【xem trực tiếp ngoại hạng anh】Về Cao Bằng trải nghiệm thu hoạch sáp ong khoái ở Hoài Khao
VHO - Với những giá trị văn hóa độc đáo riêng có,ềCaoBằngtrảinghiệmthuhoạchsápongkhoáiởHoàxem trực tiếp ngoại hạng anh Hoài Khao đang là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách gần xa trong hành trình khám phá trải nghiệm văn hóa độc đáo của miền Non nước Cao Bằng.
Xóm Hoài Khao thuộc xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng có 34 hộ đều là đồng bào dân tộc Dao Tiền. Nơi đây còn giữ được những cánh rừng nguyên sinh, được thiên nhiên ban tặng những tổ ong khoái (ong đá) tự nhiên trong rừng sâu đã gắn liền với người dân Hoài Khao hàng trăm năm nay.
Xóm Hoài Khao có khí hậu trong lành, những cánh rừng nguyên sinh là nơi ong khoái làm tổ.
Ong ở Hoài Khao là loài ong di cư theo mùa, mùa xuân ấm áp, ong về trên các hang đá trong rừng làm tổ, mùa thu ong bay đi. Xóm có 2 khu ong khoái về làm tổ là Chán Vềnh và Tà Lạc, mỗi khu có khoảng 30 tổ. Ong khoái làm tổ cheo leo trên những vách đá trong rừng ở độ cao khoảng 20m - 30m so với mặt đất.
Điều đặc biệt chỉ có ở Hoài Khao, người dân nơi đây không khai thác mật ong khoái như những địa phương khác, mà chỉ khai thác sáp ong. Khi ong đang làm mật, người dân luôn bảo vệ.
Khi hết mùa mật, đàn ong bay đi, người dân tổ chức thu hoạch sáp ong. Sáp ong là nguyên liệu chính để in hoa văn trên trang phục của người phụ nữ Dao Tiền.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền độc đáo với màu sắc chủ đạo là sắc chàm và màu trắng. Điều tạo nên nét đặc sắc cho váy áo của người Dao là họa tiết hoa văn trang trí dựa trên sự kết hợp nghệ thuật in sáp ong với cắt may, thêu và nhuộm chàm. Độc đáo nhất là nghệ thuật in sáp ong.
Phụ nữ Dao Tiền đem sáp ong tan chảy, lọc bỏ tạp chất, sau đó dùng các dụng cụ chấm vào sáp ong rồi in hoa văn lên mặt vải. Khi sáp ong khô thì đem nhuộm chàm nhiều lần (khoảng 10-15 lần), ngày đem phơi nắng, đêm nhuộm chàm.
Sau khi nhuộm được màu chàm như ý, tấm vải sẽ được nhúng vào nước sôi, lúc này sáp ong bị nóng sẽ tan ra và hiện lên các hoa văn trên nền chàm. Sự cầu kỳ, khéo léo, tỉ mỉ trong việc in hoa văn sáp ong của người Dao Tiền đã tạo ra bộ trang phục như một tác phẩm nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ.
Ngày nay trong xu thế hội nhập, thời trang đó có mặt khắp các bản làng xa xôi hẻo lánh nhưng người Dao Tiền vẫn mặc những bộ trang phục truyền thống của mình trong lao động và sản xuất. Coi đó là báu vật thiêng liêng của tổ tiên, dòng họ lưu truyền để lại.
Đến với Hoài Khao, du khách được tham gia trải nghiệm một số công đoạn của quá trình dệt vải, in hoa văn sáp ong, thêu thùa, nghề chạm bạc, thuốc y học cổ truyền của người Dao...
Với những giá trị văn hóa độc đáo riêng có, Hoài Khao đang là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách gần xa trong hành trình khám phá trải nghiệm văn hóa độc đáo của miền Non nước Cao Bằng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·TKV ủng hộ 11,5 tỷ đồng chống dịch Covid
- ·“Thời điểm vàng” của ngành hàng lúa gạo
- ·Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng
- ·Tôm Cà Mau – Tự hào thương hiệu Việt
- ·Thương mẹ già sức yếu còng lưng nuôi hai con tâm thần ngay giữa đất thủ đô
- ·Xóa nỗi lo tiền điện tăng cao
- ·Hậu Giang nâng dự báo cháy rừng lên cấp cao từ ngày 15
- ·Hỏa Tiến tăng tốc về đích nông thôn mới kiểu mẫu
- ·Cô bé mắc bệnh hiểm nghèo và ước mơ cây đàn cũ
- ·Nhiều giải pháp xử lý rác thải nông nghiệp
- ·Cháu biết được mổ nó mừng lắm
- ·Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh
- ·Vé máy bay dịp 30/4 đắt đỏ và khan hiếm
- ·Khơi thông tín dụng đầu năm
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ tháng 9/2014 (lần 1)
- ·Nuôi cá trên ruộng năng suất đạt 2 tấn/ha
- ·Nuôi cá tai tượng có lợi nhuận cao
- ·Huyện Phụng Hiệp: Diện tích trồng dưa hấu để chưng giảm mạnh
- ·Em chồng xấu tính, tôi chỉ muốn được ở riêng
- ·Phát triển mô hình kinh tế hiệu quả