【bồ đào nha hôm nay】Kỹ sư xây dựng bỏ việc lương cao về quê "tất tay" nuôi con ngủ nhiều, ăn ít
Kỹ sư xây dựng bỏ việc lương cao về quê "tất tay" nuôi con ngủ nhiều,ỹsưxâydựngbỏviệclươngcaovềquêquottấttayquotnuôiconngủnhiềuăníbồ đào nha hôm nay ăn ít
(Dân trí) - Chi phí thức ăn cho mỗi con chồn hương một ngày chỉ 3.000 đồng. Với 500 con giống chồn hương xuất bán ra thị trường, anh Vũ Văn Cử lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.
Kỹ sư bỏ việc lương 20 triệu đồng về quê nuôi chồn
Tốt nghiệp ngành kỹ sư xây dựng, anh Vũ Văn Cử (37 tuổi, trú xã Xuân Lam, Hưng Nguyên, Nghệ An) vào Quảng Ngãi làm việc với mức lương hơn 20 triệu đồng/tháng. Công việc đang thuận lợi, người đàn ông này trở về quê khởi nghiệp cùng 25 con chồn giống trong sự ngỡ ngàng của người thân.
"Trong quá trình làm việc ở Quảng Ngãi, tôi thấy nhiều hộ dân giàu nhờ nuôi chồn nên tò mò. Càng tìm hiểu, tôi thấy mô hình này có nhiều tiềm năng nên quyết định bỏ việc về quê nuôi chồn", anh Cử kể.
Toàn bộ số tiền tích lũy của gia đình trong nhiều năm được hơn 300 triệu đồng, anh Cử mang vào Bạc Liêu mua 25 con chồn hương giống. Thế nhưng, kế hoạch khởi nghiệp của anh không được gia đình ủng hộ bởi thời điểm đó không ai dám chắc anh sẽ thành công với con vật còn lạ ở địa phương.
Anh Vũ nghiên cứu, đọc thêm tài liệu, bắt tay vào xây dựng chuồng trại để chăn nuôi. Thấy rõ sự quyết tâm của anh, gia đình từng bước ủng hộ, hỗ trợ anh Cử trong quá trình chăm sóc đàn chồn giống.
Sau vài lần cải tiến chuồng trại, với kinh nghiệm của một kỹ sư xây dựng, anh Vũ đã tìm ra mô hình phù hợp với đặc tính nuôi nhốt của chồn hương. Chuồng trại phải đảm bảo đông ấm, hè mát, tránh ẩm thấp. Bên cạnh đó, mỗi độ tuổi của chồn phải được bố trí ở từng khu riêng biệt.
Chi phí đầu tư con giống cao nhưng chồn là loài dễ nuôi, ít bệnh tật. Chồn ngủ nhiều, ít vận động nên nhu cầu ăn không cao. Con dưới 4 tháng, ngày ăn 2 bữa cháo, từ tháng thứ 5 trở nên, mỗi ngày chỉ ăn một bát cháo và ăn dặm thêm chuối, mít.
Theo anh Cử, việc sử dụng đầu gà hoặc cá rô phi để nấu cháo vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của chồn, vừa giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi. Tính toán của anh Cử cho thấy, với chồn trưởng thành, mỗi ngày chỉ tiêu thụ khoảng 3.000 đồng thức ăn. Tuy nhiên, đường ruột của chồn khá yếu nên yêu cầu quan trọng nhất là quá trình chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh.
Chồn khá nhạy cảm với thời tiết và môi trường. Bên cạnh đảm bảo vệ sinh chuồng trại và thức ăn, anh Cử chú trọng công tác phòng bệnh cho chồn.
"Ông nội tôi là nhân viên thú y. Chính ông đã hướng dẫn tôi sử dụng một số vaccine phòng bệnh của chó, mèo để tiêm phòng cho chồn. Thực tế chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của các loại vaccine chó, mèo đối với chồn nhưng khi sử dụng, tôi thấy chồn ít nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường ruột", anh Cử tiết lộ.
Đến nay, sau 5 năm khởi nghiệp, người đàn ông này sở hữu 500 con chồn sinh sản.
