【kqbd ngày hôm qua】Nhiều thiệt hại do triều cường, mưa lớn
Báo cáo mới nhất từ Ban Chỉ huy Phòng,ềuthiệthạidotriềucườngmưalớkqbd ngày hôm qua chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh cho thấy, tình hình thiệt hại trên địa bàn tỉnh do triều cường kết hợp với mưa lớn trong nhiều ngày đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Nhiều rẫy bắp của người dân ở thành phố Vị Thanh bị ngập sâu trong nước do triều cường, mưa lớn.
Diện tích cây trồng ảnh hưởng khá cao
Theo thống kê từ Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, do ảnh hưởng triều cường kết hợp mưa lớn trong nhiều ngày nên tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh, nhất là trên lúa Thu đông bị ngập và bị đổ ngã với 6.531,94ha, tỷ lệ thiệt hại từ 10-100%; ước tổng thiệt hại gần 65 tỉ đồng. Trên cây ăn trái cũng bị ngập úng cục bộ 2.418,99ha, mức ngập từ 5-40cm, ước thiệt hại hơn 35 tỉ đồng. Diện tích mía bị đổ ngã 316,84ha, tỷ lệ đổ ngã từ 10-30%, ước thiệt hại hơn 93 triệu đồng. Ngoài ra, diện tích mía bị ngập với độ sâu từ 5-40cm, hiện tại chưa ghi nhận thiệt hại, phân bố trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, thành phố Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh, mía đang giai đoạn vươn lóng đến sắp thu hoạch.
Theo ghi nhận từ các địa phương thì diện tích khóm bị nước gây ngập trên địa bàn thành phố Vị Thanh là 1.668,78ha có độ sâu từ 5-40cm, ước thiệt hại hơn 3,6 tỉ đồng. Theo đó, toàn tỉnh cũng có 615,295ha rau màu các loại và gừng bị ngập trong nước, với mức độ ngập từ 10-40cm, thiệt hại gần 20 tỉ đồng. Còn diện tích thủy sản bị ngập trên địa bàn tỉnh là 236,587ha, ước thiệt hại hơn 1,3 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có hơn 10.000 căn nhà của người dân, cùng hàng chục ngàn mét đê bao và hơn 102.000m lộ giao thông bị ngập nước.
Mưa lớn kết hợp với triều cường làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông của người dân trong tỉnh bị ảnh hưởng.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, cho biết do cơn bão số 13 còn diễn biến phức tạp, nhất là còn xuất hiện đợt triều cường tới đây nên đã đề nghị Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật thông tin tình hình mưa và diễn biến các tình huống phức tạp của mưa, thông báo kịp thời, chính xác đến các ngành, các cấp và người dân trong tỉnh biết để chủ động ứng phó. Tiến hành kiểm tra toàn bộ các tuyến đường bị ngập, cây xanh thiếu an toàn, có nguy cơ đổ ngã để có biện pháp khắc phục ngay và khai thông thoát nước nhanh do mưa, đảm bảo an toàn giao thông tránh gây thiệt hại cho người dân trên địa bàn.
Đặc biệt, thời gian qua, ngành chức năng của tỉnh và các địa phương cũng đã huy động lực lượng, máy móc trang thiết bị thực hiện gia cố các tuyến đê bao trọng yếu, các tuyến kênh nội đồng, bờ bao có nguy cơ bị tràn, ngập. Đồng thời, nạo vét các kênh mương nội đồng khai thông dòng chảy, vận hành các trạm bơm sẵn sàng chống ngập úng khi cần để bảo vệ diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, do triều cường kết hợp với mưa lớn nhiều ngày làm cho mực nước trên các sông, kênh, rạch lên rất nhanh, dẫn đến các vườn cây ăn trái, hoa màu, lúa, thủy sản… không thoát nước kịp, làm cho nhiều diện tích bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân.
Tăng cường bảo vệ thành quả sản xuất
Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, sẽ tiếp tục vận động nông dân, tổ hợp tác bơm thoát nước tập trung để tránh đổ ngã lúa Thu đông, ngập úng cũng như đảm bảo điều kiện để cắt máy liên hợp nhằm giảm chi phí thu hoạch. Khuyến cáo nông dân thu hoạch khi độ chín đạt 80-85% với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để hạn chế thất thoát sau thu hoạch. Riêng đối với diện tích lúa Thu đông mới xuống giống ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, cần gia cố các tuyến đê bao nội đồng chống ngập, chống tràn và luôn túc trực sẵn máy bơm tát kịp thời chống ngập úng gây thiệt hại lúa.
