【kq sheffield】Xây dựng thương hiệu “Gạo An Khương”
BP - Gạo An Khương từ lâu là đặc sản của đồng bào dân tộc S’tiêng bản địa vì canh tác theo phương thức truyền thống,ựngthươnghiệuldquoGạoAnKhươkq sheffield không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học... Gạo nấu lên mềm, thơm, nhiều dinh dưỡng và bảo đảm an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, do chưa có thương hiệu nên gạo An Khương vẫn chỉ bán trôi nổi trên thị trường. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho nông sản này là việc làm cần thiết để tăng giá trị sản xuất, giúp gạo An Khương có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.
TIỀM NĂNG TỪ CÂY LÚA NƯỚC
Dù năm nay thời tiết diễn biến phức tạp nhưng ai cũng phấn khởi vì năng suất lúa đạt cao. Sau thu hoạch nông dân còn tận dụng cuộn rơm bán cho các hộ chăn nuôi bò hoặc làm nấm chứ không bỏ ngoài đồng như trước, nên càng tăng thu nhập.
Sinh sống ở An Khương từ sau giải phóng, già làng Điểu Nông ở ấp 1 chia sẻ: “Chẳng biết giống lúa ở An Khương có từ bao giờ. Cả làng đều ăn gạo tự trồng rất lâu rồi và cho đến bây giờ vẫn chỉ ăn loại gạo này. Ở đây, đa số đồng bào trồng lúa theo lối tự nhiên. Lúa phát triển nhờ nước trời và dưỡng chất tích tụ trong đất chứ không dùng thuốc trừ sâu, phân hóa học. Trước đây, mỗi năm đồng bào chỉ trồng một vụ, giờ khoa học, kỹ thuật phát triển, kênh mương dẫn nước nội đồng thuận lợi nên mỗi năm trồng 2 vụ, năng suất cũng đạt cao hơn”.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 290 ha đất trồng lúa, ngoài nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới, hằng năm xã An Khương đều đầu tư cải tạo hệ thống kênh mương thủy lợi cung cấp nước tưới từ hồ thủy lợi ấp 6 qua các ấp 2, 3 và 4 cho trên 400 hộ trồng lúa. Nhờ đó, năng suất bình quân từ 2 tấn/ha nay tăng lên 3,3 tấn/ha/vụ đông xuân, còn hè thu từ 4,4-4,5 tấn/ha.
Chị Lê Thị Hương, chủ cơ sở xay xát Hưng Hương mong được xây dựng thương hiệu để gạo An Khương không bị trộn lẫn với các loại gạo khác
11 năm làm nghề thu mua, xay xát lúa gạo, chị Lê Thị Hương, chủ cơ sở xay xát Hưng Hương ở ấp 5, xã An Khương cho biết: “Mùa lúa, tôi đến ruộng của nông dân đặt cọc để họ có tiền mua phân, giống đầu tư. Lúc thu hoạch, tôi đến thu gom với giá 5,5 ngàn đồng/kg lúa tươi về phơi khô tích trữ. Gạo xát bằng máy đạt tỷ lệ trên 60%, cám nhiều. Chất lượng gạo phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Muốn xây dựng được thương hiệu gạo phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tổ chức gieo trồng đúng mùa vụ và chỉ trồng một giống để đảm bảo lúa chín đồng loạt. Lúa phải được phơi đủ nắng, nếu phơi già nắng khi nấu cơm khô và không còn mùi thơm. Xát hơi dối một chút, để hạt gạo còn lượng cám nhất định mới giữ được mùi thơm, vị đượm của hạt cơm. Mặc dù nhu cầu nhiều, nhưng chưa có bao bì, nhãn mác nên sau khi xay xát, cơ sở của tôi cũng chỉ bán lẻ tại nhà và phục vụ nhu cầu người dân trong xã chứ không đủ số lượng lớn để bỏ mối cho các đại lý. Xây dựng được thương hiệu, có bao bì, nhãn mác thì gạo An Khương sẽ không bị trộn lẫn với các loại gạo khác”.
