【mu vs west ham hôm nay】Hàng giả trong kiện hàng nhỏ gây khó khăn cho cơ quan thực thi
Hải quan gặp nhiều khó khăn trong chống hàng giả Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN Siết quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử Kiểm soát hàng giả trên thương mại điện tử,ànggiảtrongkiệnhàngnhỏgâykhókhănchocơquanthựmu vs west ham hôm nay "lộ" nhiều vi phạm |
Công chức Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh (Cục Hải quan Hà Nội) giám sát hàng hóa qua máy soi, tháng 2/2023. Ảnh: Ngọc Linh |
Sự thật đang diễn ra
Hoạt động mua bán trên các sàn TMĐT, mạng xã hội cũng như qua các ứng dụng mua hàng trên thiết bị điện tử tăng mạnh trong những năm gần đây, trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ trên toàn thế giới. Chỉ cần ở nhà với chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng có thể mua đủ mọi sản phẩm hàng hóa, từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thiết bị đồ dùng gia đình đến đồ công nghệ, điện tử, sách, hoa, quà tặng, thực phẩm... Tuy nhiên, một số người mua sắm không may mắn đã mua phải hàng giả, vì các hình thức lừa đảo người tiêu dùng cũng ngày càng nhiều và phức tạp trên TMĐT.
Theo số liệu tại hội thảo phòng chống hàng giả khu vực ASEAN do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Dự án IP Key SEA – Dự án về SHTT do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ tổ chức ngày 7/11/2024, kết quả khảo sát của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) với 1.000 người tại mỗi quốc gia khu vực ASEAN cho thấy, có tới 88% người tiêu dùng đã nhìn thấy hàng giả trên thị trường. Bên cạnh đó, có tới 70% người tiêu dùng đã mua phải hàng giả. Đặc biệt cứ 4 người tiêu dùng thì có 1 người biết hàng đó không phải là hàng chính hãng.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer (Hoa Kỳ), Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới. Còn theo khảo sát của Dự án IP Key SEA, Việt Nam, được coi là một trong những nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Cụ thể, TMĐT của Việt Nam đã tăng từ 11 tỷ USD vào năm 2021 lên 16 tỷ USD vào năm 2023 và dự báo năm 2025 sẽ đạt 24 tỷ USD. Giá trị thị trường TMĐT Việt Nam được dự báo sẽ đạt 60 tỷ USD vào năm 2030, đứng thứ hai chỉ sau Indonesia (160 tỷ USD), ngang bằng Thái Lan và Philippines. Năm 2024, các nền tảng TMĐT lớn nhất Việt Nam dự kiến đạt doanh thu và doanh số bán hàng vượt 12,5 tỷ USD, đánh dấu mức tăng 35% so với năm 2023. |
Ông Anthony Manuguerra, Chuyên gia thực thi, Đài Quan sát châu Âu về vi phạm quyền SHTT (EUIPO) cho rằng, sàn TMĐT trở thành một trong những kênh buôn bán của hàng giả tại ASEAN do việc kiểm soát hàng hóa vi phạm SHTT qua biên giới chưa được hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển phức tạp của thương mại, live streaming và việc áp dụng AI/ thực tế ảo gây khó khăn trong việc xác định người bán hàng giả trực tuyến…
Ông Anthony Manuguerra nhấn mạnh, giao dịch qua sàn TMĐT chủ yếu là các kiện hàng nhỏ, được vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất, điều này đang là cơ hội cho hàng giả “giấu mình” để hoạt động xuyên biên giới. Qua các vụ việc được kiểm tra và thu giữ tại châu Âu, các cơ quan thực thi nhận ra rằng, những kiện hàng nhỏ mua bán trực tuyến và hàng biếu tặng của những người đi du lịch vận chuyển bằng phương thức chuyển phát nhanh đang là môi trường tiềm năng để hàng giả “núp bóng”.
Ngoài ra, những kẻ làm giả hàng hóa sử dụng chiến thuật chung trên nhiều nền tảng như: chương trình tiếp thị liên kết; sử dụng nền tảng TMĐT chéo để thu hút khách hàng; thường hoạt động ở những khu vực có Luật SHTT lỏng lẻo. Điều này tạo ra nhiều thách thức cho các DN chân chính bảo vệ thương hiệu và khiến cơ quan chức năng khó có thể hành động.
Hợp tác là chìa khóa phát hiện tốt hơn
Theo ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ, việc quản lý chất lượng hàng hóa bán trên các sàn TMĐT là bài toán đau đầu, cần phối hợp đồng bộ các cơ quan chức năng. Đáng chú ý, các cơ quan chức năng đang gặp một số khó khăn khi xử lý hàng nhái, hàng giả trong môi trường TMĐT.
Ví dụ, khó xác định chủ thể thực hiện hành vi. Cụ thể khi mua bán, khách hàng có thể thấy hiển thị địa chỉ của nơi bán, nhưng khi cơ quan có thẩm quyền đến địa chỉ đó thì trong hầu hết các trường hợp, nơi đó không phải là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh, hay còn gọi là địa chỉ “ma”.
