会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xem bd truc tiep keo nha cai】Thoái vốn 2016 với những kết quả tích cực của SCIC!

【xem bd truc tiep keo nha cai】Thoái vốn 2016 với những kết quả tích cực của SCIC

时间:2025-01-11 09:29:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:876次

cph

2 tổ chức nước ngoài đã đấu giá mua thành công 5,áivốnvớinhữngkếtquảtíchcựccủxem bd truc tiep keo nha cai4% vốn điều lệ của Vinamilk với giá cao.

Đây cũng là một trong số ít giao dịch có giá bán cổ phần cao hơn giá thị trường, thu hút được dòng vốn ngoại lớn bổ sung vào thị trường chứng khoán Việt Nam…

Cùng với đó, năm 2016 cũng được đánh giá là năm tiếp tục có kết quả tích cực của SCIC trong nhiệm vụ thoái vốn, khi hiệu quả bán vốn của SCIC đạt 2,58 lần mệnh giá (kết quả trước thời điểm bán vốn ở VNM)…

Thương vụ khởi đầu quá trình bán vốn nhà nước quy mô lớn

Kết thúc đợt bán đấu giá bán 9% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM), do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) triển khai thực hiện, 2 tổ chức nước ngoài đã đấu giá mua thành công 5,4% vốn điều lệ, tương đương 78.378.300 cổ phần, với giá bán thành công là 144.000 đồng/cổ phần, cao hơn giá đóng cửa của cổ phiếu này tại ngày bán (12/12/2016) là 7,7% (tổng giá trị bán được cao hơn 800 tỷ đồng), thu về gần 11,3 nghìn tỷ đồng – tương đương 500 triệu USD.

Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV SCIC cho biết: “Rút kinh nghiệm từ đợt bán cổ phần lần này, SCIC sẽ tổng hợp kết quả bán vốn, những ý kiến phản hồi của thị trường và các đơn vị tư vấn để báo cáo và kiến nghị Chính phủ xem xét, ban hành các văn bản pháp luật cho phép các cơ chế bán cổ phần linh hoạt và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, như bỏ quy định về đặt cọc, nghiên cứu luật hóa phương thức dựng sổ… nhằm giúp SCIC thực hiện các đợt bán cổ phần nhà nước quy mô lớn thời gian tới đạt hiệu quả và thành công hơn”.

Mặc dù số lượng cổ phần bán được chỉ chiếm 60% tổng số cổ phần VNM được SCIC chào bán, nhưng theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hương Giang - Giám đốc Khu vực phía Nam, Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thì kết quả của thương vụ này được coi là một thành công.

Bà Giang nói: “Xin nhấn mạnh rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn và bên bán có nhiều mục tiêu tham vọng. Nếu một trong các mục tiêu thay đổi, chúng tôi nghĩ khả năng bán hết là rất cao. Tuy nhiên, đối với Chính phủ, Vinamilk là một tài sản tốt, một công ty hàng đầu ở Việt Nam, Chính phủ không có ý định bán bằng mọi giá. Bên bán muốn thoái vốn tại Vinamilk, nhưng phải thỏa mãn tất cả các mục tiêu đề ra. Tôi đánh giá kết quả như vậy là thành công và cũng đã nằm trong dự kiến”.

Có thể thấy rằng, đợt chào bán này bắt đầu từ giữa năm 2016 và được từng bước chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận, ngay từ công tác chọn đơn vị tư vấn, tổ chức giới thiệu với nhà đầu tư trong nước và quốc tế… cho đến việc xây dựng quy chế chào bán, làm việc với các cơ quan liên quan để phối hợp, kiến nghị giải pháp để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia.

Trong thời gian bắt đầu đến sau khi hoàn tất, thương vụ này nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là cộng đồng đầu tư trong nước và quốc tế, khi “món hàng” đưa ra được đánh giá là cổ phiếu đang có sức hấp dẫn nhất trên thị trường. Đồng thời, tính chất quan trọng của thương vụ cũng được lan tỏa từ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Tài chính cho đến những người thực thi, khi một loạt các mục tiêu “cứng” được xác định như: Giá bán phải không thấp hơn giá thị trường, việc bán vốn phải công khai minh bạch, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, không được làm ảnh hưởng xấu tới thị trường chứng khoán, không để ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Như vậy, mặc dù chưa thật sự tròn vẹn, nhưng trong điều kiện thị trường trong nước và quốc tế nhiều biến động như hiện nay, việc bán được cổ phần với giá cao hơn giá thị trường là một thành công và được xác định là thương vụ có với giá trị giao dịch lớn nhất Đông Nam Á trong năm 2016. Đây là một sự khởi đầu tích cực để SCIC tiếp tục đúc rút kinh nghiệm, tiếp tục triển khai bán cổ phần tại 10 doanh nghiệp đã được Chính phủ chỉ đạo thoái vốn.

