【bang xep hang ba lan】Sức mạnh đoàn kết
Dù không nổi bật trong xây dựng nông thôn mới như những xã điểm,ứcmạnhđonkếbang xep hang ba lan song sự chuyển mình của xã Đông Phước A (huyện Châu Thành) thật ấn tượng nhờ tinh thần đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.
Ấm tình người
Cách trụ sở xã Đông Phước A không xa là một xóm có hơn 30 hộ dân sống dọc theo tuyến kênh Hai Phó, thuộc ấp Tân Long, được người dân gọi đùa là… ốc đảo. Bởi đã gần chục năm nay, việc qua lại con kênh chỉ bằng cầu tre lắt lẻo. Nhưng nỗi trắc trở ấy của người dân và học sinh sẽ sớm không còn bởi một cây cầu bê-tông “bằng tình, bằng nghĩa” đã được khởi công xây dựng.
Những thợ hồ không chuyên ở ấp Tân Long, xã Đông Phước A đang góp sức xây dựng cầu. |
Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu đóng góp xây dựng cầu là những hộ dân khá giả. Ông Lê Thành Công, ngụ ấp Tân Long, bộc bạch: “Cuộc sống của bà con ở đây tuy còn khó khăn, nhưng mấy lần phát động là cũng ngần ấy lần bà con nhiệt tình đóng góp. Người dân trong xóm này ai có công góp công, có sức góp sức. Vậy là cây cầu bê-tông dài hơn 26m, tổng kinh phí ước tính gần 70 triệu đồng sắp thành hình”. “Tụi tui vẫn thường bảo nhau rằng, tỉnh mình còn nghèo nên san sẻ được phần nào hay phần đó. Chính quyền địa phương cũng quan tâm lắm, nhưng kinh phí eo hẹp nên… lực bất tòng tâm. Từ đó, chúng tôi bảo nhau phải đoàn kết, chung sức giải quyết những khó khăn chung” - ông Trần Văn Ca, ngụ cùng ấp, cho biết.
Khi xây dựng cầu, tình làng nghĩa xóm như được thắt chặt hơn. Dù tuổi cao nhưng nhiều thợ hồ không chuyên vẫn miệt mài đội nắng cho một ngày xóm ấp được đổi thay. “Già rồi, đâu còn sức như thuở đôi mươi nữa, ngày nào đi phụ hồ là tối về ê ẩm cả người, nhiều khi đến nỗi không ngủ được. Nhưng đổi lại chúng tôi có dịp gần gũi, chuyện trò và hiểu nhau hơn. Tụi tui tuy có hoàn cảnh khác nhau, nhưng có cùng suy nghĩ là còn cống hiến sức mình cho quê hương được bao nhiêu thì cứ làm” - ông Lâm Hữu Trương chia sẻ.
Ngồi cạnh bên, ông Ca nói thêm: “Khi phát động việc này, chính quyền địa phương cũng tham gia vận động các nguồn khác để hỗ trợ thêm. Tuy không được nhiều nhưng nó thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của lãnh đạo ấp, xã với người dân”. Có thể thấy, bằng tinh thần đoàn kết, ở cái ấp nhiều người ngại tới lui nhưng tình người thì vẫn đủ ấm để san sẻ cho nhau những khó khăn, trắc trở.
Giúp nhau thoát nghèo
Ở ấp Phước Hòa A, trồng mít Thái đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo. Hiện nay, cứ khoảng 1 công mít Thái, bà con có thu nhập từ 15-20 triệu đồng/năm.
Gặp chúng tôi sau một ngày miệt mài với vườn mít, nhưng ông Nguyễn Văn Sâm vẫn khá phấn chấn khi kể về những ngày tháng chỉ có hai bàn tay trắng rồi đến thoát nghèo như hôm nay. Câu chuyện được ông kể khá dài, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là ý chí tự lực vươn lên của ông, sự đùm bọc, san sẻ khó khăn của chính quyền địa phương và xóm giềng. Ông nói: “Trong lúc khó khăn nhất thì tôi được Nhà nước hỗ trợ vay 30 triệu đồng. Sau đó, tôi quyết thoát nghèo bằng cây mít Thái, bởi loại cây này đã giúp nhiều hộ khác trong ấp vươn lên. Mít Thái khá dễ trồng nhưng lúc đầu tôi cũng phải học hỏi kinh nghiệm từ bà con xung quanh. Ai biết gì chỉ nấy chứ không có chuyện giấu nghề đâu. Giờ đây, với 2 công mít, mỗi năm, tôi thu về khoảng 40 triệu đồng”.
Cũng thoát nghèo từ cây mít, anh Nguyễn Văn Hào, ngụ cùng ấp, cho biết thêm: “Hầu như người dân trong ấp này đều thoát nghèo từ cây mít Thái. Tuy giá cả có phần bấp bênh, nhưng ít tốn công chăm sóc, ít xài phân, thuốc, nên nông dân không chịu nhiều thiệt thòi”.
Hiện nay, ấp Phước Hòa A có trên 250ha trồng cây ăn trái, thì có đến 170ha mít Thái. Con số này không nói lên tất cả, song nó cũng phản ánh được tầm quan trọng và hiệu quả của loại cây trồng này trong việc giảm nghèo ở địa phương. Cũng trong năm 2014, ấp Phước Hòa A có 26 hộ thoát nghèo. Ông Nguyễn Thanh Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Phước A, chia sẻ: “Hiện nay, bằng tinh thần đoàn kết và tự lực vươn lên, mỗi người dân địa phương đã góp phần trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã, góp phần xây dựng quê hương ngày một phát triển”.
Bài, ảnh: NGỌC LINH
(责任编辑:World Cup)
- ·Nông sản Việt phải tuân thủ truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt khi vào thị trường EU
- ·Huyện Long Mỹ: Xây dựng mô hình trồng, chế biến ổi ruột đỏ
- ·Huyện Phụng Hiệp: Dự án điện mặt trời sẽ bắt đầu phát điện vào tháng 12
- ·Huyện Phụng Hiệp: Chuẩn bị hơn 50 tấn mãng cầu xiêm phục vụ nhu cầu chưng tết
- ·Để vụ lúa Đông Xuân 2022
- ·Giá trị hàng hóa thiết yếu tham gia bình ổn thị trường gần 100 tỉ đồng
- ·Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
- ·Trồng mướp lai F1 Thái Lan thu nhập 7 triệu đồng/công
- ·Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động đo lường
- ·Nhiều diện tích mía bị ngập nước lâu bắt đầu chết
- ·Giá vàng hôm nay 12/11: Biến động lạ của giá vàng trong nước
- ·Huyện Châu Thành A: Ba sản phẩm tham gia đánh giá xếp hạng OCOP
- ·Thị xã Long Mỹ: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vượt chỉ tiêu
- ·Tích cực thực hiện chiến dịch
- ·2 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện tăng 7,2%
- ·Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên 16.477 tỉ đồng
- ·Thực hiện nhiều giải pháp trong thu thuế
- ·Đô thị nơi miền đất khó...
- ·20 tấn thanh long ruột đỏ Sơn La chuẩn bị xuất khẩu sang Nhật Bản
- ·Nắng nóng, dịch vụ “tăng nhiệt”