【kết quả cúp đan mạch】ADB sẽ cho Việt Nam vay 1 tỷ USD mỗi năm
Đây là những thông tin đáng chú ý được công bố trong buổi họp báo sáng 11/10 của ADB. TheẽchoViệtNamvaytỷUSDmỗinăkết quả cúp đan mạcho ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, ADB đã phê duyệt chiến lược đối tác mới để hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 được công bố gần đây, thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng đồng đều và bền vững với môi trường hơn.
ADB sẵn sàng tăng quy mô hỗ trợ nếu Chính phủ yêu cầu
Theo đó, Chiến lược Đối tác quốc gia Việt Nam (CPS) giai đoạn 2016 - 2020 được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội ấn tượng. Tuy nhiên, Việt Nam đang bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới và phức tạp hơn như tăng trưởng đang gây thiệt hại về môi trường, nguy cơ cao trước biến đổi khí hậu; dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm dần; các nhóm nghèo vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn…
Để giúp Chính phủ giải quyết những thách thức này, ADB sẽ hỗ trợ những khoản đầu tư hỗ trợ vào 3 trụ cột chiến lược là thúc đẩy tạo việc làm và khả năng cạnh tranh, tăng cường cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ đồng đều hơn, cải thiện tính bền vững môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Một vấn đề được nhấn mạnh trong CPS lần này là việc Việt Nam chuyển đổi từ quốc gia có thu nhập trung bình thấp sang quốc gia có thu nhập trung bình, đòi hỏi những cải thiện về hiệu quả chi tiêu công và đầu tư nhiều hơn cho khu vực tư nhân. ADB cho biết sẽ khuyến khích cả hai vấn đề trên, cũng như giúp tăng qui mô đầu tư của khu vực tư nhân thông qua phương thức hợp tác công-tư, nhằm cải thiện hiệu quả và cung cấp dịch vụ cho người dân, đồng thời tăng cường tiếp cận kiến thức và công nghệ mới.
Để thực hiện các mục tiêu này, CPS đề xuất duy trì vốn vay của ADB vào khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Đồng thời, ADB cũng sẵn sàng tăng quy mô hỗ trợ của mình, nếu Chính phủ yêu cầu bổ sung thêm các nguồn lực.
Theo ADB, Việt Nam hiện nay đang thuộc nhóm quốc gia loại B, được tiếp cận với nguồn vốn vay OCR ưu đãi và vay thông thường. Khi Việt Nam được chuyển sang nhóm C theo kế hoạch thì sẽ được phân bổ nguồn vốn vay OCR thông thường tương đương bù cho nguồn vốn OCR ưu đãi đã ngừng được vay.
ADB đề xuất cho vay 4,3 tỷ USD trong giai đoạn 2017 – 2019 từ nguồn vốn vay OCR ưu đãi và OCR thông thường. Do số vốn hỗ trợ được đề xuất đã vượt số vốn phân bổ dự kiến nên ADB sẽ nỗ lực huy động thêm vốn từ nguồn đồng tài trợ và nguồn vốn OCR thông thường được dành cho chương trình hợp tác và hội nhập khu vực (nguồn vốn dự kiến trong giai đoạn 2017 – 2019 dành cho các dự án của Chính phủ là 2,9 tỷ USD, bao gồm 1,4 tỷ vốn vay OCR ưu đãi và 1,5 tỷ USD vốn vay OCR thông thường). ADB sẽ xây dựng các dự án với khu vực tư nhân trong quá trình CPS.
ADB sẽ không khoan nhượng với tham nhũng
Rút kinh nghiệm từ CPS lần trước, ông Eric Sidgwick cho biết, với CPS lần này ADB sẽ hoạt động có trọng tâm hơn nữa, số lượng dự án được thu gọn nhưng quy mô lớn hơn, từ đó tạo ra tác động lớn hơn, giá trị gia tăng nhiều hơn.
Một trong các ưu tiên thực hiện của ADB trong CPS giai đoạn tới là khuyến khích sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
ADB sẽ dành thêm nguồn lực hỗ trợ kinh tế để hỗ trợ cho các nỗ lực phát triển dự án và lập kế hoạch ngành ngay từ đầu. Khi Việt Nam tốt nghiệp quy chế vay theo ADF, sẽ cần phải lựa chọn một cách thận trọng mô hình cho vay.
Chính phủ cũng đã yêu cầu ADB tăng cường sử dụng cho vay chính sách để hỗ trợ các chương trình cải cách và đầu tư của Việt Nam. Để tăng cường hiệu quả thực hiện dự án và tránh gây quá tải cho các ban quản lý dự án của chính phủ, ADB sẽ hạn chế số lượng các dự án được tiến hành đồng thời một lúc, thay vào đó tập trung vào các can thiệp theo chương trình với quy mô lớn hơn.
Bên cạnh đó, ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB cũng cho biết, ADB đặc biệt coi trọng chống tham nhũng, không khoan nhượng với tham nhũng và đưa ra nhiều cơ chế nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro tham nhũng. Với các lĩnh vực có rủi ro cao về tham nhũng như đấu thầu, xây dựng… các nhân viên của ADB sẽ rà soát chặt chẽ mọi yêu cầu của dự án, phải đảm bảo mới được giải ngân.
“Chúng tôi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong thời gian qua, nên chúng tôi sẽ phòng ngừa chặt chẽ”, ông Aaron Batten nhấn mạnh.
Trong trường hợp có bằng chứng về tham nhũng, ADB sẽ có hướng dẫn rất nghiêm ngặt, công ty nào vi phạm sẽ đưa vào danh sách đen. ADB cũng đã phối hợp Ngân hàng Thế giới cấm một loạt các công ty không được tham gia đấu thầu do có phát hiện tham nhũng.
“Tiền cho dự án không phải của ADB mà là của các cổ đông, chúng tôi phải giải trình được, phải đảm bảo được mục tiêu dự án đề ra”, ông Aaron cho biết thêm./.
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bộ Công Thương nói gì về đề xuất tạm ngưng nhập khẩu xăng dầu
- ·Khai giảng 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất lươn giống bán nhân tạo
- ·Tặng quà cho học sinh xã Vĩnh Viễn A
- ·Hạt nhân tiêu biểu xây dựng văn hóa, con người Long An
- ·Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh mọi biện pháp để tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực
- ·Đối thoại với công dân huyện Long Mỹ
- ·Xây dựng nông thôn mới với mục tiêu: đường có hoa, nhà có số
- ·HĐND tỉnh giám sát công tác xử lý chất thải rắn tại thị xã Kiến Tường
- ·Sau giá xăng, đến lượt giá gas quay đầu giảm mạnh
- ·Thực hiện tốt quy chế phối hợp
- ·Thu hút vốn FDI
- ·Cần tiếp tục tăng cường học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm hay trong hoạt động công đoàn
- ·Nhiều nội dung cần đẩy mạnh tuyên truyền
- ·Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
- ·Bến Lức: Nhiều dự án còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng
- ·Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Vị tướng huyền thoại, văn võ song toàn
- ·Sẽ xây dựng công trình lưu niệm Trường Đảng miền Nam tại huyện Long Mỹ
- ·Cử tri bức xúc về vấn đề đất đai
- ·CPI tháng 01/2022 tăng 0,19%
- ·Đồng ý cho cơ quan thanh tra trích một phần tiền thu hồi qua thanh tra