【trận celtic】Hàng hiệu tiền triệu, chất “đểu”
Hàng nhái cũng có tem chống hàng giả
Chúng tôi quen Hưng qua giới sản xuất tem mác. Vẫn là “bài cũ” mua tem mác cho loạt hàng mỹ phẩm và nước hoa mua từ Trung Quốc,đểutrận celtic Hưng đồng ý hợp tác. Cũng như các cở sở làm tem khác, Hưng có nguyên tắc làm việc qua điện thoại đối với khách lần đầu hợp tác. Hưng tự giới thiệu có công ty ở Hoài Đức, Hà Nội. Hưng bật mí: “Mỹ phẩm, nước hoa là mặt hàng dễ làm nhái và khó phân biệt thật giả vào bậc nhất trên thị trường. Thậm chí mình cứ bảo với khách là hàng xách tay nên giá rẻ, nhiều khách ưng ngay vì so với giá bán của hàng chính hãng, hàng nhái rẻ hơn rất nhiều. Trên các sản phẩm này đều có dán tem với dòng chữ “tem chống hàng giả” hoặc “đảm bảo chính hãng”, nhưng những tem này chẳng có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm. Cứ viết thế, tạo tâm lý an tâm cho khách hàng thôi”.
Quả thật, số lượng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn tràn ngập thị trường. Hưng nói gọn lỏn: “Hàng nhái đầy ở các chợ!”. Rồi Hưng chỉ cho chúng tôi những địa điểm để “kiểm tra”. Ngay tại khu vực chợ Đồng Xuân, chợ Ngã Tư Sở, chợ Cầu Giấy…, các kệ hàng mỹ phẩm vẫn tràn ngập các loại hàng mang nhãn hiệu nổi tiếng như Clinique (Mỹ), Shisedo (Nhật Bản), O Hui (Hàn Quốc), L’Oreal (Pháp)... So với giá bán của hàng chính hãng, hàng ở các chợ này rẻ hơn rất nhiều.
Một thỏi son Shisedo đầy đủ tem nhãn chỉ có giá khoảng 30.000 – 40.000 đồng, trong khi hàng chính hãng có giá từ 600.000 – 1 triệu đồng/thỏi. Hộp phấn O Hui, L’Oreal, Mac ở các chợ chỉ có giá 80.000 – 100.000 đồng/hộp trong khi hàng chính hãng từ vài trăm đến hơn 1 triệu/hộp. Đáng nói là, trên các sản phẩm này đều có dán tem với dòng chữ “tem chống hàng giả” hoặc “đảm bảo chính hãng”. Nhưng nếu để ý, người tiêu dùng có thể phát hiện trên loại tem này không ghi xuất xứ, tên nhà sản xuất mà chỉ có tên nhà nhập khẩu là một công ty nào đó. Hàng không đề hạn sử dụng được người bán nhiệt tình giới thiệu là “hàng mới về”.
Hưng tiết lộ, trong những “đối tác” mà mình nhận làm tem, riêng mặt hàng mỹ phẩm thì 90% có xuất xứ từ Trung Quốc. Thủ đoạn hoạt động là hình thành các nhóm, các hộ tiêu thụ ở chợ đầu mối gọi điện thẳng sang Trung Quốc đặt hàng. Đường dây vận chuyển hợp pháp hóa qua biên giới thông qua một số công ty “ma” tại các tỉnh biên giới hoặc xách tay qua cửa khẩu nhỏ lẻ. Sau đó, hàng được vận chuyển về Hà Nội và các tỉnh, thành theo đường sắt hoặc đường chuyển phát nhanh. Ngoài mỹ phẩm, “nóng” nhất là nhóm hàng mũ bảo hiểm, rượu và thực phẩm chức năng.
Hàng dán tem giả cũng ngập mạng
Không chỉ tem nhãn giả gắn trên vì hàng giả bày bán ở các chợ, trung tâm thương mại mà lên mạng internet thực trạng này cũng đầy rẫy. Chúng tôi lên mạng tìm hỏi mua nước hoa, rất nhiều đơn vị rao bán nước hoa có thương hiệu nổi tiếng thế giới với giá… rẻ giật mình, chỉ từ 250.000 đồng đến hơn triệu đồng/chai 50ml. Chúng tôi hỏi vì sao có giá thấp so với giá niêm yết thì được trả lời rằng, giá rẻ bởi không mất tiền thuê cửa hàng, nhân công.