Ông Ninoslav Babíc, Cố vấn cấp cao, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Cộng hòa Croatia cho biết, hàng hóa giao dịch trên các nền tảng TMĐT thường có sự khác biệt về giá. Ngoài ra, từ các vụ việc vi phạm SHTT được phát hiện đều chỉ ra, hàng trị giá thấp đóng trong các kiện hàng nhỏ giao dịch trên TMĐT đang chiếm tỷ trọng lớn.
Khi các mặt hàng vi phạm được phát hiện, cơ quan thực thi như: Cảnh sát, Hải quan lại không có thông tin đến từ các thị trường nguồn gốc của mặt hàng (vận đơn, số liệu vận chuyển, xuất xứ, đặc tính mặt hàng...) để đưa ra mức xử lý phù hợp. Đặc biệt, khi xác định là hàng giả thì vấn đề lưu kho và tổ chức tiêu hủy cũng khiến lực lượng thực thi “đau đầu”.
Bởi nhiều quốc gia quy định chi phí lưu kho và tiêu hủy thuộc về lực lượng thực thi phải chịu. Thậm chí đối với những sản phẩm do thời gian xử lý kéo dài hoặc phải bảo quản trong điều kiện tốt dẫn tới khoản chi phí lưu kho lớn đã gây khó cho cơ quan thực thi khi triển khai các hoạt động bắt giữ đối với các kiện hàng nhỏ.
Ông Fabrice Ferrono, Cố vấn SHTT khu vực ASEAN, đại diện INPI dịch vụ kinh tế và tài chính Pháp cho ASEAN- Đại sứ quán Pháp tại Singapore chia sẻ, cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới cũng đã cảnh báo. Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã thực hiện nhiều hoạt động để giải quyết việc bán sản phẩm giả trên mạng, bao gồm cả ở ASEAN.
Các Chính phủ ở ASEAN cũng đang tập hợp các bên liên quan để chống lại việc bán hàng giả trực tuyến. Kế hoạch hành động quyền SHTT giai đoạn 2016 - 2025 của ASEAN nhấn mạnh 2 vấn đề. Đầu tiên là việc tạo ra trao đổi thông tin để thực thi trực tuyến, dữ liệu là chìa khóa để chống lại những kẻ giả mạo. Nếu các chính phủ trong ASEAN chia sẻ dữ liệu quan trọng về mô hình vi phạm trực tuyến quyền SHTT, tội phạm không thể trốn tránh bằng cách chuyển hoạt động sang các nước khác trong khu vực.
Bên cạnh đó, chủ sở hữu thương hiệu có thể đóng góp vào việc trao đổi thông tin. Việc chia sẻ dữ liệu còn đảm bảo cung cấp thông tin chất lượng cao cho cơ quan Hải quan để có thể đánh giá toàn diện rủi ro vi phạm quyền SHTT.
Nội dung khác là việc tạo ra các hướng dẫn của ASEAN về thực thi trực tuyến. Các hướng dẫn sẽ giúp hài hòa cách tiếp cận chống hàng giả trực tuyến trên toàn khu vực. Một cách tiếp cận nhất quán của các nước ASEAN sẽ giúp chủ sở hữu thương hiệu và người tiêu dùng dễ dàng xác định hàng giả và báo cáo lạm dụng hơn.
Trong đó, khi các nước ASEAN áp dụng nhiều sáng kiến như Cơ chế một cửa ASEAN sẽ là cơ sở pháp lý cho một cơ sở dữ liệu trung tâm để ghi lại các đơn yêu cầu hành động hành quan và tạm giữ hàng hóa xâm phạm quyền SHTT cũng như sự trao đổi thông tin giữa các cơ quan Hải quan, ông Fabrice Ferrono nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chính phủ đồng ý mua 21,9 triệu liều vaccine COVID
- ·Giá viện phí mới: Nhiều địa phương đề nghị mức cao
- ·Hỗ trợ 400 phần quà cho bà con gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid
- ·2.509 hội viên nông dân Đồng Xoài vay vốn tiết kiệm
- ·Nước Mỹ dự kiến nới lỏng giới hạn khí thải ô tô
- ·Đời sống người lao động còn gặp nhiều khó khăn
- ·Dự thảo báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII
- ·ĐBSCL: Dịch bệnh diễn biến phức tạp
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp
- ·BIDV Cà Mau hỗ trợ gạo cho người nghèo ảnh hưởng dịch bệnh Covid
- ·Tháng Chạp, bàn về hoa tết vùng ven đô
- ·Giải mã trình tự gene người Việt
- ·Ông Tô Hoài Phương đắc cử Bí thư Huyện uỷ Năm Căn
- ·Dự án công viên văn hóa đã thu hút được nhà đầu tư
- ·Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An: Nộp ngân sách ước đạt 1.779 tỉ đồng
- ·Tết Âm lịch 2021: Người lao động được nghỉ 7 ngày
- ·Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 38% vào năm 2015
- ·BIDV Cà Mau tặng 2.000 bồn chứa nước cho đồng bào bị ảnh hưởng hạn hán
- ·Standard Chartered: Việt Nam tiếp tục là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế