phước Long: Một bé trai bị đuối nước thương tâm
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI
- ·TP. Bạc Liêu: Triển khai kế hoạch hưởng ứng Ngày hội Văn hóa
- ·Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- ·Xử phúc thẩm vụ án lạm quyền trong thi hành công vụ
- ·Sang trọng thời thượng với BST giày tây nam hàng hiệu Tâm Anh
- ·Ðẩy mạnh tuyên truyền thực hiện quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy dịp lễ 30
- ·Đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
- ·Bạc Liêu tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh năm 2022
- ·Thanh tra Bộ LĐ
- ·Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
- ·Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021 – 2026: Đại hội xanh!
- ·Góp sức bảo vệ sự bình yên cho người dân
- ·TP. Bạc Liêu: Tập huấn Luật Biên phòng Việt Nam cho cán bộ địa bàn ven biển
- ·Huyện Phước Long và TP. Bạc Liêu: Tiếp sức đến trường cho học sinh khó khăn
- ·Giá heo hơi hôm nay 8/9/2023: Nối tiếp đà tăng
- ·57 người được giới thiệu ứng cử vào HĐND huyện Bù Đốp khóa V