Một số địa chỉ khác cũng chào giá khá “mềm” cho những nhãn hàng đều ghi xuất xứ từ Pháp, Ý, Anh… với giá chỉ từ 100.000 - 250.000 đồng/lọ nước hoa 30-50ml và bao bì nhãn mác y như thật. Thực tế sở dĩ có giá như vậy là hàng nhái… được nhập từ Singapore hay Trung Quốc.
Cùng một lọ nước hoa Gucci với mẫu mã, bao bì, kiểu dáng giống hệt nhau nhưng nếu tìm mua tại kệ của các trung tâm thương mại hoặc các cửa hàng thời trang cao cấp thì có giá hơn 2 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu được bán ở shop online thì giá của nó chỉ giao động từ 800.000- 1.000.000 đồng/lọ.
Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy, nước hoa cao cấp được bán ở các quầy hàng trong các trung tâm thương mại tên tuổi thường có giá cao gấp đôi, thậm chí gấp nhiều lần so với các nơi khác. Theo chị Nguyễn Thị Xuân, nhân viên bán hàng tại một Trung tâm thương mại ở Hà Nội: “Cùng một loại sản phẩm nhưng đôi khi chỉ khác nhau một chi tiết rất nhỏ như: ký hiệu, màu nước hoa, màu sắc in trên lọ… thì hai sản phẩm đó đã không phải “cùng một lò”. Chưa nói ai tốt ai xấu nhưng rõ ràng là giá khác nhau rồi”. Còn đối với hầu hết người mua hàng, đa phần đều cảm thấy hài lòng và chấp nhận mua hàng giả vì giá của nó “chấp nhận được” và vô tình tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái lộng hành.
Hưng cho biết, mỹ phẩm “nhái” giá rẻ bán ở chợ còn “nhân đạo”, một số mỹ phẩm nhái còn trà trộn bày bán theo các đợt “siêu khuyến mãi” và “siêu giảm giá” để lừa khách mới là… dã man. Đại lý tung ra nhiều băng rôn “hoành tráng” quảng cáo về những đợt khuyến mãi đặc biệt của hãng, son phấn, kem dưỡng da giảm giá tới 50%. Nhiều người mua đổ xô vào những đợt “siêu hạ giá” vì ham rẻ. Thực tế, chẳng có hãng mỹ phẩm nào “siêu giảm giá” với tốc độ thường xuyên và chóng mặt như vậy. |
Theo GDXH
(责任编辑:La liga)
- ·Chặn đứng hành vi kinh doanh mỡ động vật mốc xanh, bốc mùi hôi thối
- ·Học sinh Hà Nội đội mưa đến trường thi môn Toán
- ·Bình chữa cháy mini cho ô tô: loại nào, đặt ở đâu, cách sử dụng
- ·Người Việt mua hơn 32.000 ô tô trong tháng 3/2019
- ·Thủ phạm không ngờ tới gây ô nhiễm không khí trong văn phòng
- ·Loạn giá thị trường cho thuê xe tự lái dịp nghỉ lễ
- ·Dễ mất mạng nếu tài xế bỏ qua những lưu ý đặc biệt này khi lái xe ô tô vào ban đêm
- ·Đâm vào xe đầu kéo, tài xế thoát chết thần kỳ trong chiếc xe nát bét
- ·Đang dùng thuốc hạ mỡ máu, huyết áp mà hoạt động mạnh có thể suy thận, tai biến
- ·Ô tô, xe máy Honda rủ nhau tụt dốc sau Tết
- ·Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vận hành hiệu quả 'bánh xe' logistics
- ·Thị trường xe 'hot': Xáo trộn vị trí, doanh số ảm đạm
- ·Giống Phúc XO, CLB chơi mô tô bị tích thu loạt siêu xe, mô tô mạ vàng
- ·Audi Q7 2.0L giá từ 3 tỷ đồng
- ·Bộ Thương mại Hoa Kỳ: Đa phần doanh nghiệp Việt không bán phá giá lốp xe
- ·Nữ đại gia gắn 2 triệu viên pha lê cho Lamborghini Aventador SV
- ·Đấu giá xe Rolls
- ·Mẫu xe Trung Quốc có giá chỉ bằng một nửa Toyota Innova
- ·Tránh tuyệt đối dùng thuốc kháng histamin an thần cho trẻ em
- ·Cận cảnh môtô BMW giá gần bằng Hyundai Sonata