Một năm thoái vốn thành công

Tổng hợp cả thương vụ bán vốn VNM, thì năm 2016 tiếp tục một năm có được kết quả tích cực của SCIC trong nhiệm vụ thoái vốn. Tại thời điểm trước thương vụ bán vốn ở VNM, số liệu của Bộ Tài chính cho biết, SCIC đã bán vốn tại 59 doanh nghiệp với giá trị là 1.489 tỷ đồng, thu về 3.844 tỷ đồng. Tỷ lệ kết quả thu về của SCIC đạt 2,58 lần mệnh giá.

Đây là một tỷ lệ thu lời tích cực và nổi bật, bởi cũng theo theo báo cáo về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp của Bộ Tài chính, lũy kế 11 tháng năm 2016, các đơn vị đã thoái được 3.558 tỷ đồng, thu về 6.569 tỷ đồng, tỷ lệ kết quả thu về gấp 1,84 lần mệnh giá – thấp hơn khá nhiều so với kết quả của SCIC.

Đánh giá về kết quả bán vốn của SCIC, một số ý kiến chuyên gia cho rằng tính chuyên nghiệp và tính minh bạch là hai yếu tố quan trọng nhất giúp SCIC đạt được hiệu quả trong thoái vốn so với các đơn vị khác.

Với riêng thương vụ bán vốn nhà nước tại Vinamilk, bên cạnh những kết quả tích cực, SCIC cũng đã đánh giá rằng, đợt chào bán này cũng đã bộc lộ một số bất cập về cơ chế bán vốn nhà nước ở doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài vốn quen thuộc với các thông lệ quốc tế là không có việc phải đặt cọc mua cổ phần với giá trị bằng 10% giá trị đặt mua và cơ chế đấu giá như qui định hiện nay ở Việt Nam…

Về phương thức bán cổ phần, bà Nguyễn Thị Hương Giang (Công ty chứng khoán SSI) cho rằng, trong đợt chào bán này, nếu phía chào bán được áp dụng phương pháp dựng sổ (book-building) thì có thể sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn.

Cũng theo bà Giang, phương pháp dựng sổ đã được thực hiện thông dụng trên thế giới, theo đó đơn vị tư vấn sẽ đứng ra xây dựng hồ sơ, quảng bá và đo nhu cầu thị trường thông qua việc dựng sổ nhu cầu mua của các nhà đầu tư ở các mức giá khác nhau nằm trên một khung giá được xác định trước. Cách làm này giúp bên chào bán xác định được mức giá tối ưu nhất cho đợt phát hành thành công và bớt đi các thủ tục phức tạp như việc đặt cọc, tuân theo nhiều biểu mẫu... của quy trình chào bán cạnh tranh hiện nay.

“Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp tư nhân lớn cũng đã bắt đầu áp dụng phương pháp dựng sổ để phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và nhận được sự ủng hộ tích cực, bởi phương pháp này sẽ tạo sự minh bạch, đo lường tốt hơn sự hấp thụ của thị trường để đảm bảo sự thành công của phiên chào bán”, bà Giang chia sẻ./.

Mai An

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
  • Tổng Bí thư: Vùng Đông Nam Bộ cần phấn đấu là đầu tàu phát triển của cả nước
  • Phát hiện khoáng sản trái phép tiêu thụ tại dự án hơn 3,7 nghìn tỷ
  • Mưa lớn ngập sâu ở Đồng Nai, gần chục người 'giải cứu' xe máy bị nước cuốn
  • Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
  • Chủ tịch nước chia buồn với Tổng thống Hàn Quốc sau vụ thảm kịch ở Itaewon
  • Ưu tiên xây cao ốc hơn công viên sau di dời nhà máy
  • Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Ninh Bình phân trần sau khi gây tai nạn chết người
推荐内容
  • Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
  • Ô tô buýt hỏng nằm giữa cầu vượt, đường Giải Phóng kẹt cứng
  • Vụ giẫm đạp khiến hơn 150 người chết ở Hàn Quốc, làm sao tránh mắc kẹt ở lễ hội?
  • Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị lần đầu ngồi 'ghế nóng' trả lời chất vấn
  • Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
  • Kỷ luật nguyên trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM Nguyễn Đăng Nam