Thu hơn 1 tỷ đồng từ bán chồn giống
Theo anh Cử, chồn từ 8 tháng tuổi trở lên là bắt đầu có khả năng sinh sản. Người nuôi cần chú ý quan sát để nắm bắt đúng thời điểm chồn cái động dục "muồi" để thả chồn đực vào. Việc giao phối đúng thời điểm sẽ tăng chất lượng thụ thai và số lượng con được sinh ra.
Mỗi năm chồn có 2 lứa sinh sản. Mỗi lần, chồn mẹ sẽ sinh 2-3 con.
Trong giai đoạn chồn mang thai và nuôi con nhỏ, cần được bổ sung thêm trứng hoặc trứng lộn để tăng cường chất dinh dưỡng. Thời điểm nuôi con, chồn mẹ nhạy cảm hơn với ngoại cảnh để bảo vệ đàn con của mình. Do vậy, công tác chăm sóc cả về dinh dưỡng, tâm sinh lý cho chồn được đặc biệt chú ý hơn.
Khi chồn con khoảng 2 tháng tuổi sẽ được tách mẹ và nuôi riêng. Sau 4 tháng, chồn giống đạt trọng lượng 3kg có thể xuất bán.
"Trung bình mỗi năm, trang trại của tôi xuất bán ra thị trường khoảng 500 con chồn giống, không đủ cung ứng cho khách hàng. Thị trường tiêu thụ chồn giống gồm cả trong tỉnh và nhiều tỉnh bạn, thậm chí khách ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng tìm vào tận nơi để mua. Trung bình mỗi cặp chồn giống có giá 13-14 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận từ bán chồn giống đạt trên 1 tỷ đồng/năm", anh Cử chia sẻ.
Ngoài việc cung cấp chồn giống, anh Cử sẵn sàng chia sẻ quy trình, kinh nghiệm chăm sóc, nuôi chồn cho khách.
Ngoài trang trại nuôi chồn giống ở xã Xuân Lam, anh Vũ Văn Cử xây dựng một trang trại nuôi chồn thương phẩm tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Thời điểm này, anh đã có 200 con chồn thương phẩm, sẵn sàng cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh, mức giá hiện tại 1,7-1,9 triệu đồng/kg.
Theo ông Phạm Hồng Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hưng Nguyên, nuôi chồn hương sinh sản là mô hình mới ở địa phương nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ tín hiệu vui này, Hội sẽ tổ chức hội viên đi tham quan các mô hình trong địa bàn, đồng thời đề xuất với huyện có chính sáchhỗ trợ về vốn vay và kỹ thuật cho các hộ nuôi chồn.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thắm tình đoàn kết thanh niên Long An và Campuchia
- ·Tăng sức đề kháng
- ·WHO khuyến cáo 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để tránh COVID
- ·Biết hàng trăm xét nghiệm ngay tại nhà chỉ với 10K
- ·Người hiếu thảo như nó ở đây hiếm lắm…
- ·Virus corona là chủng virus SARS sau nhiều năm biến đổi
- ·Cách phòng tránh virus corona để bảo vệ cả gia đình bạn
- ·Những ai tuyệt đối không tắm mùi già cuối năm
- ·Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
- ·Rửa tay phòng dịch: Rửa nước, dùng khô khi nào là đúng?
- ·Đơn ly hôn nộp đã 3 năm mà tòa chưa chịu xử
- ·Khó khăn “săn đuổi” dệt may
- ·1 người chết, 7 người nguy kịch sau khi ăn ốc biển
- ·Nha học đường 2019: giúp học sinh chủ động phòng bệnh răng miệng
- ·Thắc mắc về chế độ nghỉ phép năm
- ·TP.HCM kêu gọi các nghệ sĩ dự lễ hội có bệnh nhân số 17 khai báo y tế khẩn
- ·Hội nhập đặt ngành thép trước những thuận lợi và thách thức
- ·Tăng trưởng GDP quý III có thể đạt 6,14%
- ·Tập đoàn Masan xây dựng nền tảng tiêu dùng
- ·Vừa sạc vừa bấm điện thoại, thanh niên Cà Mau bị nổ nát bàn tay