【ket qua bong da mỹ】Tăng cường phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
Các xã,ăngcườngphngbệnhtrngiascgiacầket qua bong da mỹ thị trấn đang bước vào cao điểm triển khai Tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Qua đây, góp phần giảm thiểu rủi ro dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên gia súc, gia cầm ở thời điểm cuối năm.
Người dân tăng cường các biện phòng bệnh trên gia súc, gia cầm lúc giao mùa. (Ảnh tư liệu).
Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi
Tại Hậu Giang, phổ biến nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm nông hộ, truyền thống. Hình thức chăn nuôi này không chỉ góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm mà còn ổn định sinh kế cho nhiều gia đình ở khu vực nông thôn. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, những năm gần đây, đa phần hộ chăn nuôi đã quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Khâu phòng bệnh được áp dụng một cách bài bản, khoa học nhằm tăng hiệu quả bảo vệ đàn; thực hiện tốt yếu tố “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Ngoài công việc đồng áng, chăn nuôi heo giúp gia đình bà Ngô Thị Bảy, ở ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, có thêm nguồn thu nhập khá mỗi năm. Tận dụng khu đất nhỏ phía sau nhà, bà Bảy bơm đất lên rồi xây khu chuồng cao ráo. Chuồng trại nằm tách biệt và thiết kế sẵn chỗ để thức ăn, thuốc men cho heo. Hạn chế tối đa người lạ đến gần chuồng.
Bà Bảy chia sẻ: “Ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, sản xuất khó khăn, đàn heo béo tốt gần 20 con là cả một khối tài sản đối với tôi. Từng nhiều lần đối mặt với dịch bệnh xuất hiện nên tôi tích lũy được kinh nghiệm chăn nuôi. Tôi quan tâm nhiều tới chuyện tiêm vắc-xin phòng đủ bệnh, chế độ dinh dưỡng cho heo phù hợp và giữ chuồng trại thông thoáng”.
Theo các chuyên gia trên lĩnh vực chăn nuôi, thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi thường xuyên nên sức đề kháng của vật nuôi cũng bị ảnh hưởng, nguy cơ nhiễm bệnh trên gia súc, gia cầm cao. Vì vậy, các địa phương đang tăng cường khuyến cáo người dân về biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc tiêm vắc-xin đủ liều, đúng lịch giúp hạn chế đáng kể rủi ro trong chăn nuôi.
Bà Phan Thị Bì, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Đây là thời điểm phải cảnh giác hơn với dịch bệnh. Heo trong chuồng, tôi đã tiêm phòng đầy đủ. Mùa này thời tiết thay đổi thường xuyên, trở lạnh vào buổi tối nên tôi đã che chắn chuồng sớm, giữ ấm cho đàn vật nuôi để hạn chế tác động không tốt từ bên ngoài”.
Bên cạnh đó, hoạt động phun khử trùng, tiêu độc môi trường có vai trò quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi.
Chủ động công tác phòng bệnh
Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai cao điểm Tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên gia súc, gia cầm. Theo kế hoạch, UBND xã sẽ thành lập các đội vệ sinh và phun hóa chất tiêu độc khử trùng đối với khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình; các ổ dịch cũ, hố chôn gia súc, gia cầm mỗi tuần 1 lần, liên tục trong 4 tuần và thực hiện hàng ngày (trong 30 ngày) đối với các chợ buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm. Còn đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở ấp trứng, thu gom kinh doanh trứng gia cầm, chủ cơ sở tự trang bị vật tư, hóa chất, kinh phí, tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và thú y cơ sở.
Ông Hồ Văn Tùng, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đánh giá cao hiệu quả của việc tiêu độc khử trùng môi trường trong việc bảo vệ đàn vật nuôi. Ông cho rằng việc xịt khử khuẩn, rải vôi bột quanh khu vực nuôi nhốt hay những chỗ ẩm thấp giảm được nhiều rủi ro, nhất là trong mùa lạnh. Mấy năm nay, ngoài đợt phun khử trùng của cán bộ thú y xã, ông luôn mua dự trữ một chai hóa chất để dành phun chuồng trại, lối ra vào. Muốn phòng bệnh hiệu quả cho đàn gia cầm, chủ yếu là tiêm phòng và khử khuẩn thường xuyên, có như vậy mới an tâm chăn nuôi.
Theo thống kê từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, tính từ ngày 25-10 đến 12-11, các đội phun xịt ở địa phương đã tiến hành phun khử khuẩn khu vực chăn nuôi của gần 28.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ghi nhận từ các huyện, thị xã, một số khu vực thuộc vùng cách ly y tế phòng bệnh trên người nên các đội phun, xịt khử trùng môi trường chăn nuôi khó triển khai đúng tiến độ yêu cầu. Mặt khác, những khu vực vùng trũng, thủy triều còn cao nên việc phun tiêu độc khử khuẩn cũng phần nào gặp khó khăn.
Thông tin thêm về tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, 10 tháng qua, toàn tỉnh chỉ xảy ra 2 ổ bệnh trên gia súc, gia cầm đáng ghi nhận. Các ổ bệnh trên được khống chế kịp thời, nhanh chóng. Ngày 25-10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo ngành thú y tiến hành Tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng đợt 2 của năm 2021. Ngoài ra, việc tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm cũng được thực hiện thường xuyên để bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Bài, ảnh: KỲ ANH
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mê lãi suất cao, bị lừa đảo hàng trăm triệu đồng
- ·NA deputies call for consistency and feasibility of planning law
- ·Gov’t sets GDP goal
- ·Bank restructuring: NA weighs in on criminality exemption
- ·Cha mẹ bị lũ cuốn, con thơ 2 tuổi mếu máo đi tìm giữa đám tang
- ·NA discusses new airport, competition law
- ·State secret protection law discussed at NA meeting
- ·Inspectors slams Yên Bái official of ‘dishonest” asset declaration
- ·Lấy chồng Mỹ, muốn đăng ký kết hôn ở Việt Nam
- ·PM lauds Bulgarian envoy’s dedication
- ·Bạn đọc VietNamNet ủng hộ gần 500 triệu đồng cho bé Bích Chăm
- ·Việt Nam congratulates China on 19th Party Congress
- ·VN asks for fair treatment of ethnic Vietnamese in Cambodia
- ·PM lauds Bulgarian envoy’s dedication
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2021
- ·NA deputies call for consistency and feasibility of planning law
- ·Politburo chief urges HCM City to achieve stronger growth
- ·NA Chair visits top Lao leader
- ·Sai tháng sinh trong căn cước công dân phải làm sao?
- ·Deputy PM backs Belgian firms expanding investment in VN