“Với đặc thù trên 62% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, bà con chủ yếu canh tác lúa theo tập quán truyền thống, kỹ thuật canh tác cũng như các giống lúa đang sử dụng tại địa phương vẫn chưa đồng bộ khiến năng suất, chất lượng thiếu ổn định, dẫn đến sản phẩm gạo chưa có chỗ đứng trên thị trường. Xây dựng thương hiệu gạo đạt tiêu chuẩn mang tên “Gạo An Khương” không chỉ là mơ ước của nông dân mà còn của cả hệ thống chính trị địa phương. Hiện xã đã lập tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ về thủ tục pháp lý để An Khương xây dựng thương hiệu gạo. Xã cũng đang triển khai công đoạn in logo, bao bì và liên kết 16 hộ có diện tích trồng lúa nhiều để triển khai mô hình liên kết sản xuất. Hy vọng đây sẽ là bước tạo đà để xây dựng được thương hiệu gạo cho địa phương” - ông Nguyễn Duy Tâm, Phó chủ tịch UBND xã An Khương chia sẻ.
TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
“Xây dựng thương hiệu “Gạo An Khương” trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương trong liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao thu nhập và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới sau khi về đích” là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND huyện Hớn Quản Vũ Long Sơn tại lễ công bố quyết định công nhận xã An Khương đạt chuẩn nông thôn mới vừa qua. Theo đó, ngành nông nghiệp huyện phối hợp xã triển khai các chương trình áp dụng khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng lúa thông qua những mô hình trình diễn thí điểm ngay tại cánh đồng, từ đó nhân rộng, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác chỉ nhờ trời mà không tính đến giá trị kinh tế của đồng bào. Hội Nông dân xã cùng Trạm Khuyến nông huyện mở lớp tập huấn xử lý, ngâm, ủ giống lúa cho nông dân; phân công cán bộ về hướng dẫn người dân làm ngay tại ruộng...
Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là Ocop) thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu của đề án đến năm 2030, đưa thương hiệu sản phẩm các địa phương ra thị trường trong nước và nước ngoài. Đề án đang hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng gạo An Khương và gạo Đăng Hà (Bù Đăng) theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi xã lựa chọn 16 hộ điển hình tham gia, trong đó mỗi hộ có diện tích trồng lúa từ 1 ha trở lên. Trong quá trình triển khai, sở phối hợp các xã tập huấn hướng dẫn quy trình sản xuất; hỗ trợ vật tư nông nghiệp, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ; kiểm tra, giám sát thực hiện mô hình và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn cho các hộ tham gia.
Xu thế của người tiêu dùng đang hướng đến nông sản sạch để bảo vệ sức khỏe nên nhu cầu gạo ruộng sạch, không chất bảo quản, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật luôn được “thượng đế” săn lùng. Xây dựng thương hiệu “Gạo An Khương” là việc làm khó, chưa thể làm được ngay, nhưng nếu được sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước cùng sự vào cuộc tích cực của người dân trong việc liên kết và thực hiện nghiêm quy trình sản xuất thì việc khẳng định giá trị hạt gạo An Khương trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ không còn quá xa vời.
Ngân Hà
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Cục Thuế Quảng Ngãi thu được trên 84% chỉ tiêu thu nợ thuế
- ·Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ
- ·Hải quan Lào Cai thông quan 39.000 tấn chuối xuất khẩu
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Tặng giấy khen cho 27 cá nhân có thành tích triệt phá 8 đường dây vận chuyển ma túy
- ·Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm về tiết kiệm năng lượng
- ·Bị áp thuế gấp 10 lần Ấn Độ: Mật ong Việt không thể cạnh tranh tại Mỹ
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Vườn ca cao 'hai tầng' độc lạ chỉ cho khách tham quan đã có tiền triệu
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Giá vàng hôm nay 11/10: Giảm giá trước sức mạnh đồng USD
- ·Chủ tịch CMC cùng hơn 20 doanh nhân thành lập doanh nghiệp xã hội
- ·IFC hỗ trợ tài chính cho các dự án điện gió tại Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Đủ mặt hàng nhái Adidas, Gucci trong tổng kho lớn nhất Tuyên Quang
- ·Xây dựng các kịch bản ứng phó COVID
- ·Vận chuyển trái phép các chất ma túy: “Nóng” cả 2 chiều xuất
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·SPMB đóng điện 2 dự án trọng điểm