Trên cây ăn trái, người dân cần chủ động bơm thoát nước tập trung để giảm chi phí sản xuất, đồng thời cắt tỉa cành già cỗi, cành vượt tạo độ thông thoáng cho vườn, thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh mầm bệnh lây lan. Tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt, đào nhiều rãnh phụ để nước mưa thoát nhanh, tránh nước ứ đọng trên liếp. Các địa phương nên khuyến khích nông dân thu hoạch mía sớm, chủ động thu hoạch tránh lũ đối với các khu vực trũng thấp để hạn chế tình trạng ngập úng gây thất thu. Nông dân cũng cần tu sửa, tôn cao bờ bao và bơm rút thoát nước tránh để ngập lâu trong nước gây thiệt hại. Đối với rau màu, người dân cũng cần tôn cao bờ bao, đắp mô lên luống cao, đào rãnh rút thoát nước nhằm hạn chế ngập úng. Chằng buộc lại giàn để bảo vệ rau, màu hạn chế tối đa ảnh hưởng của mưa gió lớn làm đổ ngã. Túc trực máy bơm chống ngập úng, tranh thủ thu hoạch sớm để hạn chế thiệt hại.
Nhiều ngày qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng lãnh đạo các địa phương cũng đã tiến hành kiểm tra thực tế tại các vùng sản xuất để có những hỗ trợ thiệt hại cho người dân. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết đã yêu cầu Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh phối hợp với các địa phương trong tỉnh chỉ đạo ngành chức năng khẩn trương rà soát, thống kê tình hình thiệt hại do mưa bão và triều cường dâng cao gây ra, sớm trình Thường trực UBND tỉnh xem xét để có những chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra cho bà con theo quy định. Trước những ảnh hưởng và thiệt hại trong sản xuất do mưa bão, lũ gây ra, UBND tỉnh rất chia sẻ với những thiệt hại của bà con. Mong rằng bà con cố gắng khắc phục khó khăn để sớm ổn định lại sản xuất.
Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, cho biết đang đề nghị Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các bộ phận chuyên môn nhanh chóng thẩm tra danh sách các hộ dân thiệt hại báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh để tổng hợp báo cáo Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, để có hướng chỉ đạo kịp thời khắc phục cho người dân. Tập trung vận động người dân gia cố, khép kín các tuyến đê bao công cộng trọng yếu, bờ bao nông hộ, vét mương, chuẩn bị máy bơm sẵn sàng chống ngập úng khi cần để đảm bảo an toàn cho diện tích sản xuất nông nghiệp. Khuyến cáo nông dân thu hoạch lúa khi đạt độ chín để hạn chế thất thoát sau thu hoạch do ảnh hưởng của mưa bão.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, mực nước trên các sông, rạch ở Hậu Giang đang lên cao theo triều và sẽ đạt đỉnh vào ngày 16-11. Theo đó, đến ngày 16-11, tại trạm Phụng Hiệp trên sông Cái Côn mực nước là 1,56m, cao hơn mức báo động III 0,26m; tại trạm Vị Thanh trên sông Xà No mực nước là 0,76m, cao hơn mức báo động III 0,07m; tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu mực nước là 2,18m, cao hơn mức báo động III 0,18m. |
Bài, ảnh: HOÀI THU
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Libya yêu cầu Niger phải giao con trai của Gaddafi
- ·Trung Quốc tiêu diệt “bảy tên khủng bố” ở Tân Cương
- ·Ai Cập: Phà chở 1.230 người bị cháy trên biển Đỏ
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·Không quân Iran bắt đầu cuộc tập trận 10 ngày
- ·Afghanistan: Đánh bom xe làm 7 người thiệt mạng
- ·Hàn
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Lở đất kinh hoàng tại Indonesia
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Trung Quốc: Vụ chiến đấu cơ đâm xuống đất, một trong hai phi công đã chết
- ·Trung Quốc tiêu diệt “bảy tên khủng bố” ở Tân Cương
- ·Lũ lụt hoành hành ở Nam Mỹ
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Iran: Không thể tái diễn kịch bản Yemen tại Syria
- ·Arập Xêút muốn đối phó Iran bằng vũ khí hạt nhân
- ·Thổ Nhĩ Kỳ gồng mình sau thảm họa động đất
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Úc