【số liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna】Đảm bảo nguồn lực cho phát triển KT
Cơ cấu thu theo hướng bền vững
Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN năm 2000 gấp 8,77 lần so với năm 1991; năm 2010 tăng 5,67 lần so với năm 2001 và năm 2013 tăng khoảng 1,13 lần so với năm 2011.
Nếu so với GDP (theo giá hiện hành), quy mô thu NSNN bình quân giai đoạn 1991-2000 là 20,5% GDP; giai đoạn 2001-2010 là 25,2% GDP và giai đoạn 2011-2013 là 23,4% GDP.
Bên cạnh đó, các nguồn lực từ tài nguyên, đất đai cũng đã được động viên kịp thời, đưa nguồn tài chính tiềm năng từ tài nguyên, đất đai thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.
Thu từ nhà, đất tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn thu ngân sách. Bình quân giai đoạn 1995-2000 các khoản thu từ nhà, đất chỉ chiếm khoảng 3,6% trong tổng thu ngân sách, nhưng giai đoạn 2001-2011 tỷ trọng này là 7,9%.
Cùng với việc mở rộng về quy mô, cơ cấu thu NSNN cũng đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào các khoản thu từ bán tài sản, tài nguyên quốc gia. Trong khi đó, tỷ trọng các khoản thu gắn trực tiếp với sản xuất kinh doanh trong nước cũng tăng dần. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN (không kể thu từ dầu thô) năm 2013 là 67%, tăng đáng kể so với mức 50,7% của năm 2001 và 52% của năm 2006.
Bên cạnh nguồn lực từ NSNN, để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong giai đoạn 2003-2010, Nhà nước đã huy động được 192,3 nghìn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu. Tổng số vốn trái phiếu giai đoạn 2011-2015 dự kiến là 225 nghìn tỷ đồng (chưa bao gồm số bổ sung 170 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2014-2016).
Nguồn vốn này đã góp phần giải quyết kịp thời các nhu cầu đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi quan trọng, đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục và các dự án tái định cư thủy điện.
Đầu tư của các DNNN thời gian qua cũng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Bình quân giai đoạn 1991-2000, đầu tư của khu vực DNNN chiếm 9,65% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 2001-2010 là 11,67%.
Trong 3 năm gần đây, trước sự tụt giảm của nhu cầu đầu tư xã hội cũng như ảnh hưởng của quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN, đầu tư của DNNN tuy có giảm mạnh về tỷ trọng song vẫn là nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Năm 2012, đầu tư của DNNN chiếm khoảng 4,85% tổng đầu tư toàn xã hội.
Huy động mọi nguồn lực
Để tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới, Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời.
Theo Bộ Tài chính, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế về tài chính phù hợp với quá trình hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.
Đồng thời, xây dựng một hệ thống thuế, phí, lệ phí đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho NSNN; mở rộng cơ sở tính thuế, duy trì mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế.
Ngoài ra, tiếp tục tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; bảo hộ hợp lý và có chọn lọc theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với đó, tiếp tục hòa thiện hệ thống chính sách tài chính khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển bền vững; khuyến khích chế biến trong nước, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô.
Bộ Tài chính cũng cho biết, thời gian tới sẽ rà soát, sử dụng tốt các kênh huy động vốn, bao gồm cả đầu tư gián tiếp nước ngoài; đa dạng hóa các công cụ đầu tư tài chính để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
Hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện để góp phần huy động có hiệu quả nguồn vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa trên thị trường tài chính.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đề nghị khởi tố vụ gian lận điểm thi gây chấn động ở Hà Giang
- ·Chủ động phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em
- ·Sống ở đâu để bớt nỗi lo ô nhiễm không khí?
- ·Hà Nội: Người nước ngoài được phép mua nhà tại những dự án nào
- ·Làm mới lạp xưởng truyền thống
- ·Vận hội mới của bất động sản nghỉ dưỡng Phan Thiết nhìn từ các cung đường “nghìn tỷ”
- ·Khắc phục khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế
- ·Khách sạn Holiday Inn & Suites đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận 5 sao
- ·Năng suất lao động Việt Nam tăng đều qua các năm
- ·Bộ Y tế ban hành mức giá khám bệnh được thanh toán bảo hiểm y tế
- ·74 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9: Bài học lớn về 'mẫu số chung' toàn dân tộc
- ·Trạm vật tư đường sắt Dĩ An: Nghi án xé rào, vượt quyền chuyển nhượng đất
- ·Vận hội mới của bất động sản nghỉ dưỡng Phan Thiết nhìn từ các cung đường “nghìn tỷ”
- ·TP.HCM: 50 người ngộ độc sau khi ăn bánh tại Đêm hội Trung Thu
- ·Bộ Tài chính trình Chính phủ dự án Nghị định giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước
- ·Vingroup chính thức ra mắt Vincom Shophouse Hà Giang
- ·Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm nhất
- ·Khoảng 15 triệu người Việt Nam bị mắc các rối loạn về tâm thần
- ·Trung Quốc hạn chế nhập cảnh tại khu vực biên giới để phòng chống dịch Covid
- ·Cần có thuốc “đặc trị” bệnh sợ sai, sợ trách nhiệm