【kèo phạt góc nhà cái】Ðại dịch Covid
(CMO) TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phía Nam đang bước vào giai đoạn hết sức cam go trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Ở thời điểm hiện tại, diễn biến dịch bệnh cho thấy không có bất cứ địa phương nào an toàn trước sự tấn công dữ dội của vi-rút SARS CoV-2. Trong khi vắc-xin, vũ khí được coi là tối thượng trong cuộc chiến này vẫn cần thời gian, bất cứ sự lơ là, chủ quan nào cũng sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Trở lại với thời điểm trước khi mọi người chuẩn bị cho một kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài. Tình hình dịch bệnh của nước ta đã được kiểm soát tương đối tốt. Nhiều người tin rằng kỳ nghỉ lễ này sẽ đánh dấu sự trở lại của nhịp sống bình thường, một chỉ dấu cho sự chiến thắng của chúng ta trước đại dịch đang hoành hành khắp thế giới. Dòng người đổ xô, chen lấn đến các địa điểm du lịch. Tư tưởng xả hơi, giải toả xuất hiện và lây lan dây chuyền. Ðể rồi chính thời điểm này, dịch bệnh vốn dĩ không có kỳ nghỉ lễ nào, âm thầm bùng phát, tạo nên một đợt "sóng thần" dữ dội.
Việt Nam lấy mốc 27/4 cho đợt bùng phát dịch Covid-19 ở làn sóng thứ 4 với liên tiếp những thống kê không mấy khả quan. Ở thời điểm 27/4, số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy có hơn 2.800 ca nhiễm, trong đó có hơn 1.500 ca lây nhiễm trong nước. Ðến cuối tháng 6, con số này đã hơn 14.300 ca, và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ðến lúc này, người lạc quan nhất cũng đã bắt đầu có những chiêm nghiệm thấm thía. Ðây là bài học kinh nghiệm xương máu cho cách mà con người ứng xử với đại dịch Covid-19.
Trong cuộc chiến với dịch bệnh, không có chỗ cho bất cứ sai sót nào, dù là nhỏ nhất. Chiến thắng dịch bệnh tuyệt đối không thể bằng niềm tin chủ quan và sự tự hào thái quá. Việt Nam đã dốc toàn lực, huy động được sức mạnh dân tộc to lớn trong cuộc chiến chống dịch bệnh, thực hiện tối đa các biện pháp để bảo vệ người dân. Thành quả là to lớn, tự hào nhưng chúng ta tuyệt đối không ngủ quên, say mê trong chiến thắng để rồi dịch bệnh có cơ hội phản đòn, gây hoạ.
Mang khẩu trang đang dần trở thành thói quen tự bảo vệ mình của người dân. (Ảnh chụp tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, điểm thi Trường THPT Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn). |
Ðợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam đã cho thấy điều gì?
Có một sự thật, đại dịch Covid-19 vẫn còn đó, sẵn sàng bùng lên. Nguy hại ở chỗ, vi-rút sẽ tấn công vào đúng lúc con người tỏ ra một chút chủ quan, lơ là hoặc mỏi mệt, nhàm chán. Cũng dễ hiểu, sau gần 2 năm đương đầu với đại dịch, cuộc sống đảo lộn. Hầu như mọi dòng thông tin, trạng thái, sự kiện... liên quan đến đại dịch đầy ứ, bội thực. Trong khi đó, con người vẫn phải bươn chải lo toan cuộc sống thường nhật. Ở những nơi chưa có dịch lây lan trong cộng đồng, con người ta bắt đầu xuất hiện trạng thái “vô cảm” trước mối nguy tiềm tàng của đại dịch. Và thế là, các biện pháp phòng chống dịch, các khuyến nghị mạnh mẽ của ngành chức năng... không còn là ưu tiên cao nhất trong sự thúc bách của đời sống. Nhiều người nghĩ “dịch bệnh ở đâu chớ làm gì có ở đây”, cho đến khi nhiều chuỗi lây nhiễm xuất hiện. Khi dịch đã tấn công ào ạt, một số người lại có thái độ rất tiêu cực “trời kêu ai nấy dạ”.
Không ai tin, vợ, chồng, con, em trong một nhà là F0, cho đến lúc cả gia đình nhiễm bệnh. Khi có liên tiếp những ca nhiễm không rõ nguồn lây, lịch sử dịch tễ phức tạp, thì người ta tá hoả rằng: “Dịch bệnh đang hiện diện, lẫn khuất, không ai là an toàn”. Và rằng, Covid-19 đang như những viên đạn “mồ côi” trôi nổi, không biết sẽ rơi trúng ai. Thông điệp không chủ quan nhưng cũng không được hoang mang được lặp đi, lặp lại. Bây giờ, nhiều người đã không còn đủ kiên nhẫn để theo dõi sự tăng tiến của ca nhiễm bệnh mới. Tâm trí xã hội đang đổ dồn về thứ chìa khoá chiến lược vắc-xin để hy vọng có được chiến thắng cuối cùng, trọn vẹn. Nhưng tất cả còn ở phía trước và cần rất nhiều điều kiện để chúng ta đi đến cái đích cuối là miễn dịch cộng đồng.
Dịch Covid-19 khiến cuộc sống của xã hội đảo lộn, có nhiều thứ trải nghiệm mới mẻ mà trước nay con người dẫu có trí tưởng tượng phong phú nhất cũng không thể vẽ ra. Tuy nhiên, có một điều, dù đã rất cố gắng, nhưng chúng ta chưa thật sự có chuyển biến rõ rệt. Ðó là cách ứng xử, hành xử trong điều kiện bình thường mới, nghĩa là con người phải làm tất cả mọi thứ khi có sự hiện diện của dịch bệnh. Chiếc khẩu trang có thể là thói quen mới đã dần thành nề nếp trong toàn xã hội. Nhưng còn quá nhiều thói quen đã trở thành quán tính lớn mà con người không thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Người ta vẫn cà phê, ăn sáng, đi chợ, thậm chí là tụ tập tiệc tùng, liên hoan. Người ta vẫn phải giải quyết các loại giấy tờ một cách trực tiếp ở các cơ quan, công sở. Dễ nhận thấy, con người chỉ thật sự đề cao cảnh giác, hoặc bắt buộc tuân thủ các quy định phòng chống dịch đã được cụ thể hoá bằng văn bản khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp. Chỉ cần dịch bệnh chùn xuống, có văn bản nới lỏng, người ta lại bắt đầu ngay lập tức nếp sống vô tư, chủ quan như dịch bệnh chưa hề xuất hiện. Tâm lý ấy như chiếc lò xo cũ kỹ, nhưng còn sức bật tốt tạo nên một vòng luẩn quẩn trong gần 2 năm nay. Và không ai nhận ra rằng, mình cần phải thay đổi cách để ứng xử với đại dịch. Sau mỗi đợt dịch bùng phát, con người với quán tính cố hữu trở thành "miếng mồi ngon" cho vi-rút.
Phía trước là một kỳ thi tốt nghiệp THPT cho học sinh cả nước. Nhiều phương án đã được đưa ra, nhưng tựu trung lại là phải thi trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 tốt nhất, an toàn nhất. Tôi không bàn về ý nghĩa, tầm vóc của kỳ thi. Nhưng rõ ràng, đây là một sự kiện có tính chất, quy mô toàn xã hội (một xã hội đang căng sức chống dịch). Trong lúc này, từ góc độ cá nhân, tôi suy nghĩ nhiều về những ý kiến, đề xuất khác nhau về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tổ chức hay không tổ chức đều có những ý kiến bảo vệ. Nhưng với đại dịch, con người cần thay đổi cách hành xử, nếu muốn giành chiến thắng cuối cùng./.
Phạm Quốc Rin
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·HP Pavilion Desktop PC: Nâng tầm trải nghiệm máy tính để bàn
- ·Apple đổi trang chủ để tưởng nhớ Nữ hoàng Anh
- ·Toan tính của Elon Musk với robot hình người
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·iOS 16.1 Beta 1 có gì mới
- ·Đại học FPT công bố tuyển bổ sung, thí sinh cả nước có thể nộp hồ sơ online
- ·Tập huấn nghiệp vụ công tác thông tin, tuyên truyền
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Ra mắt Xiaomi TV A2 43 inch và 32 inch, ưu đãi giảm giá 2 triệu đồng
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·'Tâm thư' 1.000 từ tỷ phú sáng lập Shopee gửi cho nhân viên trước đợt sa thải
- ·iPhone 14 lỗi iMessage và FaceTime ngay khi đập hộp
- ·Ăn lãi đậm, doanh nghiệp chăn nuôi lợn đua nhau tái đàn
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Lần thứ 4 liên tiếp, VNPT đứng thứ 2 Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
- ·GE vượt qua thử thách của quá trình chuyển đổi năng lượng
- ·Hòa Phát ủng hộ 6 tỷ đồng chống Covid
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Thị trường tăng trưởng, Ford, Toyota, VinFast, Kia...đón sóng cuối năm