【bảng xếp hang c2】Đám giỗ vùng quê
(CMO) Tờ mờ sáng, mưa rả rích hoà theo tiếng dế réo rắt bên tai, tôi nhỏm người dậy đã thấy mẹ khăn gói chỉnh tề nên vội hỏi: “Mẹ đi đâu đó?”. Thì ra, mẹ tôi đi gói bánh để chuẩn bị đám giỗ ông cố. Ấy vậy mà tôi lại quên mất ngày đặc biệt này.
Gói bánh ú, bánh tét, bánh ít là tục lệ không thể thiếu ở quê trong những dịp đám giỗ. Trước đó mấy ngày, ông nội tôi đã đi chặt lá chuối sau vườn. Còn bà nội thì tướt lá chuối thành từng miếng rồi lau sạch, xếp chồng lên nhau một cách thật ngăn nắp.
Không khí đầm ấm đám giỗ quê. |
Bà nội có gần chục người con dâu, kể cả mẹ tôi. Mấy thím, mấy bác, mỗi người một khâu. Người thì trút đậu xanh, người thì nhào nhân đậu, còn lại thi nhau gói bánh. Trên bộ ván ngựa dài ngoằng cũ kỹ, mọi người quây quần bên nhau. Tiếng nói cười rôm rả khi kể cho nhau nghe những câu chuyện phiếm, chuyện tiếu lâm. Một góc khác, tụi nhỏ chăm chú nghe bà nội kể về câu chuyện xa xưa và nhắc lại chuyện công đức, nết tốt của ông bà, người đã mất. Qua mỗi câu chuyện kể, bà thường gởi gắm thông điệp sống cho các cháu nhỏ.
Buổi chiều cúng tiên thường, ngày hôm sau mới là chánh giỗ nhưng không khí đã diễn ra rất rôm rã. Đấng nam nhi thì chọn việc như giết mổ gà, lợn, vịt. Còn phụ nữ thì nấu nướng, cắt tỉa rau củ…Tôi thích nhất là món lẩu ngọt thập cẩm mà đám giỗ nào bà nội cũng nấu. Trong nồi lẩu ấy, được trang trí bông hoa đẹp mắt bằng cà rốt, ớt, hành lá… và nhiều loại chả cá, lòng vịt, thịt heo, tôm… Dẫu bây giờ, tôi có đi dự tiệc nhiều nơi, được thưởng thức các món ăn khác nhau nhưng cũng không thể nào quên được mùi vị của nồi lẩu bà nấu.
Hôm cúng tiên thường, người thân xúm xít cùng nhau ăn uống, chuyện trò, những người ở xa đến thì ngủ lại để chờ đến sáng mai cúng chính. Đêm đó là dịp những người thân quyến lâu ngày gặp lại, kể cho nhau nghe chuyện đã xảy ra với mình. Theo tục lệ ngày xưa, cúng giỗ thường cúng đến đời ông bà sơ trở xuống ông bà cố, ông bà nội và cha mẹ. Đám giỗ tổ tiên không chỉ là dịp để con cháu thể hiện đạo hiếu, hướng về nguồn cội mà đó còn là dịp để thắt chặt tình làng, nghĩa xóm và giúp chúng ta hiểu hơn về bản sắc văn hoá dân tộc. Đến đám giỗ, chòm xóm chủ yếu góp công, góp sức, chớ phong tục quê tôi thì không nhận tiền cúng hay quà cáp. Người ta gọi nôm na là “làm vần công”… Vậy mà, sau khi về, chủ nhà lại không quên dúi vào tay người bà con xa bọc ni lông đựng ít bánh trái. Với chòm xóm chung quanh thì gia chủ cũng không quên chia sớt chút đồ ăn còn lại cho những ai đã góp công phụ giúp trong đám giỗ.
Mấy năm là sinh viên xa nhà, tôi nhớ da diết cái mùi vị nồi lẩu bà nấu và không khí đầm ấm của đám giỗ quê. Nhưng giờ đây, có lẽ may mắn hơn nhiều người vì mỗi dịp dòng tộc có đám giỗ tổ tiên, tôi đều có mặt để tham dự và thấm nhuần phong tục, lễ nghi, nét văn hoá này./.
Trầm Ngọc
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mẹ điếc, bố mù chữ xin cứu hai con bệnh nặng
- ·Lưu ý quan trọng khi sang tên sổ đỏ theo quy định mới nhất 2021
- ·Những người Sài thành rời phố đi tìm bình yên
- ·Chủ đầu tư không có năng lực vẫn ‘xí đất’, Bình Thuận chấm dứt hoạt động loạt dự án
- ·ĐÍCH ĐOẠT CÚP KHÔNG CÒN XA NỮA
- ·Căn hộ cao cấp
- ·Thiết kế không gian mở, tận dụng tối đa ánh sáng trong ngôi nhà 345m2
- ·Chủ ngã ngửa bị hàng xóm đòi 5 tỷ vì phạm ranh giới đất
- ·Bị cột điện đè cụt chân, bé trai 5 tuổi nguy cơ bị hoại tử
- ·Công ty CP Poliland bị cấm thầu 3 năm tại Viện KH
- ·Sắp ra tù lại phạm thêm tội đánh người
- ·Năng lượng xanh tích cực tại khu đô thị Anlac Green Symphony
- ·Dừng các hoạt động xây dựng quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia
- ·Căn hộ biển thu hút giới đầu tư
- ·Anh Nam xuất viện: Việc đầu tiên tôi sẽ qua thăm con
- ·Hướng giải quyết các trường hợp 'tắc' giấy phép xây dựng nhà ở
- ·Top 8 cây trồng cho nhà nhỏ, có tác dụng thải độc thần kỳ
- ·Thưởng lãm vẻ đẹp biệt thự mẫu đảo Phượng Hoàng bằng đường sông
- ·Con dâu đáo để, mẹ chồng chỉ biết ôm đầu bực mình
- ·Tháp 72 tầng rung lắc Trung Quốc cấm xây nhà chọc trời