【ti le bong】Những vụ chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook, Zalo để lừa đảo
Mua hàng nghìn tài khoản Zalo,ữngvụchiếmquyềnsửdụngtàikhoảnFacebookZalođểlừađảti le bong Facebook 'ảo' để tổ chức lừa đảo
Ngày 14/11, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Tuấn (SN 2004), Lê Văn Tiến (SN 2004), Nguyễn Tiến Dũng (SN 2005), Nguyễn Hữu Huy (SN 2001) và Trương Trọng Tuấn (SN 2003) cùng ở huyện Ứng Hoà về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Khi bị bắt, các đối tượng khai, đầu tháng 10/2023, Nguyễn Văn Tuấn thuê căn hộ chung cư, mua 4 bộ máy tính cùng các thiết bị Dcom-3G kết nối mạng internet về lắp đặt tại đây.
Sau đó, Văn Tuấn lên mạng xã hội mua hàng nghìn tài khoản Zalo, Facebook “ảo” giao cho Dũng, Tiến, Huy, Trọng Tuấn vào các hội nhóm vay vốn trên Facebook đăng bài giả danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ người có nhu cầu vay tiền.
Các nghi phạm quảng cáo thủ tục cho vay nhanh gọn, lãi suất thấp; giả vờ đã vay được tiền để “cò mồi” thu hút người vay.
Để tạo lòng tin với các nạn nhân, các nghi phạm làm giả hợp đồng vay, sử dụng các tài khoản Zalo “ảo” nhắn tin, nếu họ đồng ý sẽ yêu cầu nộp nhiều loại phí để làm thủ tục.
Các khoản tiền người vay phải chuyển vào tài khoản game “Tài-Xỉu” của Nguyễn Văn Tuấn. Với phương thức thủ đoạn trên, các nghi phạm trình bày, đã lừa đảo được nhiều người với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Thanh niên 19 tuổi 'hack' tài khoản Facebook, Zalo của người khác
Vào đầu tháng 3/2023, Công an tỉnh Quảng Nam đã triệu tập làm việc với Lê Minh Đức (19 tuổi, ở Quảng Trị). Qua đấu tranh, Đức khai được Lê Vũ Phong (19 tuổi, ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) chỉ đạo cung cấp tài khoản ngân hàng để nhận tiền lừa đảo, Đức nhận 20% số tiền.
Qua đó, công an xác định Phong là người thực hiện hành vi chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook, Zalo của người khác rồi đi lừa đảo.
Sau đó, Phong tạo một trang web giả mạo với nội dung “bình chọn tài năng nhí”, gửi đường link đến tài khoản Facebook người dùng, lừa cung cấp các thông tin bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu và số điện thoại.
Công an xác định, tổng giao dịch chuyển tiền vào các tài khoản của đối tượng lên đến gần 2 tỷ đồng. Công an thu giữ 10 điện thoại, 2 máy tính, 15 thẻ ngân hàng và nhiều tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi của nhóm này.
Bạn Zalo, Facebook bỗng hóa... tên lừa đảo
Mới đây, Công an tỉnh Hà Nam chia sẻ về trường hợp anh V.H.C. (ở TP Phủ Lý) nhận được tin nhắn Messenger của người bạn khoe cháu của người này tham gia cuộc thi vẽ tranh và được vào vòng bình chọn trên Zalo.
Sau đó, người bạn đề nghị anh C. vào Zalo quét mã QR để “like” và chia sẻ bình chọn cho cháu. Không chút nghi ngờ, anh C. làm theo rồi đi ngủ.
Ngày hôm sau, có những người bạn đã chuyển 5 triệu đồng vào số tài khoản mà anh C. gửi cho họ qua tin nhắn bằng Zalo. Ngỡ ngàng kiểm tra Zalo, anh C. không đăng nhập được nữa. Lúc này, anh mới biết mình bị "hack” Zalo và Facebook.
Anh C. đã bị chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản sau khi quét mã QR để tham gia bình chọn cuộc thi vẽ tranh. Các đối tượng đã mạo danh anh để nhắn tin lừa vay tiền người thân, bạn bè.
Anh T.V.D. cũng ở TP Phủ Lý đã nhận cuộc gọi video từ Messenger của người bạn trong khoảng 15 giây. Sau đó người này tắt đi với lý do lỗi mạng rồi nhắn tin hỏi vay tiền.
Sau khi chuyển tiền, anh D. mới té ngửa biết Zalo và Facebook của người bạn đã bị các đối tượng “hack” để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Để phòng tránh loại tội phạm trên, Thượng tá Trương Đức Hưởng - Trưởng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Hà Nam) cho biết: Người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác khi tham gia hoạt động trên không gian mạng, nhất là khi dùng Zalo, Facebook.
Người dân cần tăng cường độ bảo mật tài khoản Zalo, Facebook như: Xác thực mật khẩu 2 lớp qua số điện thoại, sử dụng các mật khẩu ít nhất có 8 ký tự có cả chữ, số, ký tự đặc biệt.
Khi có người đề nghị vay tiền, chuyển tiền hãy gọi điện thoại vào số của người đó để kiểm tra, xác minh xem có phải bạn bè mình cần vay hay không.
Khi sử dụng mạng xã hội, người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không chia sẻ mật khẩu và thông tin cá nhân như nghề nghiệp, ngày, tháng, năm sinh, các địa chỉ check - in. Người dân cần cảnh giác với những tài khoản lạ, tài khoản nước ngoài, tài khoản chủ động mời kết bạn, không cung cấp thông tin cá nhân.
Không chuyển tiền khi chưa kiểm tra, xác thực thông tin chính xác của người được nhận, nhất là trường hợp chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại, mua bán hàng online trên mạng.
Khi phát hiện dấu hiệu bị lừa đảo, cần nhanh chóng trình báo cơ quan công an để tiến hành xác minh, kịp thời xử lý vụ việc, truy bắt đối tượng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·Mô hình 5 Rs cho doanh nghiệp bất động sản
- ·Thứ trưởng Bộ TT&TT dự Tuần lễ chuyển đổi số tỉnh TT
- ·Sau Twitter, Hiếu PC sẽ đưa công cụ chống lừa đảo Make in Việt Nam lên Facebook
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·EVN khẳng định sai sót ghi số điện chỉ là cá biệt
- ·Ngày Trí tuệ nhân tạo 2022: Sứ mệnh kiến tạo tương lai
- ·Nhiều website ngân hàng lớn ở Việt Nam bị giả mạo
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·OCB đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 tăng 36%
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Cuộc chiến Nga
- ·Vietjet Thái Lan mở rộng mạng bay khắp xứ sở chùa Vàng
- ·TPHCM: Doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng 48,5%
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Saigon Co.op: 30.000 tấn hàng hóa kích cầu tiêu dùng
- ·Ông Nguyễn Sỹ Công bất ngờ từ chức thành viên HĐQT Coteccons
- ·Nghịch lý giá Ford Everest, Hyundai santa fe lướt đắt hơn xe mới
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Samsung khẳng định tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam